Business development là gì – Đóng vai trò gì đối với các doanh nghiệp. Business development là một trong những công việc liên quan đến Marketing tại doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của các nhân viên Business development chính là phát triển chiến lược kinh doanh. Vậy cụ thể nhân viên Business development và Sales khác nhau ở điểm nào? Cùng tìm câu trả lời cho thắc mắc trên thông qua nội dung bài viết sau đây.
1. Business development là gì?
Business development là gì – Business development là công việc liên quan đến Sales và Marketing. Theo nghĩa tiếng Việt Business development là phát triển kinh doanh. Công việc chính của các nhân viên tại vị trí này là tạo mối quan hệ dài hạn giữa các đối tác khách hàng. Các nhân viên đảm nhận công việc này chính là những người xây dựng và đưa ra chiến lược lâu dài như phát triển các mối quan hệ nằm trong định hướng của doanh nghiệp. Vị trí Business development manager trong các doanh nghiệp thường được coi trọng và được trả một mức lương tương đối cao.
Mục đích của Business development là gì – Phát triển chiến lược kinh doanh dựa trên các ý tưởng khả thi và mục tiêu được doanh nghiệp định hướng nhằm mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhân viên đảm nhận vị trí Business development có nhiệm vụ thuyết phục khách hàng tìm hiểu, mua và dùng thử sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp, bằng cách đưa ra các tư vấn và kỹ năng tốt nhất dành cho khách hàng. Nhân viên Business Development cần có năng lực chuyên môn, trình độ cũng như các kỹ năng và sự kiên nhẫn mới có thể đảm nhiệm và hoàn thành tốt công việc được giao.
- Tải miễn phí bộ Tài liệu chọn lọc: Từ ý tưởng, lập kế hoạch kinh doanh đến Quản trị và Điều hành Doanh nghiệp
Nhân viên phát triển kinh doanh – Business Development là gì?
Nhân viên phát triển kinh doanh là một trong những vị trí thuộc mảng phát triển kinh doanh – Business Development tại các doanh nghiệp. Các nhân viên đảm nhận vị trí này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển các chiến lược kinh doanh và tiếp cận khách hàng. Business Development Representative được xem là cầu nối giữa bộ phận Sales và Marketing của doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của các Biz Dev là tiếp cận khách hàng tiềm năng và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ, giải pháp mà doanh nghiệp đang cung cấp. Khách hàng chủ yếu của Biz Dev chính là các doanh nghiệp như doanh nghiệp SME hoặc các startups.
Công việc của Business development là gì?
Về cơ bản công việc của một nhân viên Business development là kết nối giữa hai bộ phận Sales và Marketing. Công việc và nhiệm vụ chính của các Biz Dev bao gồm:
- Tiếp nhận danh sách các khách hàng tiềm năng được thu thập và tổng hợp từ các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Tiến hành sàng lọc các khách hàng tiềm năng nhất và gửi lại danh sách ấy cho bộ phận Sales.
- Gửi mail hoặc gọi điện cho khách hàng tiềm năng (phần lớn là các doanh nghiệp) nhằm giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cũng như doanh nghiệp mà mình đang làm việc.
- Xác định nhu cầu của khách hàng thông qua quá trình tiếp xúc gián tiếp như gọi điện, gửi mail. Sau đó chọn ra các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp phù hợp để giới thiệu đến khách hàng.
- Sắp xếp các buổi gặp mặt giữa khách hàng và các nhân viên tại bộ phận Sales như nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng
- Update những sản phẩm, dịch vụ, giải pháp mới của doanh nghiệp
- Báo cáo tiến độ và kết quả công việc cho quản lý theo định kỳ
Yêu cầu đối với nhân viên Business development là gì?
Để trở thành một nhân viên Business development tại các doanh nghiệp bạn phải đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kỹ năng. Tùy thuộc vào quy trình tuyển dụng mà các doanh nghiệp có thể đưa ra các yêu cầu cụ thể đến các ứng viên. Tuy nhiên về cơ bản các ứng viên phải đáp ứng một số yêu cầu phổ biến sau đây:
- Tốt nghiệp hệ Đại học các ngành như: Quản trị kinh doanh, Marketing, hoặc các ngành khác tương tự
- Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí nhân viên phát triển kinh doanh, nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing hoặc các vị trí tương đương
- Sử dụng thành thạo các kỹ thuật bán hàng, chăm sóc khách hàng
- Đạt thành tích tốt ở các vị trí làm việc trước đó
- Sử dụng tốt các loại phần mềm CRM. Thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng, Microsoft Excel
- Có kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục, nắm bắt tâm lý khách hàng
- Có khả năng chịu được áp lực từ công việc, có tính kiên nhẫn trong việc chăm sóc khách hàng
- Am hiểu các chỉ số đo lường trong kinh doanh
- Nhanh nhạy và linh hoạt trong xử lý tình huống và tiếp cận khách hàng
- Một số doanh nghiệp sẽ yêu cầu kỹ năng về tiếng anh văn phòng
Mức lương của nhân viên Business development
Ngoài Business development là gì điều mà các ứng viên quan tâm nhất là mức lương hay thu nhập mà mình nhận được khi làm công việc này. Mức lương trung bình của nhân viên Business Development Representative khá cao, rơi vào khoảng 11.000.000 đ cho đến 20.000.000 đ/tháng. Với mức lương trung bình lên đến 15 triệu đồng này, công việc nhân viên phát triển kinh doanh được nhiều bạn trẻ yêu thích.
>>> Xem thêm bài viết: Chốt Sales Thần Tốc Với 10 Kỹ Năng Đàm Phán Thương Lượng “Đỉnh” Nhất
2.Sự khác nhau giữa Sales và Business development là gì?
Sự khác nhau giữa Sales và Business development là gì – Về cơ bản Sales và Business development đều là các vị trí liên quan đến tiếp cận khách hàng và phát triển kinh doanh. Tuy nhiên hai hai vị trí này lại có nhiều khác nhau về công việc như sau:
Sales nói về sản phẩm
Công việc của các nhân viên Sales thiên về việc giao dịch với khách hàng. Công việc chính của các Sales là thực hiện hoạt động trước và sau các giao dịch với khách hàng. Kết quả công việc của Sales có thể đo lường ngay lập tức, thể hiện trong thời gian ngắn hạn. Cụ thể, ngay khi bán được 1 sản phẩm hay dịch vụ, sales có thể đo lường được lợi nhuận là bao nhiêu. Mục tiêu chính của Sale là tăng doanh thu thông qua bán sản phẩm. Sự ổn định về doanh thu là không chắc chắn và chi phí bỏ ra có thể sẽ thấp hơn lợi nhuận thu vào.
Nhân viên Sales sở hữu các tính cách nổi bật như: Không bị ảnh hưởng bởi những mục tiêu lớn của tổ chức, có tham vọng cao trong thời gian ngắn, doanh số là động lực chính. Nói tóm lại Sales chính là người đi bán những sản phẩm/ dịch vụ, giải pháp có sẵn. Công việc chính của dân Sales là thuyết phục khách hàng mua sản phẩm và đạt được doanh số, thu về lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Tham khảo thêm: Giới thiệu và Đánh giá 5 phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả, trực quan
Trong khi đó, Business development nói về công nghệ
Trong bối cảnh công nghệ ngày nay, công việc cần làm của Business development là gì:
- Tiếp cận thị trường với tư duy khám phá và học hỏi để nắm bắt và phát hiện ra những thách thức có thể được giải quyết bằng khả năng công nghệ của công ty
- Tạo nhận thức với những người mua tiềm năng về công nghệ của bạn và ý nghĩa của nó đối với họ. Ở giai đoạn này, bạn thường trải qua các giai đoạn thử nghiệm và phát triển.
- Làm việc cùng với R & D để phát triển một giải pháp phù hợp giải quyết các vấn đề
- Sau khi doanh số bán hàng được thiết lập, hãy tương tác với bộ phận bán hàng và marketing để thiết lập các kênh bán hàng phù hợp (bán hàng nội bộ, nhà phân phối, đại lý thương mại,…), tinh chỉnh thông điệp tiếp thị đến (các) thị trường mục tiêu,…
Theo hành trình của Người mua: Điểm dừng của Business Development là điểm bắt đầu của Sales
Có thể thấy, hành trình của người mua được xác định như sau:
- Trong giai đoạn Nhận thức, người mua xác định mong muốn của mình. Họ cũng quyết định xem mong muốn đó có nên được ưu tiên và giải quyết hay không.
- Trong giai đoạn Cân nhắc, người mua đã xác định rõ mong muốn của mình và quyết định sẽ giải quyết mong muốn đó. Họ đánh giá các phương án khác nhau để giải quyết mong muốn của mình. Đây là lúc người mua tìm hiểu thông tin và lựa chọn sản phẩm của nhiều thương hiệu khác nhau.
- Trong giai đoạn Quyết định, người mua đã quyết định loại giải pháp. Ví dụ: họ đã có thông tin của 5 sản phẩm cụ thể và sau đó quyết định lựa chọn 1 sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ.
Vậy công việc của Business Development là gì trong quy trình mua hàng đó. Business Development nên tập trung vào người mua trong giai đoạn nhận thức và cân nhắc và tương tác chặt chẽ với R & D. Đồng thời, Business Development đẩy mạnh tiếp thị và bán hàng để đảm bảo sự phát triển và thương mại hóa sản phẩm phù hợp.
Trong khi đó, Sales tập trung vào việc tiếp cận những người mua tiềm năng đã ở giai đoạn quyết định và tư vấn để khiến họ lựa chọn giải pháp của công ty bạn.
Tạm kết, Business Development là người theo đuổi kế hoạch phát triển kinh doanh dài hạn, với mục tiêu xây dựng bền vững với khách hàng. Hy vọng, bài viết đã giải đáp hoàn toàn thắc mắc “Business Development là gì”. Từ đó, các Nhà lãnh đạo có thể lên chiến lược phát triển nhân sự và tìm kiếm nhân tài cho doanh nghiệp mình.
- Xem thêm bài viết: 12 cách chốt sales hiệu quả – Bí quyết thống lĩnh thị trường B2B
- Bạn đã biết Hiệu ứng chim mồi trong Kinh doanh – Bán hàng?
Hỗ trợ theo dõi hoạt động tiếp thị và bán hàng, Nhà Quản lý và Business development manager tham khảo thêm Giải pháp Tự động hóa thu thập và xử lý lead. Đừng quên Đăng ký tư vấn hoặc liên hệ Hotline 098-308-9715 để được thông tin chi tiết và Demo Free về giải pháp.