Zalo Youtube Phone

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong marketing thời kỳ công nghệ 4.0

Tháp nhu cầu Maslow thể hiện những nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao của con người. Từ tháp nhu cầu này, người ta có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống cũng như kinh doanh. Trong đó các ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong marketing thời kỳ công nghệ 4.0 được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. 

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow được đặt theo tên nhà tâm lý học Abraham Maslow, đây là mô hình về tâm lý và động cơ của con người. Mô hình này được nghiên cứu và phát triển từ những năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivation. Theo Abraham Maslow, con người có 5 cấp độ nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao. Tháp nhu cầu có 5 tầng, mỗi tầng của tháp phản ánh một mức độ nhu cầu và mong muốn từ đơn giản đến phức tạp của con người. 

 Tháp nhu cầu Maslow là gì?
Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Kim tự tháp Maslow được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống và kinh doanh như: Quân sự, tài chính, quản lý nhân sự, quản trị kinh doanh,… Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong marketing, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong những năm gần đây. Mô hình Maslow, lý giải các hành vi và nhu cầu của con người mà ngay chính họ cũng không ý thức được điều đó.

5 thang bậc nhu cầu Maslow

1. Nhu cầu sinh lý

Nhu cầu đầu tiên của tháp Maslow chính là Sinh lý. Đây là nhu cầu cơ bản nhất của con người, bao gồm những đòi hỏi về thể chất, cho sự sống hay khả năng tồn tại của con người. Nếu những nhu cầu cơ bản này không được đáp ứng, con người không thể duy trì sự sống. Nhu cầu sinh lý bao gồm các yếu tố như: Không khí, thực phẩm, ngủ, nghỉ ngơi, được giữ ấm,… và tình dục. Sinh lý được xem là tầng nhu cầu đơn giản nhưng đóng vai trò quan trọng nhất, cần được đáp ứng trước tiên.

2. Nhu cầu được an toàn

Sau khi thỏa mãn được nhu cầu sinh lý, được sống, con người có nhu cầu đảm bảo sự an toàn của bản thân. Những nhu cầu này bao gồm được an toàn về sức khỏe, thể chất, tinh thần, an ninh tài chính, an toàn cho gia đình, an toàn về việc làm,…

3. Nhu cầu xã hội

Nhu cầu xã hội được hiểu là mong muốn được giao tiếp, hòa đồng và giao lưu tình cảm. Nhu cầu này được hình thành và phát sinh sau khi con người đã được đáp ứng nhu cầu về sinh lý và an toàn. Theo thuyết nhu cầu của Maslow, con người muốn được hòa nhập cộng động, muốn có những người bạn, lập gia đình, muốn được yêu và được hạnh phúc. 

5 bậc thang trong tháp nhu cầu cảu Maslow
5 bậc thang trong tháp nhu cầu cảu Maslow

4. Nhu cầu được kính trọng

Giống như mong muốn nhận được sự yêu thương, con người có nhu cầu nhận được sự tôn trọng từ người khác. Nhu cầu này được thực hiện thông qua mong muốn nhận được sự tôn trọng của người khác, cũng như cảm giác bản thân cần có lòng tự trọng sức mạnh, năng lực, tự tin, sự thành thạo, độc lập và tự do.

5. Nhu cầu được thể hiện bản thân

Nhu cầu cuối cùng của con người chính là được thể hiện bản thân. Sau khi đáp ứng hết tất cả các nhu cầu trước đó, chúng ta bắt đầu tập trung vào việc nhận ra tiềm năng của mình. Cụ thể con người mong muốn được người khác công nhận, muốn đạt được thành tựu trong lĩnh vực của mình và không ngừng hoàn thiện bản thân.

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing

Ứng dụng tháp nhu cầu của Maslow vô cùng đa dạng và mang đến nhiều ưu điểm, lợi ích. Trong đó ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing được sử dụng khá phổ biến, nhất trong thời kỳ chuyển đổi số và xu hướng 4.0. Mô hình Maslow giúp các doanh nghiệp xác định được nhu cầu của khách hàng tiềm năng, cũng như khách hàng hiện tại, từ đó đưa ra các giải pháp tiếp thị, tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Trong Marketing tháp nhu cầu Maslow được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực quy trình nghiên cứu hành vi, mong muốn của người tiêu dùng. 

Hầu hết các chuyên gian tiếp thị đều nhận thức sâu sắc việc tìm hiểu khách hàng trước khi lên kế hoạch Marketing. Ý nghĩa của tháp nhu cầu maslow trong Marketing chính là giúp nhà tiếp thị hiểu được khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ mong muốn điều gì. Từ các nhu cầu cơ bản đến nâng cao của con người, các Marketing sẽ có cái nhìn sâu sắc về khách hàng của mình hay còn được gọi là customer insight. 

Muốn có chiến lược Marketing thành công việc tìm hiểu khách hàng tiềm năng và phân tích nhu cầu, thói quen, hành vi mua sắm của họ là vô cùng quan trọng. Thông qua tháp nhu cầu, các Marketer có thể nắm bắt được phân khúc khách hàng mà mình cần hướng tới, cũng như đưa ra các chiến lược mà khách hàng cảm thấy thích thú, từ đó nâng cao hiệu quả tiếp cận và thu hút khách hàng. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong marketing bao gồm: 

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong marketing
Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong marketing

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn phân tích khách hàng bằng mô hình Maslow trong Marketing

Định vị phân khúc khách hàng

Mỗi khách hàng hay nhóm khách hàng khác nhau sẽ có nhu cầu và mục đích mua hàng khác nhau. Chính vì vậy các marketer cần dựa trên nhu cầu của nhóm khách hàng để có thể đưa ra chiến lược cũng như dòng sản phẩm phù hợp. Xác định được sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp phù hợp với nhóm khách hàng nằm ở tầng bao nhiêu của tháp nhu cầu. Thông thường các dòng sản phẩm đồ ăn, thực phẩm, quần áo có mức giá trung bình và giá rẻ sẽ phục vụ nhu cầu sinh lý của con người. Các sản phẩm như bảo hiểm, thuốc chữa bệnh hay các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sẽ phục vụ nhu cầu an toàn. Tương tự như vậy các doanh nghiệp có thể định hình nhóm khách hàng theo từng nhu cầu phù hợp. 

Xây dựng Personas

Tháp nhu cầu Maslow còn giúp các doanh nghiệp xác định và nhận thức rõ đâu là khách hàng của mình. Các marketer cần phác họa chi tiết nhu cầu của khách hàng để xác định họ đang nằm ở thang bậc nhu cầu maslow nào. Qua đó xác định được sản phẩm/dịch vụ và giải pháp mà mình đang cung cấp đáp ứng tầng tháp nhu cầu nào. 

Ví dụ về tháp nhu cầu: Nếu doanh nghiệp bạn cung cấp các thiết bị an ninh thì khách hàng nằm ở cấp độ thứ 2: Nhu cầu được an toàn. Nếu bạn đang cung cấp các sản phẩm thuộc dòng cao cấp, các mặt hàng xa xỉ phẩm thì khách hàng lại nằm ở nhu cầu thứ 4. 

Nghiên cứu nhu cầu khách hàng để truyền tải thông điệp

Sau khi xác định được nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, nhiệm vụ tiếp theo của các Marketer chính là nghiên cứu hành vi và thói quen, sở thích của khách hàng. Các nhà tiếp thị cần nắm bắt được các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của nhóm đối tượng khách hàng này là gì, là giá cả, sở thích, tính tiện dụng hay tính thẩm mỹ. Xác định được hành vi sẽ giúp các marketer nắm bắt được thông điệp phù hợp với nhu cầu của khách hàng tiềm năng. 

Thiết kế thông điệp

Sau khi phác họa chân dung khách hàng tiềm năng với đầy đủ các thông tin như nhu cầu, hành vi mua hàng, nhà tiếp thị có thể thiết kế thông điệp muốn truyền tải đến khách hàng. Một thông điệp tiếp thị hấp dẫn cần thỏa mãn các vấn đề như: Thông điệp có giải quyết nhu cầu mà khách hàng quan tâm; Thông điệp nên xuất hiện trên những kênh nào; Chiến lược thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của họ. 

 Thông điệp của hãng hàng không Vietnam Airlines
Thông điệp của hãng hàng không Vietnam Airlines

Ví dụ: Hãng hàng không Vietnam Airlines hướng tới phân khúc khách hàng cao cấp với thông điệp dịch vụ chất lượng, an toàn trên mỗi chuyến bay và không ngừng phát triển và hoàn thiện. Ngược lại hãng bay Vietjet lại hướng tới phân khúc bình dân, phục vụ nhu cầu sinh lý là đi lại với mức giá rẻ. 

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong marketing chứng tỏ được công dụng và lợi ích của mình thông qua các chiến lược và thông điệp thành công của các doanh nghiệp. Tùy thuộc vào sản phẩm và phân khúc khách hàng hướng tới mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn nhóm khách hàng phù hợp.

Để hiểu một cách chi tiết và trực quan hơn về tháp nhu cầu Maslow. Hãy xem ngay bài viết: Ví dụ về tháp nhu cầu Maslow trong việc thúc đẩy chất lượng làm việc nhân sự


Leave a Reply