Zalo Youtube Phone

Tự động hóa kho hàng trong các kênh phân phối – Doanh nghiệp mất bao lâu để chuyển đổi?

By 8 Tháng Sáu, 2021Tháng Năm 29th, 2024Business Hack, Kiến thức

Tự động hóa kho hàng trong các kênh phân phối nhanh chóng trở thành xu hướng quản lý kho hàng được các doanh nghiệp sản xuất và phân phối áp dụng. 

Đây được xem là bước chuyển mình cần thiết, để các doanh nghiệp thích ứng với chuyển đổi số và cách mạng công nghệ 4.0. Phải mất bao lâu để các doanh nghiệp chuyển đổi các kênh phân phối thủ công sang tự động? Câu trả lời sẽ có tại bài viết sau đây của FastWork.

Các kênh phân phối thủ công và tự động có thể kết hợp cùng nhau

Công nghệ chế độ kép cho phép các doanh nghiệp vận hành các kênh phân phối thông qua hình thức tự động và thủ công, nhằm quản lý tốt kho hàng. 

Hầu hết các doanh nghiệp đều phải chuyển đổi nhằm thích ứng với những tác động của Covid-19. Sau dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng và những nguy cơ tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng đến vận hành của cả bộ máy. Đối với nhiều doanh nghiệp, đại dịch cũng làm tăng mối quan tâm đến thiết bị xử lý vật liệu tự động. Đây được xem là giải pháp giúp giảm chi phí lao động, tăng năng suất, tăng tính linh hoạt và tiết kiệm chi phí vận hành.

Số lượng các chuyên gia chuỗi cung ứng đặt câu hỏi liệu công nghệ tự động hóa có thể trở thành một lựa chọn khả thi hay không đang dần được thu hẹp. Nhiều dự án ứng dụng thành công trong toàn ngành đã chỉ ra rằng doanh nghiệp có thể đạt được nhiều lợi ích khi kết hợp một số công nghệ tự động hóa vào các kho hàng và trung tâm phân phối. 

Giờ đây câu hỏi không còn là “Chúng ta có nên triển khai công nghệ tự động hóa không?” Mà được chuyển thành “Chúng ta nên bắt đầu từ đâu hoặc như thế nào?”

Tự động hóa kho hàng trong kênh phân phối

Tự động hóa kho hàng trong kênh phân phối

Thực hiện tiếp cận tự động thông minh

Các nhà quản lý chuỗi cung ứng cung cấp các nghiên cứu điển hình cho thấy rằng các giải pháp quản lý kho hàng và các kênh phân phối hoàn toàn tự động có thể khiến những công ty vận hành thủ công cảm thấy công nghệ này vẫn còn xa tầm với. 

Việc xây dựng một cơ sở mới, hoàn toàn tự động có thể không thực hiện được trong thời gian ngắn. Phương pháp tiếp cận hoàn toàn tự động cần đến khoản đầu tư trả trước lớn và các yêu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cao. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần lập kế hoạch bài bản và chuẩn bị chiến lược dài hạn.

Vì vậy, nếu bạn là một trong những nhà quản lý chuỗi cung ứng đang cố gắng xác định chiến lược và công nghệ tự động hóa nào phù hợp với hoạt động của bạn, bạn nên làm gì? 

Trước tiên, hãy đảm bảo rằng bạn có sự kết hợp phù hợp giữa các quy trình tự động và thủ công, giúp định vị các hoạt động để nâng cao hiệu suất nhất quán thông qua tăng năng suất. Sự kết hợp sẽ phụ thuộc vào mức độ ưu tiên, hoạt động và mục tiêu kinh doanh.

Mời bạn trải nghiệm miễn phí giải pháp quản lý dành riêng cho doanh nghiệp sản xuất – phân phối. Hỗ trợ doanh nghiệp Quản lý tiến độ sản xuất, quản lý công việc đội nhóm, quản lý khách hàng 360, quản lý viếng thăm check in khách hàng, quản lý chấm công – đơn từ – quỹ phép, quản lý đề xuất trực tuyến, quản lý kho và hàng hóa, quản lý thu chi, lãi lỗ.

Thực hiện tự động hóa chế độ kép

Một giải pháp tự động hóa linh hoạt thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp chính là công nghệ chế độ kép, có thể thực hiện vận hành tự động và thủ công. Công nghệ chế độ kép cho phép các kho hàng triển khai các giải pháp tự động theo cách tiếp cận gia tăng với cơ sở hạ tầng hoặc hệ thống hỗ trợ thấp. 

Đây là cách tiếp cận lý tưởng cho các công ty không có hệ thống quản lý kho hàng (WMS), nhưng vẫn muốn hưởng lợi từ công nghệ tự động hóa.

Kết hợp quy trình thủ công và tự động hóa mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Kết hợp quy trình thủ công và tự động hóa mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp mất bao lâu để chuyển đổi tự động hóa kho hàng trong các kênh phân phối?

Tự động hóa kho hàng tiếp tục phát triển, nhưng nó có thể tồn tại trong bao lâu? Trong khi thị trường dự kiến ​​sẽ tăng trưởng với tốc độ 12.6% trong 5 năm tới, thì  một cuộc khảo sát dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng doanh thu sẽ tạm thời giảm từ năm 2020 đến năm 2021. 

Trong những năm gần đây, việc áp dụng tự động hóa kho hàng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Nhu cầu của người tiêu dùng về các lựa chọn giao hàng trực tuyến nhanh hơn và rẻ hơn tiếp tục tăng. Nhiều nhà bán lẻ đầu tư vào tự động hóa kho hàng để giảm thời gian xử lý đơn hàng và ứng phó với mạng lưới kênh phân phối ngày càng phức tạp.

Ngoài ra sự thiếu hụt lao động do tỷ lệ thất nghiệp 3.8%, khiến việc tuyển dụng và duy trì lực lượng lao động trở nên khó khăn hơn. Sự thiếu hụt lao động đặc biệt ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử và các kênh phân phối. Nơi mà nhu cầu khó dự đoán và nhu cầu cao điểm theo mùa có thể cao hơn vài lần so với các thời điểm khác trong năm. 

Trước tình hình đó, nhiều nhà bán lẻ và nhà sản xuất đã thực hiện tự động hóa doanh nghiệp để giảm bớt một số áp lực này.

Doanh nghiệp mất bao lâu để chuyển đổi tự động hóa kho hàng trong các kênh phân phối?

Doanh nghiệp mất bao lâu để chuyển đổi tự động hóa kho hàng trong các kênh phân phối?

Trong một báo cáo gần đây của Interact Analysis, The Future of Warehouse Automation – 2019: Thị trường tự động hóa kho hàng sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 12.6% trong năm năm tới.  Báo cáo cũng dự đoán rằng tăng trưởng doanh thu sẽ tạm thời giảm từ năm 2020 đến năm 2021.

Các yếu tố khác như căng thẳng thương mại gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cùng với nhu cầu chậm lại ở châu Âu đã ảnh hưởng đến thị trường dẫn đến một số suy giảm. Điều này khiến nền kinh tế toàn cầu ngày càng trở nên mong manh, nhiều công ty đang trì hoãn chi tiêu vốn. Ngoài ra nó cũng được phản ánh qua việc các nhà cung cấp tự động hóa kho hàng giảm mạnh.

Báo cáo cung cấp cái nhìn chi tiết về mức tăng trưởng chậm lại trên thị trường. Cho thấy sự suy giảm vào năm 2020, đặc biệt là vào năm 2021. Dịch vụ, bảo trì và bán hàng hậu mãi càng trở thành một phần quan trọng trong mô hình kinh doanh của các chuỗi cung ứng. Các hợp đồng dịch vụ và bảo trì được thanh toán theo cách có thể đoán trước và thường xuyên, có nghĩa là khi cơ sở được lắp đặt tăng lên, doanh thu từ các hợp đồng dịch vụ và bảo trì sẽ tăng theo thời gian. Điều này làm giảm bớt một số áp lực do việc chấp nhận đơn hàng yếu trong ngắn hạn.

Ngoài ra, mặc dù tỷ suất lợi nhuận thông thường cho việc bán thiết bị thường từ 3% đến 5%, tỷ suất lợi nhuận cho dịch vụ và bảo trì có thể cao tới 15%, điều này có tác động tích cực đến lợi nhuận.

Reuben Scriven, nhà phân tích nghiên cứu thị trường tại Interact Analysis, cho biết: “Mặc dù hầu hết các nhà tích hợp hệ thống khuyến khích khách hàng của họ ký hợp đồng dịch vụ và bảo trì, nhưng thời hạn hợp đồng và mức độ dịch vụ được cung cấp có thể khác nhau rất nhiều”.

Xu hướng ký hợp đồng dịch vụ và bảo trì của khách hàng thường liên quan đến nhiều yếu tố chính, bao gồm vị trí địa lý, loại hình công ty và mô hình kinh doanh. 

“Từ góc độ rộng hơn, chúng tôi có lý do để lạc quan. Mặc dù những bất ổn chính trị và kinh tế có thể khiến đơn đặt hàng cho các dự án tự động hóa kho hàng lớn có thể chậm lại trong ngắn hạn. Chúng tôi dự đoán rằng từ năm 2020 đến năm 2021, sau khi tăng trưởng doanh thu chậm lại, thị trường sẽ trở lại tốc độ tăng trưởng hai con số vào năm 2022. Trong trung và dài hạn, áp lực hậu cần lên các kênh phân phối do thương mại điện tử và nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các lựa chọn giao hàng trực tuyến nhanh hơn và rẻ hơn. Nhu cầu này sẽ thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong dài hạn của thị trường tự động hóa kho hàng.” (Nguồn: mhlnews.com | Biên dịch từ đội ngũ FastWork)

Quản lý hàng tồn kho & Phân phối theo thời gian thực với giải pháp MBW ERP

MBW ERP phân phối là giải pháp ERP dành cho nhóm doanh nghiệp sản xuất/thương mại, có hoạt ộng phân phối qua kênh GT/MT hay a kênh. Dựa trên kinh nghiệm 10 năm cung cấp các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực phân phối, MBW phát triển thêm các phân hệ, tính năng trên nền tảng của ERPNext, giúp giải quyết bài toán chuyên sâu hơn cho nhóm khách hàng này. Đây là giải pháp All in One với sự kết hợp giữa ERP và DMS, MBW ERP giúp doanh nghiệp kết nối toàn bộ chuỗi cung ứng từ khâu mua hàng, sản xuất, tồn kho cho đến việc bán hàng đến đại lý, điểm bán và người dùng cuối.

MBW ERP phân phối hỗ trợ doanh nghiệp:

  • Dự báo và lập kế hoạch chuỗi cung ứng
  • Lập kế hoạch và theo dõi mua hàng
  • Quản lý hàng tồn kho và phân phối
  • Quản lý hoạt động bán hàng
  • Báo cáo theo thời gian thực
Giao diện quản lý kho hàng trên giải pháp MBW ERP phân phối

Giao diện quản lý kho hàng trên giải pháp MBW ERP phân phối

Với khả năng quản lý hàng tồn kho và phân phối, MBW ERP phân phối giúp doanh nghiệp quản lý tồn kho theo thời gian thực với độ chính xác tuyệt ối thông qua việc ứng dụng QR code và RFID. Tối ưu
hóa việc lập kế hoạch vận chuyển, quản lý vận chuyển hàng hóa, tối ưu hóa tuyến lường và lựa chọn hãng vận tải ồng thời theo dõi chặt chẽ các lô hàng và cung cấp thông tin cập nhật theo thời gian thực.

Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng có thể triển khai MBW ERP phân phối để quản lý toàn diện doanh nghiệp. So với các hệ thống ERP khác trên thị trường, MBW ERP phân phối bao gồm phân hệ DMS, khả năng quản lý bán hàng cho đội ngũ Sales thị trường , quản lý đội ngũ nhân viên Audit và phân tích tiềm năng lãnh thổ bán hàng và điểm bán.

MBW ERP phân phối

Gợi ý doanh nghiệp phân phối tìm hiểu thêm và nhận trải nghiệm miễn phí giải pháp MBW ERP chuyên sâu cho doanh nghiệp phân phối tại đây. 

Tham khảo thêm:
TOP 9 lợi ích của Automation Marketing khiến doanh nghiệp bất ngờ
Dành cho Marketer #3: Marketing Automation là gì?
Dành cho Marketer #5: Automation Marketing và những phần mềm thông dụng nhất
Tự động hóa doanh nghiệp #1: Hướng dẫn tự động hóa doanh nghiệp nhỏ
Tự động hóa doanh nghiệp #4: Tự động hóa văn phòng
Tự động hóa quy trình bán lẻ: Cải thiện doanh thu, Tăng cạnh tranh
7 Tips Quản lý kho hàng bằng Excel nhanh gọn và chính xác

Leave a Reply