Thẻ điểm cân bằng BSC là gì? BSC là từ viết tắt của Balanced Scorecard, là thẻ điểm cân bằng hay thẻ cân bằng điểm. Thẻ điểm cân bằng (BSC) là một hệ thống quản lý và lập kế hoạch chiến lược.
Vậy cụ thể BSC là gì? Cùng FastWork tìm hiểu định nghĩa về thẻ điểm cân bằng BSC là gì tại nội dung bài viết sau đây.
Mục lục nội dung:
Thẻ điểm cân bằng BSC là gì?
Có rất nhiều định nghĩa có thể giải thích khái niệm BSC là gì đến các nhà quản lý lâu năm đến các startups. Định nghĩa cơ bản về BSC như sau:
Thẻ điểm cân bằng Balanced Scorecard (BSC) là một hệ thống quản lý được sử dụng để theo dõi và quản lý chiến lược của một tổ chức. Hệ thống BSC dựa trên sự cân bằng giữa các chỉ số dẫn đầu và tụt hậu được xem là động lực và kết quả của các mục tiêu doanh nghiệp.
Khi được sử dụng trong khuôn khổ thẻ điểm cân bằng, các chỉ số chính này sẽ cho nhà quản lý nhận biết liệu doanh nghiệp có đang đi đúng hướng hay có thể đạt được mục tiêu đạt ra từ trước hay không.
Vậy công dụng và lợi ích của thẻ điểm cân bằng BSC là gì? Sử dụng khung thẻ điểm cân bằng mang đến các lợi ích dành cho nhà quản lý và doanh nghiệp như:
- Mô tả chiến lược của doanh nghiệp
- Đo lường chiến lược của doanh nghiệp
- Theo dõi các hành động doanh nghiệp đang thực hiện để cải thiện kết quả của mình.
Nguồn gốc của thẻ điểm cân bằng BSC là gì?
Để hiểu chi tiết BSC là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc của hệ thống này.
Năm 1992, Tiến sĩ. David P. Norton và Robert S. Kaplan đã thành lập một nhóm làm việc để nghiên cứu những thách thức của việc báo cáo chỉ dựa trên các chỉ số tài chính.
Trong các tổ chức vì lợi nhuận, các chỉ số tài chính cung cấp các báo cáo trễ (nghĩa là chúng cho biết những gì đã xảy ra vào tháng trước, quý trước hoặc năm trước), nhưng chúng không thể nhìn ra các chỉ số trong tương lai. Norton và Kaplan muốn xem xét cụ thể những thước đo có thể được phát hiện kịp thời, đóng vai trò là các chỉ số hàng đầu ảnh hưởng đến chiến lược của tổ chức.
Phân tích đơn giản về khung thẻ điểm cân bằng BSC
Trong suốt quá trình tạo ra BSC, Norton và Kaplan nhận ra rằng các doanh nghiệp cần bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu. BSC gợi ý rằng doanh nghiệp nên xem xét tổ chức từ bốn góc độ khác nhau nhằm phát triển các mục tiêu, đo lường (KPI), mục tiêu và sáng kiến liên quan đến các quan điểm đó.
Vậy cụ thể các yếu tố chính trong BSC là gì? 4 yếu tố chính cần có trong thẻ điểm cân bằng BSC bao gồm:
Mục tiêu tài chính hoặc Quản lý (Financial goals)
Những mục tiêu tài chính sẽ có tác động đến hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
Mục tiêu của khách hàng (Customer/Stakeholder)
Điều gì là quan trọng với khách hàng doanh nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tài chính của doanh nghiệp.
Mục tiêu của quá trình (Internal Process)
Doanh nghiệp cần làm tốt những nhiệm vụ và công việc nào trong nội bộ nhằm đáp ứng mục tiêu của khách hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Mục tiêu về con người (Đào tạo và phát triển)
Doanh nghiệp cần có những kỹ năng, văn hóa và giá trị nào trong nội bộ để thực hiện quy trình và khiến khách hàng hài lòng. Những điều này có tác động như thế nào đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
Theo thời gian, khái niệm về bản đồ chiến lược đã được hình thành. Khung thể điểm cân bằng là một bản đồ mô tả trực quan về thẻ điểm của doanh nghiệp. Nó có khả năng hiển thị mối liên hệ giữa 4 khía cạnh mục tiêu trong một bức tranh ngắn gọn.
Cách ứng dụng thẻ điểm cân bằng BSC là gì?
Thẻ điểm cân bằng thường được sử dụng như thế nào là câu hỏi được rất nhiều nhà quản lý và ban lãnh đạo của các doanh nghiệp quan tâm.
Thẻ điểm cân bằng thường được sử dụng phổ biến nhất theo 3 cách dưới đây.
3 cách sử dụng thẻ điểm cân bằng phổ biến nhất
Đưa chiến lược của tổ chức vào thực tế
Sau đó, mọi người trong doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược này để đưa ra quyết định trong toàn tổ chức.
Truyền đạt các chiến lược trong toàn tổ chức
Với hình thức sử dụng BSC này doanh nghiệp cần áp dụng bản đồ chiến lược. Doanh nghiệp sẽ in bản đồ chiến lược và sử dụng nó như công cụ giao tiếp giữa các phòng ban, giao tiếp mạng nội bộ, xuất bản trên các trang blog hoặc giao tiếp với các đối tác kinh doanh,…
Theo dõi hiệu suất chiến lược
Hình thức sử dụng này thường được thực hiện thông qua các báo cáo hàng tháng, hàng quý và hàng năm.
Đối tượng, doanh nghiệp nào nên sử dụng thẻ điểm cân bằng BSC?
BSC là gì và phù hợp với các đối tượng, doanh nghiệp nào? Thực tế đã chứng minh rằng thẻ điểm cân bằng phù hợp với tất cả các ngành/lĩnh vực như: Tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận, phi lợi nhuận; Chính phủ; Doanh nghiệp, đơn vị chăm sóc sức khỏe và các ngành khác, cũng như các tổ chức thuộc mọi quy mô.
Thông thường, đội ngũ lãnh đạo trong doanh nghiệp hay các tổ chức sẽ sử dụng thẻ điểm cân bằng ở cấp hành chính hoặc cấp phòng, ban.
Một trong những chìa khóa để có được một thẻ điểm hiệu quả chính là khả năng lãnh đạo thông minh. Để BSC hoạt động trong doanh nghiệp, ban lãnh đạo phải thay đổi cách quản lý hiện tại. Doanh nghiệp cần dừng các báo cáo KPI hàng tuần hoặc các cuộc họp lãnh đạo hàng tuần và tích hợp bất cứ chiến lược quản lý nào vào thẻ điểm của mình.
Lưu ý: Thẻ điểm cân bằng giúp nhà quản lý truyền đạt dễ dàng về chiến lược của mình. Để thẻ điểm có hiệu quả, nhà quản lý cần có khả năng thực hiện chiến lược bao gồm quản lý, đưa ra quyết định xung quanh, đo lường và triển khai nó.
Các tùy chọn để theo dõi thẻ điểm cân bằng BSC là gì?
Để theo dõi “thẻ điểm cân bằng” các doanh nghiệp có thể sử dụng mọi thứ từ Excel, PowerPoint tới nhiều ứng dụng công cụ kinh doanh thông minh dành riêng cho thẻ điểm.
Các ứng dụng Microsoft Office (Excel hoặc PowerPoint)
Ưu và nhược điểm khi sử dụng Excel hoặc PowerPoint trong thẻ điểm cân bằng BSC là gì?
Ưu điểm:
- Có thể được quản lý dễ dàng bởi các cá nhân.
- Có thể được tùy chỉnh để đáp ứng các nhu cầu linh hoạt của nhóm điều hành.
- Mỗi yếu tố có thể được hoàn thành chính xác theo yêu cầu.
Hạn chế:
- Khó quản lý từ kỳ báo cáo này sang kỳ báo cáo khác.
- Khó để theo dõi phiên bản, vì vậy nếu các nhà quản lý khác nhau không có phiên bản mới nhất, họ có thể thấy các con số khác nhau trong báo cáo của mình.
Ứng dụng dành riêng cho thẻ điểm
Ưu và nhược điểm khi sử dụng ứng dụng dành riêng cho thẻ điểm trong BSC
Ưu điểm:
- Công cụ này mang đến các tính năng tốt trong việc quản lý thẻ điểm cân bằng và có thể được sử dụng ngay lập tức.
- Có thể điều khiển công việc của nhiều người dùng.
- Có thể tạo các báo cáo cần thiết.
Hạn chế:
- Đôi khi có thể gặp sự cố khi liên kết với các ứng dụng khác.
- Yêu cầu sự hiểu viết về đặc tuyến sử dụng
- Tốn kém chi phí
- Một số không linh hoạt
Lưu ý: Đây là các ứng dụng dành riêng cho thẻ điểm đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Nhiều ứng dụng như ClearPoint!, có thể được tùy chỉnh nhiều hơn thẻ điểm PowerPoint hoặc Excel.
Gợi ý đọc thêm: Những đặc điểm chính của BSC là gì? (Balanced Scorecard)
Giải pháp Business Intelligence (BI)
Ưu điểm:
- Thường được kết nối với kho dữ liệu hoặc hệ thống phân tích thông tin của doanh nghiệp.
- Có thể lưu trữ nhiều dữ liệu và thông tin của mình ở một nơi.
Hạn chế:
- Khó có thể sử dụng cho các nhân sự thông thường, doanh nghiệp cần có nhóm CNTT vào quá trình tích hợp
- Khó tạo báo cáo cho nhóm điều hành.
- Khó đưa thông tin định tính vào thông tin dự án
- Có thể bị tính phí
FastWork vừa cung cấp định nghĩa nhằm giải đáp thắc mắc Thẻ điểm cân bằng BSC là gì thông qua nội dung bài viết trên đây. Trong thời đại chuyển đổi số doanh nghiệp, việc áp dụng thêm thẻ điểm cân bằng vào quy trình kinh doanh sẽ giúp tăng hiệu quả của các chiến lược.
Tham khảo thêm:
SaaS là gì? Hiểu đúng, hiểu sâu về SaaS
Six Sigma và những ứng dụng thực tiễn trong doanh nghiệp
Hướng dẫn sử dụng Kanban cho người mới
Chiến lược giá là gì? Hướng dẫn cơ bản về định giá sản phẩm