Hướng dẫn tính Lương thử việc theo quy định của Luật lao động

By 17 Tháng Mười, 2020Tháng Năm 13th, 2021Kiến thức, Nhân sự

Xây dựng cơ chế trả lương cho người lao động luôn là mối quan tâm hàng đầu tại các doanh nghiệp. Bên cạnh lao động chính thức thì lao động thử việc chính là nguồn nhân lực tiềm năng. Bài viết chia sẻ quy định về cách tính lương thử việc đúng quy định doanh nghiệp cần biết để đảm bảo quyền lợi và giữ chân người lao động.

Quy định về mức lương thử việc – Doanh nghiệp cần biết

 Quy định về mức lương thử việc doanh nghiệp cần biết
Quy định về mức lương trong thời gian thử việc doanh nghiệp cần biết

Mức lương tối thiểu cho nhân sự thử việc

Mức lương thử việc tối thiểu được tính căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng. Mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất được Nhà nước đặt ra, làm cơ sở cho Doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trả lương. Mức lương tối thiểu vùng thay đổi theo từng năm và khác nhau giữa các vùng.

Cụ thể, từ ngày 1/1/2020, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng theo điều 3, Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ

  • Đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I mức lương tối thiểu là 4.420.000 đồng/tháng. 
  • Đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II mức lương tối thiểu là 3.920.000 đồng/tháng. 
  • Đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III mức lương tối thiểu là 3.430.000 đồng/tháng. 
  • Đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV mức lương tối thiểu là 3.070.000 đồng/tháng.

Theo đó, mức lương tối thiểu cho nhân sự thử việc phải đảm bảo:

  • Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đã được Chính phủ quy định đối với lao động chưa qua đào tạo.
  • Đối với lao động đã qua đào tạo, cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu đã nêu trên.

Chẳng hạn như nếu doanh nghiệp làm việc ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng thì thuộc vùng I, mức lương phải trả cho người lao động chưa qua đào tạo tối thiểu là 4.420.000 đồng/tháng, trả cho người lao động đã qua đào tạo phải trả thêm 7% nữa, là 4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400 đồng/tháng.

Có thể bạn quan tâm: Top 7 phần mềm quản lý tính lương 2021 nên tham khảo

Cách tính lương trong thời gian thử việc

 Cách tính lương thử việc
Cách tính mức lương trong thời gian thử việc của nhân viên

Mức lương chi trả cho nhân viên thử việc là do doanh nghiệp xây dựng và thỏa thuận với người lao động, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Lương trong thời gian thử việc được tính như thế nào?

  • Tính theo mức lương chính thức

Điều 28 của Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 quy định rõ về mức lương doanh nghiệp cần trả cho nhân sự trong thời gian thử việc. Luật nêu rõ tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc sẽ do Doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó. 

Ví dụ mức lương chính thức của nhân viên Marketing là 10 triệu. Thì khi thử việc nhân viên Marketing phải nhận được mức lương thấp nhất là: 10.000.000 x 85% = 8.500.000đ

  • Tính theo hiệu suất công việc

Ngoài ra, mức lương trong thời gian thử việc còn được tính theo năng suất lao động, hiệu quả làm việc. Chẳng hạn, đối với nhân viên kinh doanh thì bên cạnh lương cơ bản còn có phần trăm hoa hồng. Tỷ lệ phần trăm hoa hồng nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng giao thiệp với khách hàng để chốt được hợp đồng. Và tất nhiên, phần thưởng xứng đáng cho những thương vụ làm ăn có thể lên tới hàng tỷ, hàng chục tỷ như buôn bán bất động sản, ô tô là khoản hoa hồng không hề nhỏ. 

  • Tính theo giờ làm thêm, ngày nghỉ lễ

Trong thời gian thử việc, nếu người lao động làm thêm giờ thì tiền lương làm thêm giờ được tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật lao động năm 2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2021. Theo đó, nếu: 

  • Nhân viên làm thêm vào ngày thường, lương ít nhất bằng 150%. 
  • Nhân viên làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần, lương ít nhất bằng 200%. 
  • Làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Đừng bỏ qua: Giới thiệu và đánh giá khách quan 7+ phần mềm quản lý nhân sự phổ biến

Mức phạt dành cho doanh nghiệp khi trả thiếu lương theo quy định

Theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP của Chính phủ, tại khoản 2 điều 6, có nêu về mức phạt dành cho doanh nghiệp khi trả thiếu mức lương nhân viên thử việc theo quy định.

Doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.

Nhà quản lý nên đưa ra phương án mức lương dành cho nhân viên thử việc như thế nào để hiệu quả

Nhà quản lý nên đưa ra phương án mức lương trong thời gian thử việc như thế nào để hiệu quả
Nhà quản lý nên đưa ra phương án mức lương trong thời gian thử việc như thế nào để hiệu quả

Tuân thủ theo quy định pháp luật

Doanh nghiệp xây dựng phương án trả lương cho lao động thử việc trước hết phải căn cứ và tuân thủ đúng theo quy định pháp luật hiện hành. Doanh nghiệp cần lưu ý 2 vấn đề. Một là xác định lao động thử việc là người chưa qua đào tạo hay đã qua đào tạo để xác định mức lương trả tối thiểu . Hai là xác định vị trí làm việc của lao động thử việc đó để xác định mức lương trả cho họ. 

Trả lương theo đặc thù công việc và mức độ ưu tiên với các vị trí chức danh

Doanh nghiệp nên phân loại lao động  theo các nhóm vị trí, chức danh công việc và đặc thù công việc để làm căn cứ cho mức lương thử việc

  • Lao động đã qua đào tạo trường lớp sẽ có mức lương khác so với lao động chưa qua đào tạo.
  • Lao động làm việc nặng nhọc, độc hại sẽ có mức lương khác so với lao động làm công việc nhẹ nhàng, an toàn.
  • Lao động đã có kinh nghiệm sẽ có mức lương khác so với lao động chưa có kinh nghiệm.

Việc phân loại nêu trên chỉ là một yếu tố để chủ doanh nghiệp xác định mức lương trả hợp lý cho lao động thử việc. Việc phân loại còn phải gắn với mục tiêu và kết quả lao động mà người đó làm ra.

Lựa chọn phương án trả lương hợp lý

Tuỳ thuộc vào đặc thù của doanh nghiệp mà lựa chọn cách tính lương trong thời gian thử việc sao cho hợp lý. Doanh nghiệp có thể trả lương cứng hay lương khoán, hoặc đồng thời cả hai. 

Lương cứng là số tiền cố định doanh nghiệp trả cho người lao động hàng tháng tương ứng với vị trí công việc. Lương cứng đảm bảo cho người lao động cảm thấy yên tâm, ổn định, gắn bó với công việc.

Lương khoán là số tiền doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ trên khối lượng, chất lượng công việc hoàn thành. Lương khoán có thể theo đơn vị sản phẩm, theo doanh thu sản phẩm, thậm chí là lãi gộp trong tháng. Lương khoán tạo động lực lớn giúp lao động phát huy tối đa năng lực của bản thân và không ngừng cố gắng đạt doanh thu.

Hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân thường áp dụng cả hai cách trả lương nêu trên.

 Lựa chọn phương án trả lương hợp lý
Lựa chọn phương án trả lương hợp lý

Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên số – nơi của trí tuệ nhân tạo, khoa học công nghệ hiện đại. Do đó đội ngũ nhân sự cần có những kiến thức chuyên môn cao để có thể điều hành máy móc công nghệ. Do đó công tác trả lương thưởng có những thay đổi mới để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Mời quý doanh nghiệp thep dõi ngay 4 xu hướng trả lương thưởng trong thời chuyển đổi số dành cho Manager.

Các lưu ý khác 

Khi thực hiện trả lương trong thời gian thử việc cho lao động, doanh nghiệp không được cắt giảm hay xóa bỏ các chế độ của người lao động thử việc như chế độ tiền lương khi lao động làm thêm giờ; làm việc ngày nghỉ; làm việc trong môi trường độc hại, công việc nặng nhọc, chế độ bảo hiểm,…. 

Hỗ trợ lao động thử việc các khoản phụ cấp; bổ sung khác như cơm trưa, xăng xe, điện thoại, công tác phí.

Có chế độ bồi dưỡng, khen thưởng đối với những lao động thử việc xuất sắc để khích lệ họ phấn đấu hơn nữa, đồng thời lan tỏa tinh thần hăng say làm việc trong cả doanh nghiệp và tin tưởng vào sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo công ty. 

Thông qua ý kiến của lao động thử việc, chủ doanh nghiệp có thể thỏa thuận và thống nhất mức lương với người lao động. Đồng thời, biết được cách tính trả lương của mình đã hợp lý, công bằng chưa, làm cho người lao động cảm thấy được tôn trọng và việc trả lương là do chính họ xây dựng và quyết định.

Chủ doanh nghiệp cần tính toán tỷ lệ tiền lương hợp lý trên doanh thu kế hoạch để vừa đảm bảo trả lương đủ và khuyến khích được người lao động, vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh. 

Dịp cuối năm, doanh nghiệp xây dựng quy chế lương thưởng như thế nào cho hợp lý đảm bảo quyền lợi người lao động và cân bằng ngân sách cho công ty?

Trên đây là những quy định về cách tính lương trong thời gian thử việc đúng quy định, hiệu quả doanh nghiệp cần biết. FastWork hy vọng sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong việc tìm tòi, xây dựng cơ chế tính lương cho người lao động.

FastWork.vn là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp quản trị và điều hành doanh nghiệp thống nhất, đồng hành cùng thành công trên hành trình số hóa của hơn 1500+ doanh nghiệp Việt.

Qúy doanh nghiệp quan tâm đến các Giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể, vui lòng liên hệ hotline 0983 08 97 15 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất hoặc điển vào Form đăng ký dưới đây!

Đăng ký tư vấn

Leave a Reply