Chuyển đổi số là vấn đề cấp thiết cho tất cả các doanh nghiệp ở mọi quy mô. Nhưng bài toán này lại thường bị xem nhẹ ở các doanh nghiệp có quy mô vừa nhỏ. Khảo sát cho thấy rào cản chi phí thường được nêu ra khi các doanh nghiệp SME tiếp cận vấn đề này. Cùng FastWork tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm góc nhìn của các chuyên gia chuyển đổi số, lời khuyên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhanh chóng hành động trong bối cảnh sức ép cạnh tranh ngày càng lớn như hiện nay.
Mục lục nội dung:
- Chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?
- Tác động chuyển đổi số đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Thực trạng chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
- Tại sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn ngại chuyển đổi số?
- Gợi ý giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy nhanh tốc độ số hóa
- Biến FastWork thành một phần trong chiến lược chuyển đổi số của bạn
Chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?
Chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ là việc tích hợp công nghệ, giải pháp số vào quá trình hoạt động kinh doanh của tổ chức hướng tới mục tiêu kinh doanh & cải tiến quy trình. Chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau tùy quy mô, nhưng nhìn chung mục tiêu chính là gia tăng hiệu quả vận hành, tăng năng suất, nâng cao trải nghiệm khách hàng và cải thiện năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ được quyết định bởi ý chí của người chủ doanh nghiệp rất lớn, thông qua: tư duy kinh doanh, tư duy thị trường và tư duy chuyển đổi số.
| Đọc thêm: Chuyển đổi số là? Bức tranh tổng quan về chuyển đổi số
Tác động chuyển đổi số đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nhìn chung, dù doanh nghiệp bạn ở quy mô nào thì những tác động của chuyển đổi số là không thể chối cãi, tất nhiên là về mặt tích cực. Điểm danh một số lợi ích tiêu biểu bao gồm:
- Cắt giảm quy trình thừa, tối ưu quy trình
- Cắt giảm nhân sự thừa, hạn chế tăng nhân sự lãng phí
- Tăng hiệu suất nhân viên
- Cải thiện vấn đề vận hành toàn doanh nghiệp
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng, tăng cường mục tiêu doanh thu
- Tăng tính chính xác và tức thời của dữ liệu. Cải thiện hiệu quả ra quyết định
Chúng tôi đã có cơ hội tiếp xúc và tư vấn giải pháp hơn hơn 10.000 doanh nghiệp, vận hành hệ thống cho hơn 3.500 doanh nghiệp ở mọi quy mô, hầu hết các CEO đều đồng ý rằng Đầu tư cho chuyển đổi số là một khoản đầu tư xứng đáng.
Như đơn vị Metro Mart sau khi áp dụng phần mềm chấm công trực tuyến cho hơn 500 nhân sự thuộc hệ thống 18 chuỗi siêu thị khu vực Bình Dương, ông Hồ Ngọc Chương đã chia sẻ họ cắt giảm tới 15% chi phí vận hành nhân sự, đây là một con số rất lớn trong ngành bán lẻ và siêu thị. Khi đó, nhìn lại chi phí đầu tư phần mềm, thì chỉ là một con số rất nhỏ trong tổng chi phí quản lý của Metro mart mà thôi.
Thực trạng chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Chuyển đổi số là một hoạt động tái cấu trúc nhờ sự giúp sức của công nghệ số nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, không có gì lạ khi các doanh nghiệp hiện nay đều cho thấy sự quan tâm và chú trọng đầu tư chi phí vào vấn đề này. Nhiều doanh nghiệp thậm chí thành lập ban chuyển đổi số để lên kế hoạch và lộ trình chuyển đổi số. Vậy chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đang diễn ra như thế nào?
Theo khảo sát của VCCI khi đánh giá tác động của COVID-19 đến hoạt động của doanh nghiệp và phân tích các xu hướng công nghệ được đưa vào áp dụng chuyển đổi số cho thấy, COVID-19 đã tăng chỉ số nhận thức của doanh nghiệp và tạo đà thúc đẩy tăng cường chuyển đổi số ở mọi khía cạnh và lĩnh vực. Theo đó, chỉ số quan tâm chuyển đổi số trong 6 tháng cuối năm 2021 đạt bằng gần một nửa số doanh nghiệp CĐS trong nhiều năm trở lại đây.
TẢI MIỄN PHÍ Ebook Chuyển đổi kỹ thuật số & Covid-19: - Những tác động của Covid-19 đến Chuyển đổi số, giúp Doanh nghiệp thấu hiểu cách Covid-19 làm thay đổi thị trường, nhu cầu khách hàng - Doanh nghiệp nên phản ứng thế nào với xu hướng Chuyển đổi số hậu Covid-19 - Toàn cảnh chuyển đổi kỹ thuật số tại Việt Nam TẢI VỀ TẠI ĐÂY
Theo nghiên cứu chuyển đổi số tại doanh nghiệp vừa và nhỏ của SME Group (2017), gần 75% các công ty được khảo sát thừa nhận công nghệ số đang tác động đến cách họ kinh doanh, và khoảng 50% doanh nghiệp SME được khảo sát cho biết họ “hiện đang có kế hoạch tham gia vào hoạt động giúp họ thích nghi và chuyển đổi số doanh nghiệp vì một tương lai số”.
Tại Việt Nam, 42% các doanh nghiệp SME hiện coi chuyển đổi số là một thành phần cốt lõi trong chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Trong khi đó, 82% SME đã thực hiện một số mức độ chuyển đổi số trong tổ chức của họ.
Tuy nhiên, những sự thay đổi này vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, tự phát và thiếu đi một chiến lược trong dài hạn, khiến cho các khoản đầu tư vào phần mềm chuyển đổi số so với lợi ích trước mắt mà nó mang lại trở nên yếu ớt trong mắt các nhà quản trị.
Tại sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn ngại chuyển đổi số?
Theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin (Vinasa), tỷ lệ các doanh nghiệp đang triển khai các hoạt động chuyển đổi số chiếm khoảng 15%, 99% đồng quan điểm chuyển đổi số là “sân chơi” của những ông lớn. Khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện vào năm 2020 cũng cho thấy, chi phí ứng dụng công nghệ cao là rào cản lớn nhất của SMEs.
Nếu không tìm ra những vấn đề, khúc mắc của doanh nghiệp, sẽ khó áp dụng công nghệ vào quá trình quản lý và vận hành hệ thống. Suy nghĩ “quy mô nhỏ, đâu ra mà lắm vấn đề” khiến các doanh nghiệp SME thường tự mình chọn đứng ngoài câu chuyện chuyển đổi số vốn mang tính quốc gia về phát triển kinh tế.
Nếu xuất phát điểm không chính xác, tư duy không rõ ràng, quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp rất dễ lệch hướng. Những mục tiêu bị cho là vẽ vời, không thực tế khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ chùn bước và bị lệch lạc theo tư duy, mua phần mềm về sử dụng là chuyển đổi số rồi.
Thứ hai, nguyên nhân phần lớn được xác định là mối quy về tài chính. Việc chưa nắm rõ bức tranh toàn cảnh, doanh nghiệp sẽ dễ triển khai chuyển đổi số một cách rời rạc. Thiếu đi một lộ trình chuyển đổi số ngay từ khi bắt đầu, sẽ dễ dẫn tới hậu quả: sau khi giải quyết các bài toán ở từng bộ phận, doanh nghiệp lại không thể khớp các hệ thống này với nhau để đưa vào vận hành trơn tru trên môi trường số.
Thứ ba, doanh nghiệp không xây dựng được niềm tin và tầm nhìn chung trong đội ngũ nhân sự. Nhân sự chọn đứng ngoài vấn đề chuyển đổi số và cho rằng đấy là câu chuyện của ban lãnh đạo, khiến CĐS dễ thất bại ngay từ đầu. Về vấn đề này, chúng tôi đã có những phân tích cụ thể trong mục: Tạo dựng văn hóa sẵn sàng chuyển đổi – bài viết: Hướng dẫn xây dựng lộ trình chuyển đổi số & đưa vào triển khai từ con số 0
Gợi ý giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy nhanh tốc độ số hóa
Hầu hết các chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số đều thất bại khi các nhà lãnh đạo coi đó là việc thực hiện một lần. SMEs có thể tham khảo ba công thức sau để cải thiện tình hình:
- Thực hiện một cách tiếp cận nhanh chóng để chuyển đổi kỹ thuật số.
- Thực hiện ở quy mô nhỏ và thực hiện các điều chỉnh sau khi thu thập phản hồi thường xuyên từ các bên liên quan để quản lý những trở ngại.
- Gắn sự thay đổi này vào văn hóa tổ chức để gặt hái những lợi ích lâu dài.
Tư duy “mua phần mềm về sử dụng đã là chuyển đổi số” cũng cần được loại bỏ triệt để.
Bạn không biết doanh nghiệp mình đã chuyển đổi số chưa? Và đang chuyển đổi ở cấp độ nào? FastWork giới thiệu bạn tham khảo thang đo 6 cấp độ đánh giá mức độ trưởng thành số của doanh nghiệp. Khám phá tại đây
Lời khuyên chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Trao quyền cho nhân viên sử dụng dữ liệu
Dữ liệu đóng vai trò then chốt của ra quyết định. Nguyên tắc chuyển đổi số cấp độ doanh nghiệp là bạn phải tin tưởng và trao quyền quyết định cho nhân viên ngay ở cấp thấp nhất. Việc nhân viên có thể tiếp cận những dữ liệu đầy đủ về khách hàng, kết quả kinh doanh, quy trình các phòng ban khác nhau có thể giúp nhân viên nắm rõ hơn về các hoạt động, khách hàng, đối tác của doanh nghiệp. Đây cũng là một cách hay để tăng tính gắn kết giữa nhân viên với nhân viên, nhân viên với doanh nghiệp.
Ứng dụng những công nghệ phù hợp với doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gặp hạn chế về vốn đầu tư, thì việc chọn một phần mềm, ứng dụng phù hợp ngay từ đầu sẽ giúp đảm bảo nâng cao hiệu suất công việc, và tiết kiệm chi phí đầu tư.
Một ứng dụng phù hợp, một nền tảng tự động hóa doanh nghiệp thông minh cần đảm bảo được các yếu tố: quản lý toàn bộ hệ thống quy trình doanh nghiệp trên nền tảng số, quản lý tài liệu chuyên nghiệp, và cho phép khai thác dữ liệu nhanh chóng,…
Đảm bảo tính liền mạch của hệ thống
“Nếu không thể lắp các quy trình lại với nhau sau khi chuyển đổi số, tức là doanh nghiệp chưa chuyển đổi số gì.”
Một nguyên tắc khác khi doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện chuyển đổi số đó là họ cần đặc biệt quan tâm tới sự tích hợp hệ thống sau triển khai, đảm bảo đầu ra phải thống nhất và liền mạch, tránh việc phân mảnh công việc và thông tin.
Một giải pháp được các chuyên gia chuyển đổi số khuyến nghị đó là áp dụng ngay từ đầu các nền tảng quản trị doanh nghiệp tổng thể để giảm chi phí (đầu tư 1 lần), vừa đảm bảo tính liền mạch do triển khai trên 1 hệ thống phần mềm duy nhất.
Biến FastWork thành một phần trong chiến lược chuyển đổi số của bạn
Nền tảng quản trị doanh nghiệp số của chúng tôi được thiết kế để giúp quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ. Với hệ thống 23+ tính năng bao phủ khắp các khía cạnh quản lý, điều hành doanh nghiệp, ngôn ngữ tiếng Việt, giao diện dễ sử dụng và hệ thống tài nguyên support 24/7 cùng cam kết đồng hành cùng khách hàng tới khi thành công.
FastWork giúp thúc đẩy các nỗ lực chuyển đổi số ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng các gói ưu đãi liên tục và chi phí đầu tư chỉ 46k/người dùng/tháng cho full nền tảng gồm: HRM- CRM- Eoffice và WORK. Liên hệ với các chuyên gia chuyển đổi số của chúng tôi để được tư vấn 1-1 với bài toán riêng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay.