Zalo Youtube Phone

Có Nên Xây Dựng Phòng Marketing Inhouse Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ?

By 8 Tháng Mười, 2020Tháng Mười Một 13th, 2020Kiến thức, Sales & Marketing

Marketing là bộ phận giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm/ dịch vụ ra thị trường, xây dựng lòng tin với khách hàng và tạo phễu thu hút khách hàng tiềm năng. Vì vậy, hoạt động marketing gắn chặt với hoạt động bán hàng tăng doanh thu. Xây dựng phòng marketing hiệu quả là quan tâm hàng đầu của nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực, nhiều doanh nghiệp nhỏ vẫn đang do dự triển khai phòng marketing inhouse hay thuê ngoài. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các thông tin giúp nhà quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng phòng marketing inhouse tối ưu nhất. 

Tìm hiểu sơ lược về phòng marketing inhouse

Marketing inhouse là việc doanh nghiệp xây dựng đội ngũ nhân sự đầy đủ chức năng để thực thi các chiến dịch và hoạt động marketing mà thuê ngoài. Trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một nhân viên phòng marketing thường kiêm nhiều hơn 1 nhiệm vụ để tối ưu chi phí nhân sự. Marketing inhouse đôi khi được gọi là marketing du kích hoặc marketing kéo và marketing đẩy. Đó cũng là chiến lược xây dựng phòng Marketing của nhiều doanh nghiệp SME hiện nay.

Nghe có vẻ khó tin nhưng nhiều doanh nghiệp có bộ phận bán hàng nhưng không hề có bộ phận marketing. Vì thế các hoạt động quản lý sản phẩm, quản lý thương hiệu,… và một loạt các công việc khác thường diễn ra rời rạc.

Nhà quản trị sẽ xây dựng phòng marketing bao gồm những bộ phận nào?

Các tiêu chí xây dựng phòng Marketing
Các tiêu chí xây dựng phòng Marketing
  • Đầu tiên là giám đốc marketing
  • Trưởng phòng marketing
  • Các nhà nghiên cứu thị trường để tìm hiểu về đối tượng mục tiêu
  • Nhân viên phòng quan hệ công chúng
  • Dịch vụ thiết kế và sáng tạo

Quy trình xây dựng phòng marketing

Xây dựng phòng Marketing không chỉ đơn thuần là tuyển nhân sự với đầy đủ chức năng. Tùy loại hình, quy mô, định hướng mà doanh nghiệp sẽ xác định các yếu tố để xây dựng phòng marketing hợp lý và tối ưu nhất.

Các bước cần thực hiện để xây dựng phòng marketing hoàn chỉnh:

Bước 1. Tìm hiểu rõ thị trường và các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Cần đặt ra các vấn đề sau:

– Thị trường nào đang chưa được phục vụ thỏa mãn?

– Thị trường đó mang lại lợi nhuận gì?

– Cần phải có được bao nhiêu thị phần cần thiết?

– Liệu có sự cạnh tranh lớn tại thị trường sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp chuẩn bị  cung ứng?

– Đâu là điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh có thể tận dụng?

– Liệu thị trường có mong muốn và đánh giá cao những sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ đưa ra?

Bước 2 – Hiểu khách hàng để xây dựng phòng Marketing đúng hướng 

Nhà quản trị cần tự trả lời các câu hỏi sau:

– Các khách hàng tiềm năng mua sắm các sản phẩm/dịch vụ như thế nào?
– Khách hàng quan trọng nhất là ai và ai hay điều gì có ảnh hưởng nhất đến quyết định mua hàng của họ

– Các thói quen mua bán của khách hàng là gì?

Bước 3 – Chọn lựa thị trường phù hợp nhất

Hiện nay, thị trường có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp sẽ gặt hái nhiều thành công hơn nếu tiến vào vùng đất nhỏ thay vì sa mạc rộng lớn. Nên lựa chọn một thị trường cụ thể mà doanh nghiệp có thế mạnh nhất và tập trung vào đó.

Bước 4 – Xây dựng phòng marketing với đội ngũ nhân sự vừa – đủ – tốt

Sau khi đã xác định được đối tượng khách hàng thị trường hoạt động, Nhà quản trị nên nhanh chóng xác định các vị trí nhân sự cốt lõi cho bộ phận marketing. Số lượng vừa phải để không lãng phí tài nguyên nhưng phải đủ chức năng để phục vụ công việc. Ngoài ra, các nhân sự phải thực sự có chuyên môn tốt để có thể linh hoạt xử lý và nâng cao hiệu quả làm việc.

Bước 5 – Phát triển các thông điệp marketing 

Thông điệp marketing sẽ là chìa khóa để mọi hoạt động về sau đi đúng hướng. Để xác định thông điệp, nhà quản trị cần:

– Chứng minh rằng nhu cầu đó quan trọng đến mức cần được thỏa mãn ngay
– Giải thích về những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được từ việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ hay giải pháp của doanh nghiệp

– Mức giá, phí và điều khoản thanh toán.

Bước 6 – Xác định các phương thức truyền thông phù hợp

Xác định các phương thức truyền thông phù hợp

Cần sử dụng phương tiện, cách thức truyền thông phù hợp với những phân tích về đối tượng khách hàng để thông điệp marketing chạm tới người nghe. 

Bước 7 – Xác định mục tiêu marketing và bán hàng

Mục tiêu marketing và bán hàng tác động trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy, nhà quản trị cần xác định mục tiêu phù hợp và thực tiễn với nguồn lực. 

  • Hợp lý
  • Có thể đánh giá
  • Có thể đạt được
  • Thực tế
  • Cụ thể về thời gian

Các mục tiêu của doanh nghiệp nên bao gồm những yếu tố tài chính như doanh số bán hàng thường niên, lợi nhuận thuần, doanh thu trên mỗi nhân viên bán hàng,… Tuy nhiên, chúng cũng nên bao gồm các yếu tố phi tài chính như số lượng sản phẩm bán ra, các hợp đồng được ký kết, số khách hàng mới, các bài báo đăng tải

Bước 8 – Xây dựng ngân sách marketing 

Phân bổ và kiểm soát ngân sách là công việc quan trọng hàng đầu khi xây dựng phòng marketing. Nhà quản trị cần lưu ý, bên cạnh phân bổ chi phí cho các công việc liên quan trực tiếp đến thu hút khách hàng tiềm năng, quảng cáo, thương hiệu,… cần phân bổ chi phí hành chính như lương nhân viên, máy móc thiết bị làm việc,….

Với sự gia tăng của truyền thông kỹ thuật số, các đối thủ cạnh tranh mới và các mô hình kinh doanh là áp lực lớn. Lợi thế sẽ thuộc về doanh nghiệp có tầm nhìn thị trường lớn nhất và đề xuất giá trị tốt nhất. Và đó chính xác là lời hứa mà marketing có thể mang lại. Tuy nhiên, không nên vội vàng xây dựng phòng Marketing mà vấp phải lỗi sau:

  • Lựa chọn nhầm cơ cấu 
  • Thiếu định hướng, kế hoạch và mục tiêu phòng ban, mục tiêu từng cá nhân, lịch chiến dịch nên chiến thuật, chiến lược đưa ra khó tiếp cận, khó hiểu.
  • Không có mục tiêu chiến dịch toàn diện và thông điệp
  • Thiếu cả nhân sự 
  • Không có kênh tuyển dụng phù hợp, 
  • Không có phòng nhân sự đủ mạnh, thiếu trình độ Marketer

Đừng mắc những lỗi phổ biến này trong việc xây dựng phòng Marketing phục vụ doanh nghiệp 

Vai trò của việc setup phòng marketing

 Vai trò của việc setup phòng marketing
Vai trò của việc setup phòng marketing

Việc xây dựng phòng Marketing đóng một ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh và là sứ mệnh của một doanh nghiệp. Nó được coi như bộ mặt của doanh nghiệp, điều phối và sản xuất tất cả các tài liệu. Đồng thời tạo ra một hình ảnh bao quát thể hiện doanh nghiệp theo một cách tích cực.

  • Giúp tiết kiệm được chi phí và tránh những rủi ro khi thuê đầy đủ các nhân sự trong giai đoạn hiện tại
  • Xác định và quản lý thương hiệu của doanh nghiệp 
  • Sản xuất tài liệu Marketing và quảng cáo.
  • Theo dõi và quản lý mạng xã hội
  • Thúc đẩy tăng trưởng và lợi nhuận
  • Tìm được khách hàng tiềm năng và cơ hội mới ổn định

Gợi ý giải pháp hỗ trợ xây dựng phòng Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

 Gợi ý giải pháp hỗ trợ xây dựng phòng Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Gợi ý giải pháp hỗ trợ xây dựng phòng Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

“Vừa phải nhưng chất lượng” vẫn là tiêu chí hàng đầu khi nhà quản trị SME xây dựng phòng Marketing. Để hoạt động quản lý công việc, dự án dễ dàng, linh hoạt và tối ưu đúng như nhu cầu của SME, nhà quản trị nên áp dụng công nghệ vào quản lý.

  • Fastwork Workplace – Quản lý công việc cá nhân và phòng ban

Tự động cập nhật, thống kê, nhắc nhở công việc cá nhân khi đến hạn. Nhà quản trị thiết lập ngay kế hoạch năm, kế hoạch tháng trên phần mềm

  • Fastwork Project – Quản lý công việc dự án

Dễ dàng lập dự án và phân bổ nguồn lực, thiết lập thời hạn cho các dự án marketing. Mọi nhân viên và người quản lý dự án đều trao đổi và theo dõi tiến độ dễ dàng trên phần mềm


Leave a Reply