Có thể nói, “doanh nghiệp số” là vấn đề toàn cầu trong một thời kỳ kinh tế tăng trưởng & cải cách số hóa liên tục như hiện nay. Có rất nhiều doanh nghiệp, thậm chí đã bắt đầu số hóa mà không nhận ra? Mô hình đánh giá mức độ trưởng thành số (Digital Maturity Model) ra đời giúp doanh nghiệp định vị & đo lường thực trạng chuyển đổi số nhằm khắc phục những khó khăn trên bao gồm 8 thước đo – phân loại thành 6 cấp độ và tính điểm cho từng tiêu chí nhỏ nhất. Nhờ đó, các CEO có thể xác định chính xác các chỉ tiêu ưu tiên khi xây dựng chiến lược & hoàn thiện lộ trình chuyển đổi số. Đồng thời có cơ sở để tìm kiếm & chọn được các giải pháp số hóa phù hợp, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Bài viết này bao gồm tổng hợp đầy đủ nhất các phân tích lợi ích, những yếu tố cốt lõi có trong mô hình đánh giá mức độ trưởng thành số, đồng thời gợi ý cho các CEO về giải pháp cải tiến quản trị & vận hành giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ số hóa.
Mục lục nội dung:
- Mô hình trưởng thành số (Digital Maturity Model – DMM) là gì?
- Mối quan hệ giữa mức độ trưởng thành số & sự tăng trưởng của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp đánh giá mức độ trưởng thành số dựa trên mô hình thang đo 6 cấp độ, 27 hạng mục phụ
- 5 mức độ trưởng thành số của doanh nghiệp Việt Nam theo Bộ TT&TT
- Thang đo mẫu mức độ trưởng thành số: thước đo Quy trình vận hành
- Số hóa quy trình vận hành – nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp tăng mức độ trưởng thành số
Mô hình trưởng thành số (Digital Maturity Model – DMM) là gì?
Mô hình trưởng thành số (Digital Maturity Model – DMM) là khuôn khổ được doanh nghiệp sử dụng để đánh giá hiện trạng và hiểu rõ mức độ trưởng thành kỹ thuật số hiện tại, xác định khoảng cách từ điểm xuất phát đến mục tiêu số hóa. Kết quả nhận được sẽ là cơ sở để các CEO & chuyên gia hoạch định chiến lược, xây dựng các sáng kiến & lộ trình chuyển đổi số phù hợp.
Chuyển đổi số rất đa dạng, không có con đường và hình mẫu chung cho tất cả, do vậy mỗi doanh nghiệp cần xác định mục tiêu & lộ trình riêng dựa trên tầm nhìn và chiến lược kinh doanh. Nhưng trước khi đạt được mức trưởng thành về kỹ thuật số, các nhà điều hành cần đánh giá chính xác “sức khỏe nội tại” và khả năng triển khai của doanh nghiệp.
Dave Rutkowski – CEO của Performance Improvement Partners nhận định, “Sự trưởng thành về kỹ thuật số là khả năng doanh nghiệp nhanh chóng đáp ứng hoặc tận dụng tốt cơ hội phát triển trên thị trường dựa trên các nền tảng công nghệ, nguồn nhân lực và công cụ kỹ thuật số. Đồng thời đó còn là khả năng chuyển đổi số toàn diện trên toàn tổ chức, từ con người, văn hóa đến quy trình vận hành để đạt được kết quả kinh doanh như kỳ vọng”.
Đánh giá trưởng thành số là bước quan trọng giúp doanh nghiệp tránh được “bẫy chuyển đổi số”. Ví dụ như: Sử dụng chồng chéo công cụ công nghệ không hiệu quả, gây mất thời gian và tốn chi phí; Thiếu sự chuẩn bị về mặt tâm lý, số hóa quy trình rời rạc; Rò rỉ dữ liệu,… Cụ thể về vai trò của đánh giá mức độ trưởng thành, mời bạn đọc những số liệu thực tế dưới đây.
Mời bạn đọc thêm bài phân tích Bức tranh tổng quan về Chuyển đổi số và vai trò của nó trong nền kinh tế số
Mối quan hệ giữa mức độ trưởng thành số & sự tăng trưởng của doanh nghiệp
Dưới tác động của đại dịch Covid-19, chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc với mỗi quốc gia và tổ chức. Đồng thời đây là yếu tố thúc đẩy các nhà lãnh đạo tiến hành số hóa doanh nghiệp sớm hơn dự kiến, với tốc độ chuyển đổi chưa từng thấy trước đó.
- 63% các nhà lãnh đạo cho rằng, họ chấp nhận chuyển đổi số sớm hơn so với kế hoạch ban đầu do dịch Covid-19
- 85% Giám đốc điều hành cho biết, khi bắt đầu có Covid-19, doanh nghiệp của họ đã nhanh chóng áp dụng các công nghệ kỹ thuật số giúp nhân viên tăng hiệu quả tương tác và cộng tác
- 97% Giám đốc CNTT toàn cầu tin rằng, chuyển đổi số giúp hoạt động kinh doanh nhanh chóng phục hồi, kỳ vọng lượng khách hàng sẽ tăng lên và giúp doanh nghiệp giải quyết nhiều thách thức trong tương lai.
Thực tế, các công ty có mức trưởng thành số càng cao sẽ thích ứng nhanh khi thị trường biến đổi và có lợi thế cạnh tranh hơn. Hầu hết các công ty này đều có quy trình vận hành & tiếp thị cùng tầm nhìn & văn hóa vượt trội. Theo nghiên cứu của Deloitte, 43% các công ty trưởng thành về kỹ thuật số có doanh thu & lợi nhuận ròng cao hơn so với mức trung bình trong ngành (xem chi tiết tại hình ảnh bên dưới).
Như vậy, rõ ràng có thể khẳng định, mức độ trưởng thành số doanh nghiệp càng cao, tăng trưởng doanh thu và biên lợi nhuận ròng càng lớn. Đọc đến đây, chắc chắn bạn sẽ tự hỏi: Vậy, làm thế nào để tôi đo lường được mức độ trưởng thành số của doanh nghiệp mình? Dựa trên những yếu tố & hạng mục nào?
Doanh nghiệp đánh giá mức độ trưởng thành số dựa trên mô hình thang đo 6 cấp độ, 27 hạng mục phụ
Giống như tăng trưởng về thể chất, trưởng thành số là một quá trình cần thời gian để phát triển trên toàn tổ chức. Các mô hình đánh giá ra đời giúp doanh nghiệp đo lường mức độ trưởng thành số toàn diện, dựa trên các khía cạnh chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2018, Deloitte và Diễn đàn TM đã giới thiệu mô hình trưởng thành kỹ thuật số dựa trên kiến thức & kinh nghiệm tổng hợp từ các công ty công nghệ & tư vấn trên toàn cầu. Theo đó, mức độ trưởng thành số của doanh nghiệp được đo lường trên 6 trụ cột chính, bao gồm: Khách hàng, Vận hành, Chiến lược, Công nghệ, Văn hóa và Dữ liệu. Cụ thể,
6 yếu tố đo lường mức độ trưởng thành số của doanh nghiệp:
- Khách hàng: Được khách hàng xem là đối tác kỹ thuật số, đánh giá việc cung cấp các kênh giúp họ tương tác hiệu quả.
- Chiến lược: Mức độ doanh nghiệp hoạt động để tăng lợi thế cạnh tranh thông qua các sáng kiến số hóa phát triển chiến lược kinh doanh tổng thể.
- Công nghệ: Khả năng khởi tạo, xử lý, lưu trữ, bảo mật và trao đổi dữ liệu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp.
- Vận hành: Đánh giá hiệu suất sử dụng công nghệ kỹ thuật số để thúc đẩy quản lý chiến lược và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Văn hóa: Đánh giá khả năng phát triển văn hóa tổ chức và thu hút & đào tạo nhân viên có kỹ năng số.
- Dữ liệu: Đánh giá khả năng của tổ chức về mặt chiến lược và hoạt động sử dụng hiệu quả các tài nguyên dữ liệu & thông tin để tối đa hóa giá trị kinh doanh.
Ngoài ra, để đánh giá các khía cạnh của doanh nghiệp một cách toàn diện & chính xác, 6 trụ cột chính đã được Deloitte chia thành 27 hạng mục phụ với 179 tiêu chí con.
Các nhà quản lý có thể dựa vào các tiêu chí đó và tiến hành đánh giá theo thang điểm tương ứng với mức độ trưởng thành. Điểm càng cao thì mức độ trưởng thành càng cao. Dựa trên kết quả phân tích, doanh nghiệp sẽ xác định được các hạng mục nên tập trung ưu tiên phát triển trong quá trình chuyển đổi số.
Vẫn dựa trên mô hình 6 trụ cột trên (Deloitte), tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã điều chỉnh số chỉ tiêu cùng thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số để phù hợp với các mô hình doanh nghiệp trong nước. Cụ thể như sau,
- Bộ chỉ số cho Doanh nghiệp nhỏ & vừa gồm 6 trụ cột, 10 thành phần, 60 tiêu chí, và tổng điểm đánh giá là 320 điểm
- Bộ chỉ số cho Doanh nghiệp lớn gồm 6 trụ cột, 25 thành phần, 139 tiêu chí, và tổng điểm đánh giá là 695 điểm
- Bộ chỉ số cho Tập đoàn/Tổng công ty gồm 6 trụ cột, 139 tiêu chí và điểm đánh giá là tổng điểm các đơn vị thành viên.
Để hiểu chi tiết về Cấu trúc bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ trưởng thành số dành cho doanh nghiệp Việt Nam theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đề xuất bạn tìm đọc nội dung tại đây
5 mức độ trưởng thành số của doanh nghiệp Việt Nam theo Bộ TT&TT
Điều quan trọng quyết định sự thành bại trên hành trình chuyển đổi số là các nhà điều hành phải định vị được doanh nghiệp mình đang ở giai đoạn nào và đích đến cụ thể là gì. Lúc này, việc hiểu về thang đo đánh giá mức độ trưởng thành số sẽ giúp ích rất nhiều cho các CEO.
Tháng 12/2021, Bộ TT&TT đã phê duyệt Đề án xác định mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số. Theo đó, mức độ trưởng thành số được chia thành 6 cấp độ, phụ thuộc vào tổng điểm đánh giá các hạng mục mà doanh nghiệp đã đo lường trước đó, cụ thể:
- Mức 0 – Chưa chuyển đổi số: Doanh nghiệp hầu như chưa có hoạt động chuyển đổi số hoặc có nhưng không đáng kể;
- Mức 1 – Khởi động: Doanh nghiệp đã có một số hoạt động chuyển đổi số ở mức độ khởi động;
- Mức 2 – Bắt đầu: Doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng và bắt đầu có các hoạt động chuyển đổi số theo 6 trụ cột. Chuyển đổi số bước đầu mang lại lợi ích trong hoạt động kinh doanh & trải nghiệm của khách hàng;
- Mức 3 – Hình thành: Bắt đầu hình thành doanh nghiệp số. Việc chuyển đổi số cơ bản được hình thành ở các bộ phận, và mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng;
- Mức 4 – Nâng cao: Nền tảng số, công nghệ số, dữ liệu số giúp tối ưu nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng. Cơ bản trở thành doanh nghiệp số với một số mô thức kinh doanh chính dựa trên nền tảng số & dữ liệu số;
- Mức 5 – Dẫn dắt (nhóm dẫn đầu): Chuyển đổi số doanh nghiệp đạt mức độ tiệm cận hoàn thiện. Doanh nghiệp thực sự trở thành doanh nghiệp số với hầu hết phương thức & mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên nền tảng số và dữ liệu số. Doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt chuyển đổi số, tạo lập hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh.
Như vậy, dựa trên kết quả đo lường các chỉ tiêu trong mô hình đánh giá và đặc điểm phân loại 6 mức độ trưởng thành số, doanh nghiệp đã có thể xác định chính xác vị trí hiện tại, từ đó tối ưu quy trình chuyển đổi số trong các giai đoạn sau.
Qua những thông tin về 5 mức độ trưởng thành số trên, tự nhận định doanh nghiệp mình đang ở mức 0, mức 1, mức 2 hay mức 3, bạn muốn bắt đầu xây dựng lộ trình số hóa và nâng mức độ trưởng thành, đề xuất bạn tham khảo Giải pháp số hóa doanh nghiệp tiếp cận từ nền tảng: số hóa dữ liệu, chuyển đổi văn phòng điện tử E-office
Tuy nhiên khi áp dụng mô hình vào một doanh nghiệp có đặc thù nhất định, quá trình tự đánh giá sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là với những tổ chức chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai số hóa. Vì thế, các nhà quản lý có thể nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia hoặc đơn vị tư vấn chuyển đổi số uy tín. Họ sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian đánh giá trưởng thành số, và sớm xây dựng lộ trình, chiến lược & giải pháp chuyển đổi phù hợp.
Thang đo mẫu mức độ trưởng thành số: thước đo Quy trình vận hành
Phụ thuộc vào nhu cầu và đặc thù mỗi doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo có thể bắt đầu lựa chọn 1 trong 6 trụ cột để tiến hành đánh giá mức độ trưởng thành số. Tuy nhiên, hầu hết các nhà quản lý đồng ý cho rằng, quy trình vận hành tốt quyết định trên 80% khả năng số hóa thành công của doanh nghiệp.
Dưới đây là ví dụ mô hình đánh giá mức độ trưởng thành số trong vận hành, dành cho doanh nghiệp đang áp dụng quy trình Business Process Management (BPM).
- Nếu bạn chưa biết BPM là gì. Tham khảo bài phân tích chi tiết về Business Process Management của chúng tôi tại đây
Mô hình đánh giá quy trình vận hành doanh nghiệp dựa trên 8 tiêu chí được phân loại thành 6 cấp độ bao gồm:
- Mức độ số hóa
- Sự linh hoạt
- Quản lý nhiệm vụ
- Phát triển phần mềm BPM
- Trạng thái quy trình
- Số hóa hệ thống kiểm soát rủi ro
- Đánh giá hiện trạng
- Mức trưởng thành BPM.
Từ đó lượng hóa hiện trạng mức độ trưởng thành số, và đánh giá hiệu quả số hóa quy trình vận hành qua từng giai đoạn. Tương tự với các trụ cột (thang đo) khác, bạn cũng sẽ có 6 cấp độ từ 0-5 được mô tả cụ thể. Kết quả tổng hợp điểm sẽ cho biết mức độ số hóa toàn phần của doanh nghiệp bạn đang ở đâu.
Gợi ý doanh nghiệp tham khảo thang đo mẫu qua bảng dưới đây:
Xem và tải Thang đo mẫu mức độ trưởng thành số: Quy trình vận hành BPM tại đây.
Chúng tôi khuyến nghị bạn nên bám sát vào thang đo trên để thực hiện các đánh giá và cải tiến phù hợp, cũng như đưa ra các hành động thay đổi cần thiết được nhắm mục tiêu dựa trên cơ sở này.
Kết quả thu được sẽ là cơ sở để các nhà quản lý linh hoạt điều chỉnh các quy trình phù hợp với mục tiêu kinh doanh, giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trong dài hạn.
Trường hợp, doanh nghiệp bạn chưa đánh giá được mức độ trưởng thành số của doanh nghiệp, cần xây dựng lộ trình & cách thức số hóa, chuyển đổi số, đừng quên Đăng ký tư vấn giải pháp Chuyển đổi số FastWork nhé!
Số hóa quy trình vận hành – nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp tăng mức độ trưởng thành số
Được ví như tháp nhu cầu của Maslow, trước khi thấy được kết quả trưởng thành số như: gia tăng hiệu suất, khách hàng hài lòng, tạo ra lợi nhuận,… trước nhất doanh nghiệp cần xây dựng nền tảng hệ thống quản trị số vững chắc.
Ở giai đoạn đầu, các CEO có thể bắt đầu số hóa bằng việc lựa chọn những phần mềm có tính năng tác động sát sườn tới lợi ích của nhân sự, phần mềm có tính tương tác giữa cấp quản lý & nhân sự, giữa bộ phận sale & khách hàng. Ví dụ như: phần mềm chấm công, tính lương, phần mềm quản lý đề xuất phê duyệt, phần mềm quản trị phân luồng công việc & quản trị hiệu suất,…
Điều này dần dần sẽ giúp nhân sự hình thành thói quen làm việc trong môi trường số, tạo thuận lợi cho hoạt động số hóa doanh nghiệp toàn diện trong dài hạn.
Với dữ liệu tập trung, xuyên suốt, FastWork – nền tảng quản trị & điều hành doanh nghiệp toàn diện sẽ giúp các CEO giải quyết triệt để bài toán số hóa quản trị doanh nghiệp. Từ quản lý, phân luồng công việc từng cá nhân & phòng ban, quản trị hiệu suất nhân sự đến quản lý khách hàng – bán hàng.
Thay vì đầu tư nhiều giải pháp phần mềm lẻ tẻ thiếu tập trung và tốn kém chi phí, giờ đây các CEO đã có thể quản trị & vận hành doanh nghiệp dễ dàng, linh hoạt ngay trên 1 nền tảng trực tuyến duy nhất. Từ đó nhanh chóng tăng mức độ trưởng thành số, góp phần nâng cao hiệu suất & năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Để nhận tư vấn Miễn phí hoặc Demo 1-1 về phần mềm, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0983-089-715 hoặc điền thông tin đăng ký vào Form bên dưới!
Câu chuyện khách hàng trưởng thành số thành công:
- Xây dựng An Đức ứng dụng FastWork số hóa quản lý nhân sự, quy trình & vận hành
- Bánh kẹo Bảo Hưng ứng dụng FastWork đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp tổng thể
- Bệnh viện Âu Cơ số hóa quy trình quản trị nội bộ, giảm thiểu tối đa tác vụ thủ công