Đơn Giản Hóa “núi” Công Việc Đồ Sộ Của Nhà Quản lý Xưởng Sản Xuất

Nếu ví doanh nghiệp như một ngân hàng thì xưởng sản xuất chính là “cỗ máy in tiền” của doanh nghiệp. Lợi nhuận, thương hiệu và danh tiếng của doanh nghiệp được quyết định từ chất lượng sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp đó mang lại. Do đó quản lý xưởng sản xuất, quản lý sản phẩm là công tác sống còn của doanh nghiệp, đòi hỏi nhà quản lý phải: lên kế hoạch, tổ chức sản xuất, quản lý công nhân, máy móc thiết bị và nguồn vật tư một cách khoa học.

Từ xa xưa con người đã biết mở xưởng sản xuất để tạo ra sản phẩm, hàng hóa phục vụ nhu cầu sống của bản thân và cộng đồng. Tuy nhiên ngày nay, để điều hành hệ thống doanh kinh doanh, doanh nghiệp cần mở rất nhiều phòng ban như: phòng kinh doanh, kế toán, nhân sự, khu sản xuất,… Mặc dù nhiều phòng ban như vậy nhưng xưởng sản xuất vẫn là nơi bắt đầu và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.

Do đó công tác quản lý xưởng sản xuất cần được đặc biệt chú trọng để tạo ra dòng sản phẩm tốt nhất phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trên thị trường. Vậy núi công việc đồ sộ của nhà quản lý xưởng sản xuất gồm những gì? Làm sao để quản lý hiệu quả khu vực sản xuất.

1. Quản lý cấu trúc phân xưởng sản xuất

Nhà quản lý xưởng sản xuất có nhiệm vụ xây dựng và quản lý cấu trúc của phân xưởng đảm bảo sao cho tất cả các bộ phận hoạt động trơn tru.

 Quản lý cấu trúc phân xưởng sản xuất
Quản lý cấu trúc phân xưởng sản xuất

Muốn vậy nhà quản lý cần:

  • Phân chia khu vực sản xuất: với từng loại sản phẩm doanh nghiệp cần phân chia khu vực sản xuất thành các khu nhỏ khác nhau để tránh nhầm lẫn, quản lý chồng chéo.
  • Phân nhỏ nhân sự ra thành các tổ sản xuất khác nhau theo chức năng công việc để đảm bảo tính chuyên môn hóa trong cả quá trình 
  • Mỗi tổ sản xuất cần bổ nhiệm một quản lý nhóm sản xuất để họ thay bạn quản lý những công nhân trong nhà xưởng.
  • Ứng dụng phần mềm quản lý vào phân xưởng để nhà quản lý biết chính xác hiệu quả công việc từng nhóm cấu trúc sản xuất , từ đó lên kế hoạch điều chỉnh mô hình quản lý phù hợp.

Việc quản lý cấu trúc sản xuất phải được đưa lên hàng đầu vì đây là bước nền tảng giúp doanh nghiệp có quy trình quản lý chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian, tăng năng suất và tránh những sai sót khi đi vào thực hiện.

Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý sản xuất ERP – Tối ưu hóa từng giai đoạn trong quy trình sản xuất

2. Quản lý thiết bị, máy móc

Máy móc, thiết bị là công cụ hỗ trợ “đắc lực” của doanh nghiệp. Do đó việc quản lý máy móc thiết bị khoa học là hết sức quan trọng. Đây là công việc đòi hỏi doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch quản lý thông tin, tình trạng máy móc thiết bị kỹ lưỡng.  Căn cứ vào thông tin đó, nhà quản lý xưởng sản xuất sẽ lên kế hoạch nâng cấp, sửa chữa máy móc thiết bị kịp thời tránh những hư hại bất thường.

Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng, máy móc thiết bị tại các doanh nghiệp khấu hao hoặc chắp vá nên thường xuyên gặp trục trặc. Nếu không can thiệp, sửa chữa kịp thời, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ sản xuất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

quản lý thiết bị máy móc xưởng sản xuất

Để quản lý máy móc thiết bị hiệu quả, công nghệ chính là giải pháp tuyệt vời nhất.

Việc ứng dụng công nghệ vào quản lý tài sản máy móc mang lợi rất nhiều lợi ích:

  • Linh hoạt trong quản lý. Nhà quản trị có thể quản lý mọi lúc mọi nơi bằng thiết bị di động thông minh
  • Tiết kiệm chi phí thay mới thiết bị, chi phí nhân sự quản lý hồ sơ, dữ liệu, giám sát thiết bị máy móc
  • Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp. Giờ đây nhà quản trị không cần bỏ cả ngày để đi tham quan, kiểm tra thiết bị một cách thủ công như trước, mọi số liệu tình trạng máy móc đều được cập nhật trên phần mềm.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp lên kế hoạch bảo trì, nâng cấp thiết bị định kỳ tránh thiết bị hư hại bất thường 

3. Đánh giá năng lực sản xuất công nhân

Có thể nói máy móc và nhân sự là hai yếu tố làm nên thành công bất kỳ doanh nghiệp nào. Máy móc thiết bị hoạt động hiệu quả hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực sản xuất, vận hành của công nhân.

 Đánh giá năng lực sản xuất công nhân
Đánh giá năng lực sản xuất công nhân

Năng lực sản xuất của công nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm cuối cùng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó việc đánh giá chính xác năng lực sản xuất của từng tổ sản xuất, từng cá nhân trong xưởng là việc cần được nhà quản lý chú trọng.

Nhà quản trị có thể căn cứ vào kết quả đánh giá năng lực sản xuất của các tổ sản xuất để lên kế hoạch điều chỉnh, phân bổ nhân sự hoặc thay đổi quy trình sản xuất cho phù hợp.

Việc nắm rõ năng lực của các nhóm sản xuất trong doanh nghiệp giúp cho quá trình quản lý xưởng sản xuất trở nên khoa học và nhanh gọn hơn. Giúp doanh nghiệp tránh tình trạng sau khi lên kế hoạch và bắt tay vào thực hiện sản xuất nhưng phân bổ nhân sự sai chức năng vào các tổ sản xuất.

4. Quản lý quy trình sản xuất

Nhà quản lý xưởng sản xuất phải lên kế hoạch quản lý và kiểm soát từng bước trong quy trình sản xuất để đảm bảo các công đoạn sản xuất được thực hiện đúng kế hoạch để đề ra.

Việc một trong các khâu sản xuất đi chệch hướng sẽ khiến toàn bộ chu trình phải điều chỉnh theo để duy trì dây chuyền sản xuất đang hoạt động. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp.

Một lỗi quan trọng nhất trong công tác quản lý quy trình sản xuất mà doanh nghiệp thường gặp đó là quản lý máy móc thiếu khoa học dẫn đến hư hỏng bất thường làm chậm tiến độ dự án.

Trên thực tế, đội ngũ kỹ thuật tại các doanh nghiệp sản xuất còn nhiều hạn chế, do đó nhà quản lý cần sát sao hơn nữa trong quá trình quản lý các công đoạn sản xuất, máy móc trang thiết bị tránh tình trạng nhân viên không có việc làm do máy móc hư hại.

Một lần nữa công nghệ là giải pháp cứu cánh cho các nhà quản trị, giờ đây tất cả công tác lên kế hoạch, phân chia nhiệm vụ, quản lý quy trình, theo dõi tiến độ, đề xuất giải quyết vấn đề phát sinh,… đã trở nên đơn giản & hiệu quả hơn khi doanh nghiệp sản xuất ứng dụng phần mềm FastWork.

Gợi ý tìm hiểu: Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) là gì? Một số nguyên tắc doanh nghiệp cần biết

5. Quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra doanh nghiệp

Sản phẩm là kết quả cuối cùng của chuỗi công đoạn sản xuất. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố như: nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại, quản lý xưởng sản xuất khoa học,… Tuy nhiên công tác quản lý hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp chiếm được 50% cơ hội thành công qua đó làm tăng sức cạnh tranh và sớm mở rộng quy mô thị trường.

 Quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra doanh nghiệp
Quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra doanh nghiệp

Có thể nói, sản phẩm là yếu tố cốt lõi giữ chân khách hàng, quyết định uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường, Vì vậy vai trò của công tác quản lý sản phẩm rất quan trọng.

Nhà quản lý trước chuyển hàng vào kho phải kiểm tra: số lượng, chất lượng sản phẩm, bao bì, nhãn mác, thương hiệu, tiêu chuẩn đầu ra,… Việc kiểm tra càng kỹ lưỡng càng giúp doanh nghiệp lấy được lòng tin của khách hàng và tránh những phản hồi tiêu cực của khách hàng.

Kết luận

Nhìn chung quản lý xưởng sản xuất là công việc đòi hỏi thời gian, chi phí, tâm huyết của nhà quản trị. Để giảm gánh nặng của người quản lý xưởng sản xuất, giải pháp tốt nhất hiện nay là ứng dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp sản xuất.

Ứng dụng giải pháp như FastWork là công cụ hỗ trợ “đắc lực” giúp CEO quản lý tiến độ các đơn hàng sản xuất, quản lý nhân sự, công việc, khách hàng,… một cách khoa học, hiệu quả mọi lúc mọi nơi ngay trên Web App và Mobile App. Phần mềm đã được triển khai thành công cho các doanh nghiệp sản xuất tiêu biểu như VietChem, Hóa Keo Bình Thạnh, Nội thất A&More, Bao bì Hoa Nam,…

phần mềm quản lý doanh nghiệp sản xuất
Đăng ký tư vấn

Leave a Reply