Zalo Youtube Phone

Dành cho Marketer #2: Những hiểu biết cơ bản về Marketing 7P

By 9 Tháng Năm, 2021Kiến thức, Sales & Marketing

Khi sản phẩm, thị trường và nhu cầu khách hàng ngày một thay đổi nhanh chóng, việc áp dụng chiến lược marketing 7P sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra. 

Marketing 7P là công thức tiếp thị kết hợp giữa 7 yếu tố: Products (Sản phẩm), Price (Giá cả), Promotion (Quảng cáo), Place (Điểm phân phối), Packaging (Bao bì), Positioning (Định vị) và People (Con người). 

1. Products (Sản phẩm)

Yếu tố đầu tiên trong marketing 7P chính là Products (Sản phẩm). Việc hình thành thói quen xem xét sản phẩm như một nhà tư vấn tiếp thị bên ngoài, có thể giúp doanh nghiệp xác định sản phẩm đang kinh doanh hiện tại có phù hợp hay không.

Nhà quản trị có thể đặt các câu hỏi quan trọng như “Sản phẩm/Dịch vụ của doanh nghiệp có phù hợp với khách hàng và thị trường hiện nay hay không?”.

Products (Sản phẩm) được xem là yếu tố quan trọng nhất trong marketing 7P. Bất cứ khi nào doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm/dịch vụ, cần xem xét và đánh giá một cách thực tế xem “Liệu sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp có phù hợp với nhu cầu của khách hàng tại thời điểm này hay không?”. Hay sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp có điểm mạnh, điểm khác biệt hay ưu điểm gì với sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. 

Yếu tố đầu tiên trong marketing 7P chính là Products (Sản phẩm)
Yếu tố đầu tiên trong marketing 7P chính là Products (Sản phẩm)

2. Price (Giá cả)

Yếu tố thứ 2 trong marketing 7P chính là Price (Giá cả). Nhà quản trị cần giữ thói quen khảo sát giá cả trên thị trường và kiểm tra lại giá sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp. Điều này giúp đảm bảo mức giá mà doanh nghiệp mang đến khách hàng phù hợp với mặt bằng giá chung trên thị trường.

Trong một số trường hợp doanh nghiệp cần thực hiện các chiến lược giảm giá hoặc tăng giá theo biến động của thị trường. 

Việc thay đổi các điều khoản và điều kiện bán hàng bằng cách dàn trải giá hàng tháng hoặc hàng năm có thể giúp doanh nghiệp bán được nhiều hơn. Trong marketing 7P việc kết hợp các sản phẩm/dịch vụ với nhau hoặc áp dụng các ưu đãi sẽ giúp tăng cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp. Để duy trì tính cạnh tranh và tồn tại trên thị trường, các doanh nghiệp buộc phải tiến hành điều chỉnh giá thường xuyên. 

Yếu tố Price (giá cả)
Yếu tố Price (giá cả)

3. Promotion (Quảng cáo)

Yếu tố thứ 3 trong marketing 7P chính là Promotion (Quảng cáo). Đây được xem là chiến thuật không thể thiếu trong tiếp thị bán hàng.

Quảng cáo bao gồm tất cả các phương thức giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng. Đây cũng được xem là yếu tố quan trọng, quyết định đến thành bại của chiến lược marketing mix 7P.

Tất cả các công ty, doanh nghiệp lớn – nhỏ hoạt động ở mọi ngành đều phải sử dụng Promotion trong Marketing 7P nhằm giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng.

Một nguyên tắc trong quảng cáo chính là: Mọi phương thức tiếp thị hiện tại đều có thể lỗi thời và không còn tác dụng ở tương lai. Chính vì vậy doanh nghiệp cần triển khai và áp dụng các chiến lược bán hàng và tiếp thị và quảng cáo mới.

Các yếu tố trong Marketing 7P
Các yếu tố trong Marketing 7P

4. Place (Địa điểm phân phối)

Yếu tố thứ 4 trong marketing 7P chính là Place (Địa điểm phân phối). Trong marketing 7P, Place được hiểu là “địa điểm” nơi mà doanh nghiệp bán sản/dịch vụ đến khách hàng.

Nhà quản trị cần cân nhắc đến vị trí, địa điểm mà khách hàng và nhân viên bán hàng sẽ tiếp xúc với nhau. Đôi khi sự thay đổi về địa điểm bán hàng tại chính là yếu tố giúp doanh số tăng lên. 

Trong marketing 7P, doanh nghiệp có thể bán sản phẩm/dịch vụ ở nhiều nơi khác nhau. Nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức bán hàng trực tiếp, nơi nhân viên sales gặp gỡ và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Một số khác lại bán hàng qua điện thoại, email hay qua các sàn thương mại điện tử, website cửa hàng trực tuyến. 

5. Packaging (Đóng gói)

Yếu tố thứ 5 trong marketing 7P chính là Packaging (Đóng gói). Trong marketing 7P, Packaging được hiểu là yếu tố hình ảnh, bề ngoài của sản phẩm/dịch vụ qua cái nhìn của khách hàng tiềm năng.

Mọi người thường hình thành ấn tượng đầu tiên trong 30 giây đầu khi nhìn vào bao bì sản phẩm. Việc áp dụng những cải tiến nhỏ về bao bì hoặc hình thức bên ngoài của sản phẩm có thể dẫn đến những phản ứng khác nhau từ khách hàng. 

Trong marketing 7P, Packaging còn được hiểu là giao diện, hay hình ảnh doanh nghiệp. 

Khi IBM, được điều hành bởi Thomas J. Watson, Sr., Ông cho rằng: 99% giao tiếp trực quan mà khách hàng sẽ có với công ty thông qua các nhân viên bán hàng của IBM. IBM bán thiết bị công nghệ cao, Watson biết khách hàng sẽ đánh giá uy tín sản phẩm thông qua mức độ tin tưởng nhân viên sale. Chính vì vậy ông đã thiết lập quy tắc về trang phục và bề ngoài với nhân viên IBM. 

Do đó, mọi nhân viên bán hàng của IBM được yêu cầu phải trông giống như một chuyên gia về mọi mặt. Trong trang phục của họ phải bao gồm vest tối màu, cà vạt tối màu, áo sơ mi trắng, kiểu tóc nghiêm túc, giày sáng bóng, móng tay sạch sẽ. Và các đặc điểm khác đều thể hiện thông điệp về sự chuyên nghiệp và năng lực.

Packaging là yếu tố thứ 5 trong 7P
Packaging là yếu tố thứ 5 trong 7P

6. Positioning (Định vị)

P tiếp theo marketing 7P chính là Positioning (Định vị), đây là yếu tố quan trọng trong marketing 7P. Doanh nghiệp cần thường xuyên xác định vị ví của mình trong tâm trí của khách hàng và thị trường. Đặt ra các câu hỏi nhằm định vị thương hiệu của doanh nghiệp trong suy nghĩ của khách hàng như: Khách hàng nghĩ gì về doanh nghiệp của bạn? Doanh nghiệp của bạn có vị trí như thế nào trên thị trường? Mọi người nói gì về doanh nghiệp bạn với người khác? 

Trong cuốn sách nổi tiếng của Al Reis và Jack Trout – Positioning, các tác giả đã chỉ ra rằng cách doanh nghiệp được khách hàng nhìn nhận và nghĩ về chính là yếu tố quyết định thành công trong thị trường cạnh tranh. Giống như việc khách hàng nói về Mercedes Benz với “kỹ thuật chất lượng” và “cỗ máy lái xe tối tân” với BMW.

Trong mỗi trường hợp, khách hàng và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp luôn nhớ rõ thuộc tính, từ đó xác định mức độ sẵn sàng chi trả chi phí khi họ mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nhà quản trị cần suy nghĩ về vị trí của mình trong lòng khách hàng và vị thế của mình trên thị trường. 

Đầu tiên doanh nghiệp cần xác định vị trí mà mình muốn đặt được ở tương lai, từ đó đưa ra các giải pháp trong hiện tại. Doanh nghiệp phải làm gì khi tương tác với khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình? Doanh nghiệp cần thực hiện những thay đổi gì để được khách hàng lựa chọn vào hôm nay và trở thành sự lựa chọn tốt nhất với họ vào ngày mai?

Những hiểu biết cơ bản về Marketing 7P
Những hiểu biết cơ bản về Marketing 7P

7. People (Con người)

Chữ P cuối cùng trong marketing 7P chính là People (Con người). Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong marketing 7P mà doanh nghiệp cần quan tâm. Nhà quản trị cần dành nhiều thời gian quan tâm đến yếu tố con người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Áp dụng quy trình quản lý nhân sự, quản lý thời gian hợp lý nhằm tạo ra môi trường làm việc lý tưởng, hiệu suất cao cho doanh nghiệp.

Trong marketing 7P, yếu tố con người còn được hiểu là những nhân sự chịu trách nhiệm trong quy trình bán hàng, người lên chiến lược tiếp thị trong doanh nghiệp. Tuyển dụng được nhân sự chất lượng, có đầy đủ trình độ và kỹ năng chính là cách doanh nghiệp xây dựng sức mạnh từ bên trong. 

Trong cuốn sách bán chạy nhất của mình, Good to Great, Jim Collins đã phát hiện ra yếu tố quan trọng nhất được các công ty tốt nhất áp dụng chính là “Để đúng người lên xe buýt và người không đúng xuống xe”. Một khi doanh nghiệp đã thuê đúng người, bước thứ hai chính là “đưa đúng người vào đúng vị trí trên xe buýt. là “tìm đúng người vào đúng chỗ trên xe buýt”. 

FastWork vừa cung cấp những kiến thức về chiến lược 7P trong marketing mix đến các marketer và nhà quản trị. Marketing 7P được xem là chiến lược tiếp thị không thể thiếu trong thời buổi cạnh tranh thị trường khốc liệt như hiện nay. Áp dụng đúng Marketing 7P sẽ giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh, tồn tại và phát triển vững mạnh trên thị trường. 

Tham khảo thêm:
Dành cho Marketer #1: Landing page là gì? Làm thế nào tối đa hóa chuyển đổi với LP?
Tips hướng dẫn xây dựng Landing page bán hàng có khả năng chuyển đổi cao
Dành cho Marketer #3: Marketing Automation là gì?
Các chiến lược bán hàng phổ biến cho Start-ups
Hướng dẫn các bước xây dựng quy trình bán hàng 2021

Leave a Reply