[Updated] Hướng dẫn các bước xây dựng sơ đồ quy trình bán hàng

By 18 Tháng Ba, 2021Tháng Mười Một 18th, 2021Kiến thức, Sales & Marketing, Tin nổi bật

Mục đích của hoạt động theo sơ đồ quy trình bán hàng là gì? Một quy trình bán hàng có những bước nào? Đó sẽ là những câu hỏi được đặt ra đối với một nhân viên bán hàng mới hay thậm chí là người mới bước chân vào vị trí quản lý bán hàng.

Quy trình bán hàng không dừng lại ở hoạt động mua – bán sản phẩm/dịch vụ giữa người bán và khách hàng. Đó là sẽ là một quá trình được bắt đầu rất lâu từ trước khi khách hàng và nhân viên có sự tiếp xúc với nhau. 

Vậy sơ đồ quy trình bán hàng là gì?

Quy trình bán hàng sẽ bao gồm các hoạt động:

  • Hoạt động phát triển và nuôi dưỡng mối quan hệ giữa khách hàng và người bán
  • Giúp đội ngũ kinh doanh triển khai các chiến lược tiếp thị một cách hiệu quả
  • Tiết kiệm chi phí tìm kiếm khách hàng mới và tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng cũ hơn
  • Thúc đẩy doanh số bán hàng

Các bước trong một sơ đồ quy trình bán hàng hoàn hảo

Sẽ tùy thuộc vào tính chất kinh doanh và lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động sẽ có đội ngũ nhân viên và các đại diện bán hàng khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, các bước tiêu chuẩn trong sơ đồ quy trình bán hàng thông thường hầu hết được triển khai giống nhau. Bắt đầu từ việc tìm kiếm khách hàng, thu hút khách hàng, bán hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ.

07 bước trong quy trình bán hàng chuẩn được liệt kê dưới đây:

Bước 1: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Đây sẽ là bước sơ khai trong quy trình bán hàng. Tại bước này doanh nghiệp sẽ triển khai hoạt động tìm kiếm khách hàng và xem xét nhu cầu của họ đối với sản phẩm/dịch vụ. Song song với đó, đội ngũ kinh doanh cũng có thể xem xét đối tượng khách hàng này có khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hay không.

Các bước trong sơ đồ quy trình bán hàng
Các bước trong sơ đồ quy trình bán hàng

Bước 2: Chuẩn bị

Đội ngũ kinh doanh sẽ xúc với khách hàng tại giai đoạn này, bằng cách tiếp cận thị trường và thu thập dữ liệu liên quan đến hoạt động mua – bán hay dịch vụ. Đội ngũ cũng có thể phát triển chiến lược bán hàng của mình bằng cách nhắm đến mục tiêu là nhu cầu của khách hàng. 

Bước 3: Tiếp cận

Doanh nghiệp có thể tiếp cận sâu hơn với khách hàng tiềm năng của mình ở giai đoạn này. Thông qua các hình như email, gọi điện thoại, hay gặp gỡ trực tiếp. 

Một chương trình quà tặng, khuyến mãi hay mẫu dùng thử miễn phí là những cách thu hút sự chú ý để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn. 

Tìm hiểu thêm: Phần mềm CRM là gì? Review TOP 8 phần mềm quản lý khách hàng CRM

Bước 4: Thuyết trình bán hàng

Đội ngũ nhân viên sẽ trình bày những tính năng nổi trội của sản phẩm tới khách hàng mục tiêu của mình, đưa ra những cam kết về đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của khách hàng. Bản thuyết trình về sản phẩm có thể ở nhiều dạng khác nhau, không nhất thiết là một phương pháp truyền tải mà linh động đối với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Các tài liệu sản phẩm có thể lưu trữ dưới dạng file bản cứng như catalogue, flyer,… Hay các định dạng bản mềm như file PDF, PowerPoint hoặc dạng video, hình ảnh kỹ thuật số,…

Bước 5: Giải quyết mục tiêu

Sau khi đã quảng cáo thành công sản phẩm/dịch vụ tới đối tượng khách hàng tiềm năng, đội ngũ bán hàng cần giải quyết về những quan điểm và phản hồi của khách hàng về sản phẩm. Bước này khá quan trọng bởi nó có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong quá trình tiến đến bước chốt đơn. 

Về cơ bản, các bước tiêu chuẩn trong sơ đồ quy trình bán hàng thông thường hầu hết được triển khai giống nhau
Về cơ bản, các bước tiêu chuẩn trong sơ đồ quy trình bán hàng thông thường hầu hết được triển khai giống nhau

Bước 6: Chốt đơn

Bước kết thúc quy trình mua – bán này đòi hỏi rất nhiều sự khéo léo từ những nhân viên bán hàng. Tốt hơn hết là tại bước này đội ngũ nhân viên mới đưa ra giá thành sản phẩm/dịch vụ sau khi đã trình bày các tính năng và lợi ích đem lại cho khách hàng. Hãy hoàn thành bước này một cách cẩn thận và khéo léo đề người mua cảm thấy họ được mua hơn là bị mua. 

Mẹo bán hàng:
Hãy cung cấp cho khách hàng mình những mức chiết khấu, giảm giá khác nhau với những điều kiện khác nhau để họ có sự lựa chọn. Điều này sẽ thôi thúc niềm phấn khích khi được mua hàng của khách hàng hơn. 

Tìm đọc thêm: 8 tuyệt chiêu tăng doanh số bán hàng (Áp dụng mọi lĩnh vực)

Bước 7: Đánh giá chất lượng

Những nhân viên bán hàng thường mắc một sai lầm đó là họ nghĩ quy trình bán hàng đã kết thúc sau khi khách hàng trả tiền và hoàn thành đơn hàng. Tuy nhiên, chất lượng cả quá trình mua bán và ấn tượng về sản phẩm/dịch vụ của khách hàng sẽ nằm nhiều ở sự trải nghiệm sau khi mua hàng. Nếu khách hàng cảm thấy hài lòng sau quá trình mua bán, sẽ dễ dàng để họ quay lại lần sau và gia tăng tỷ lệ thành công cho quy trình bán hàng tiếp theo cũng như ảnh hưởng tích cực đến doanh số trong tương lai. 

Doanh nghiệp tham khảo Những phần mềm Quản lý bán hàng tốt nhất 2021

Hướng dẫn cách xây dựng lưu đồ quy trình bán hàng

Lưu đồ quy trình bán hàng là một sơ đồ biểu diễn các giai đoạn khác nhau trong một quy trình bán hàng. Sơ đồ biểu diễn quá trình một sản phẩm di chuyển qua các giai đoạn khác nhau để đến một mục đích cuối cùng là đến tay khách hàng. 

Lưu đồ bán hàng là rất cần thiết trong việc đào tạo đội ngũ bán hàng cũng như các vị trí quản lý, đại diện bán hàng. Đối với mỗi loại hình kinh doanh và quy mô doanh nghiệp khác nhau sẽ ứng dụng những sơ đồ quy trình bán hàng khác nhau. Bởi mỗi giai đoạn trong quy trình bán hàng của mỗi lĩnh vực sẽ có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. 

Cùng theo dõi một sơ đồ quy trình bán hàng cơ bản dưới đây có thể áp dụng với hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ.

Sơ đồ quy trình bán hàng cơ bản cho các doanh nghiệp bán lẻ
Sơ đồ quy trình bán hàng cơ bản cho các doanh nghiệp bán lẻ
Tham khảo Quy trình bán hàng B2B cơ bản

Giải pháp quản lý và tự động hóa quy trình: Cụ thể hóa lưu đồ quy trình bán hàng

Khi doanh nghiệp có sơ đồ quy trình bán hàng cụ thể, nhưng gặp khó khăn trong quản lý, không nắm bắt chi tiết quy trình bán hàng có đang thực hiện theo quy trình không, nhân sự nào phụ trách ở mỗi giai đoạn,… FastWork đề xuất bạn tham khảo phần mềm quản lý quy trình FastWork Workflow – Quản lý toàn bộ quy trình bán hàng: Quản lý tổng thể và chi tiết, hữu hình hóa quy trình, dễ dàng theo dõi, đánh giá cũng như điều chỉnh mỗi giai đoạn trong quy trình.

Với doanh nghiệp B2B, bên cạnh sử dụng các công cụ quản lý quy trình, đề xuất Nhà quản lý tham khảo thêm giải pháp FastWork CRM+ – hỗ trợ toàn bộ các hoạt động trong quy trình bán hàng.

Để nhận tư vấn và DEMO FREE giải pháp quản lý và tự động hóa quy trình FastWork WorkFlow, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ với FastWork qua Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin vào Form đăng ký dưới đây.

FastWork.vn tự hào là đơn vị đồng hành cùng hơn 3500+ doanh nghiệp Việt trong hành trình chuyển đổi số.

Được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất:
Tác dụng của phần mềm Quản lý bán hàng trong hành trình chuyển đổi số
Giúp doanh nghiệp lựa chọn 05 phần mềm Quản lý bán hàng dễ sử dụng nhất
07 Tips Quản lý kho hàng bằng Excel nhanh, gọn và chính xác
Công nghệ đã xóa tan nỗi sợ quản lý hàng tồn kho chuỗi bán lẻ như thế nào?

Đăng ký tư vấn

Leave a Reply