Zalo Youtube Phone

Thiết Lập Quảng Cáo Bán Hàng A-Z: “Chạy Doanh Số Cuối Năm”

By 19 Tháng Mười Một, 2020Tháng Sáu 24th, 2021Sales & Marketing, Tin nổi bật

Trải qua một năm đầy biến động, cuối năm sẽ là thời điểm nhạy cảm đối với các nhãn hàng, thương hiệu, các đơn vị cung cấp sản phẩm/dịch vụ. Bởi cuối năm sẽ là thời điểm cho các doanh nghiệp tạo ra đột phá doanh số, tăng doanh thu cuối năm nhằm bù đắp cho những tổn thất do Covid-19 đã gây ra. 

Chúng ta luôn biết, thời điểm cuối năm nhu cầu mua sắm của người dân tăng vọt. Từ các mặt hàng tiêu dùng FMCG với tỷ lệ tăng trưởng dẫn đầu, đến các sản phẩm có nhu cầu lớn từ người tiêu dùng như thời trang, thực phẩm, đồ uống, đồ dùng gia đình,… Do vậy, các chiến dịch sales & marketing luôn được các thương hiệu, nhãn hàng “ưu ái” đẩy mạnh nhằm tăng doanh thu cuối năm. Và giữa rất nhiều các thương hiệu cùng đổ bộ chiến dịch marketing một lúc như vậy, đâu là giải pháp giúp doanh nghiệp đột phá về doanh số và thỏa mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng? 

Thiết lập chiến dịch quảng cáo tăng doanh thu cuối năm

Không thể khác hơn đó chính là việc các nhãn hàng, thương hiệu thiết lập một hay nhiều chiến dịch quảng bá sản phẩm/dịch vụ nhằm thúc đẩy doanh số và độ phủ sóng thương hiệu trong mùa cuối năm. Đứng trước những thói quen mua sắm từ người tiêu dùng ngày một thay đổi rõ rệt, các thương hiệu không khỏi bối rối trong việc thiết lập các chiến lược sales, quảng bá bán hàng.

Bởi việc người tiêu dùng ngày một có xu hướng tìm kiếm thông tin nhiều hơn trong hành trình mua sắm của mình. Không chỉ vậy, khách hàng ngày nay có xu hướng mua sắm trên nhiều nền tảng khác nhau cho mỗi nhu cầu khác nhau. 

Do đó các nhà bán lẻ hay thương hiệu, nhãn hàng cần thiết lập nâng cao các nền tảng kỹ thuật số nhằm đem đến trải nghiệm mua sắm xuyên suốt cho khách hàng. 

Một số liệu thống kê về hành trình mua sắm của người tiêu dùng gần đây cho thấy:

  • 62% người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm về thông tin sản phẩm trước khi mua hàng
  • 45% khách hàng có xu hướng nhấp vào quảng cáo
  • 22% khách hàng sẽ mua sản phẩm trên quảng cáo họ nhìn thấy
Cuối năm là thời điểm các thương hiệu tung ra chiến dịch quảng bá nhằm tăng doanh thu cuối năm
Cuối năm là thời điểm các thương hiệu tung ra chiến dịch quảng bá nhằm tăng doanh thu cuối năm

Vào mỗi mùa sales cao điểm các doanh nghiệp thường áp dụng 5 chiến lược thúc đẩy sales, tăng doanh thu cuối năm

  • Tăng doanh số bằng các mặt hàng theo trend mùa cuối năm
  • Xả hàng/giảm giá hàng tồn kho để thu hồi vốn
  • Kết hợp bán hàng đa kênh
  • Đổi mới trong quy trình bán hàng, quản lý hàng hóa
  • Mở rộng thương hiệu bằng chiến dịch xây dựng sản phẩm

Tuy xu hướng người tiêu dùng hiện nay mua sắm trên nhiều nền tảng công nghệ, nhiều kênh bán hàng khác nhau nhưng chủ yếu sự tìm kiếm thông tin của họ tập trung ở 2 kênh chính. Đó là Facebook và Google. Thương hiệu nếu biết nắm bắt tốt tâm lý người tiêu dùng và thiết lập chiến dịch quảng bá hiệu quả trên hai nền tảng này sẽ có lợi thế cạnh tranh với đối thủ để có thể tăng doanh thu cuối năm. 

>>> Tham khảo 10 Chiến lược sales “đỉnh” tăng hiệu quả bán hàng

Hướng dẫn thiết lập quảng cáo “chạy doanh số cuối năm” với Facebook 

Trung bình hiện nay cứ 3 giây thì có một người dùng Việt Nam mới sử dụng Facebook. Tuy Facebook không thu phí với người dùng tham gia những mạng xã hội này đem lại một nguồn thu cực kỳ lớn đến từ quảng cáo. Thông qua Facebook, nhà quảng cáo có thể tiếp cận với những khách hàng tiềm năng dựa vào những đặc điểm, hành vi sử dụng của họ trên Facebook. 

Với bộ công cụ quản lý tối ưu, báo cáo chi tiết sau chiến dịch, Facebook đang dần thay thế các công cụ Marketing khác và được các tổ chức và cá nhân ưa chuộng. 

Các thương hiệu sẽ cần một quy trình bán hàng hiệu quả gây được ấn tượng với khách hàng và thực sự thỏa mãn được nhu cầu mua sắm của họ. Bên cạnh việc lấy mục đích bán sản phẩm và tăng trưởng doanh số làm cơ sở cho các chiến dịch bán hàng cuối năm. Doanh nghiệp cũng cần khéo léo đưa ra những thông điệp, gửi gắm ý nghĩa vào những chiến dịch quảng bá, đó cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút và gây ấn tượng với khách hàng.

Các bước hướng dẫn thiết lập quảng cáo Facebook cơ bản dưới đây ngoài việc sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả về mục tiêu doanh số. Sẽ còn gợi ý cho doanh nghiệp những xu hướng quảng cáo sản phẩm/dịch vụ để đột phá, tăng doanh thu cuối năm. 

Tùy chọn nhắm mục tiêu đối tượng khách hàng

Địa điểm: 

  • Tiếp cận tới nhóm khách hàng được kết nối với Fanpage, Website, sự kiện hay ứng dụng của doanh nghiệp.

Ví dụ: Nhà quảng cáo có thể thiết lập quảng bá sự kiện mua sắm bằng cách hiển thị quảng cáo cho bạn bè của những người đang tham gia sự kiện đó.

  • Tiếp cận những khách hàng ở thành phố, quốc gia và cộng đồng muốn hướng đến hoạt động kinh doanh cụ thể

Ví dụ: Các shop, cửa hàng bán đồ thời trang, hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ uống nên thiết lập quảng cáo hiển thị với đối tượng có bán kính +-10km.

Nhân khẩu học: Nhà quảng cáo cần lựa chọn và thiết lập đối tượng quảng cáo dựa trên thông tin nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, học vấn và các tiêu chí khác.

Ví dụ: Doanh nghiệp nên tạo nhiều các chiến dịch quảng cáo khác nhau để thu hút các nhóm tuổi, đặc điểm nhân khẩu học khác nhau để từ đó chọn ra chiến dịch quảng cáo hiệu quả.

Sở thích: Các nhãn hàng, thương hiệu cần nghiên cứu kỹ nhóm khách hàng mục tiêu của mình dựa trên sở thích, hoạt động, các Fanpage mà họ like trên Facebook.

Ví dụ: Với sản phẩm nhà bếp, nhà quảng cáo có thể tiếp cận những người thích “nấu ăn”, những người like các chương trình nấu ăn hoặc trang web về công thức nấu ăn.

Hành vi: Nhà quảng cáo tìm kiếm đúng đối tượng khách hàng của mình dựa trên hành vi mua hàng, sử dụng thiết bị gì và các hoạt động khác của họ.

Ví dụ: Sản phẩm đồ dùng công nghệ có thể tiếp cận tới những người dùng có hành vi sử dụng Facebook trên các thiết bị di động, máy tính bảng,… Hoặc là những người tham gia vào các cộng đồng sản phẩm công nghệ.

Lựa chọn hình thức quảng cáo

Giữa mùa sales tăng doanh thu cuối năm, doanh nghiệp muốn thúc đẩy chiến dịch quảng bá bán hàng một cách hiệu quả thì việc lựa chọn đúng định dạng quảng cáo để hiển thị là một yếu tố hết sức quan trọng. Bởi mỗi dạng quảng cáo được thiết lập trên nền tảng Facebook đều có một mục đích khác nhau. Khi nhà quảng cáo xác định được đúng mục tiêu doanh nghiệp cần đạt với quảng cáo trên Facebook thì việc tạo ra được kết quả tốt với mức chi phí hợp lý là điều hoàn toàn có thể xảy ra. 

Các định dạng quảng cáo doanh nghiệp có thể lựa chọn:

  • Số lần nhấp vào trang web: Dạng quảng cáo thu hút, điều hướng người dùng truy cập vào website của doanh nghiệp. Đối với dạng quảng cáo này, nhà quảng cáo có thể tạo một đối tượng tùy chỉnh gồm những người đã từng truy cập vào website đó, sau đó hiển thị quảng cáo trên Facebook gợi ý về cùng một sản phẩm mà họ đang tìm kiếm
  • Chuyển đổi trên trang web: Quảng cáo tăng chuyển đổi cụ thể cho website doanh nghiệp. Định dạng này cần mã pixel chuyển đổi cho trang web trước khi quảng cáo được thiết lập
  • Tương tác với bài viết trên trang: Quảng cáo bài viết trên Fanpage của doanh nghiệp
  • Số lượt thích trang: Quảng cáo kích thích số lượt thích Fanpage nhằm tăng đối tượng người độc và xây dựng thương hiệu. Nhà quảng cáo sẽ tìm kiếm đối tượng khách hàng phù hợp với doanh nghiệp bằng việc nhắm mục tiêu theo địa điểm, tuổi tác, sở thích,…
  • Cài đặt ứng dụng: Định dạng phù hợp với các nhà phát triển phần mềm, thu hút người dùng cài đặt ứng dụng cho thiết bị di động hoặc máy tính. Đối với dạng quảng cáo này, nhà quảng cáo phải đăng ký ứng dụng với Facebook để có thể cài đặt giá thầu chi phí trên mỗi hành động (CPA). Sau đó, nhà quảng sẽ chỉ thanh toán khi mỗi người cài đặt ứng dụng từ quảng cáo đó trên Facebook.
  • Phản hồi sự kiện: Quảng cáo về sự kiện nhằm tăng số người tham gia sự kiện được tổ chức bởi doanh nghiệp. Nhà quảng cáo nên chú trọng vào tiêu đề và nội dung đầy đủ của quảng cáo giúp cho khách hàng có thể nắm được thông tin chính xác để tham gia sự kiện.
  • Lượt xem video: Quảng cáo được thiết lập nhằm thu hút nhiều người xem video. Dạng quảng cáo video sẽ phù hợp với doanh nghiệp muốn quảng bá, thúc đẩy mạnh mẽ về thương hiệu. Có thể là những video giới thiệu sản phẩm, câu chuyện khách hàng, feedback hoặc video về quá trình sản xuất/cung cấp dịch vụ.

Tạo quảng cáo Facebook Ads trong trình Quản lý quảng cáo

Để tạo một chiến dịch quảng cáo, trước hết cần truy cập vào trình quản lý quảng cáo: https://www.facebook.com/ads/manage. Nhấp vào nút Tạo quảng cáo trên cùng bên phải màn hình. 

Bước 1: Chọn mục tiêu quảng cáo

Sau khi đã sẵn sàng tạo quảng cáo cho một chiến dịch, đi đến mục công cụ tạo quảng cáo và chọn mục tiêu quảng cáo.

Chọn mục tiêu trong chiến dịch quảng cáo Facebook Ads
Chọn mục tiêu trong chiến dịch quảng cáo Facebook Ads

Bước 2: Chọn ảnh quảng cáo

Kích thước ảnh: Đối với hầu hết các quảng cáo, kích thước ảnh được Facebook khuyến nghị là 1200×628 để thể hiện một cách đầy đủ nhất trên tất cả các thiết bị. 

Chọn định dạng/ảnh cho chiến dịch quảng cáo
Chọn định dạng/ảnh cho chiến dịch quảng cáo

Bước 3: Chỉnh sửa văn bản và liên kết

Nhà quảng cáo cần đảm bảo nội dung được hiển thị đầy đủ và thống nhất trên thiết bị di động và máy tính bằng cách nhấp vào từng tab để xem trước hai phiên bản giao diện khác nhau. 

Nguyên tắc chọn ảnh quảng cáo:

  • Khi tạo quảng cáo, tối đa có thể tải lên 6 ảnh khác nhau. Mục đích giúp cho nhà quảng cáo có thể xem quảng cáo nào hoạt động tốt nhất và tận dụng ngân sách cho quảng cáo đó
  • Ảnh quảng cáo không được nhiều hơn 20% text có chứa trong đó. Công cụ kiểm tra mật độ text trong ảnh quảng cáo Facebook: https://www.facebook.com/ads/tools/text_overlay  
  • Ảnh trong quảng cáo phải đảm bảo không vi phạm Nguyên tắc quảng cáo chung của Facebook
  • Sử dụng hình ảnh đẹp, bắt mắt và có liên quan trực tiếp đến sản phẩm/dịch vụ trong chiến dịch đó

Nguyên tắc chọn video quảng cáo:

  • Nhà quảng cáo có thể tạo ra một video quảng cáo trong Trình tạo quảng cáo hoặc trong Power Editor
  • Nếu mục tiêu của quảng cáo là tăng số lượt xem video, nhà quảng cáo cần tạo quảng cáo trong Power Editor để thêm liên kết kêu gọi hành động (Call to Action)
  • Facebook hỗ trợ hầu hết các tệp video, định dạng chạy tốt nhất nên sử dụng là MP4

Nguyên tắc về nội dung quảng cáo:

  • Nhấn mạnh về lợi ích, giảm giá, chương trình khuyến mãi mà sản phẩm/dịch vụ đang đưa ra 
  • Hình ảnh đơn giản, bắt mắt liên quan trực tiếp đến nội dung text muốn truyền tải
  • Kêu gọi hành động người dùng bằng cách diễn đạt nội dung thật thu hút
  • Sử dụng yếu tố bắt trend nhằm tạo hiệu ứng kích thích với người đọc

Bước 4: Chọn đối tượng cho quảng cáo

Nhà quảng cáo cần nghiên cứu và xác định bước này thật chính xác để nhắm tới đúng khách hàng mục tiêu
Nhà quảng cáo cần nghiên cứu và xác định bước này thật chính xác để nhắm tới đúng khách hàng mục tiêu

Tại bước này nhà quảng cáo sẽ phải xác định những người sẽ thấy được quảng cáo về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Sử dụng các thiết lập để giới hạn được những ai sẽ thấy quảng cáo theo lứa tuổi, vị trí, giới tính,… Số lượng đối tượng được hiển thị sẽ là con số ước tính cho thấy số người sử dụng Facebook sẽ thấy quảng cáo đó. Thiết lập ngân sách cao sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn trong số những đối tượng tiềm năng.

Lựa chọn các sở thích, thói quen để thu hẹp phạm vi đối tượng tiềm năng của doanh nghiệp. Giúp nhắm mục tiêu tốt đến những đối tượng khách hàng có khả năng phản hồi quảng cáo với tỷ lệ cao nhất.

Lựa chọn đúng các sở thích, thói quen để thu hẹp phạm vi đối tượng khách hàng tiềm năng
Lựa chọn đúng các sở thích, thói quen để thu hẹp phạm vi đối tượng khách hàng tiềm năng

Bước 5: Lập ngân sách cho quảng cáo

Việc phân phối quảng cáo trên Facebook sẽ được xác định bởi các yếu tố như giá thầu, thị trường cạnh tranh, đối tượng mục tiêu và lịch sử hiệu suất quảng cáo.

Quảng cáo được thiết lập sẽ được tự động tối ưu hóa để tiếp cận với người xem đã xác lập trong bước 4. 

Phần này sẽ hướng dẫn nhà quảng cáo tối ưu hóa khả năng hiển thị của quảng cáo thông qua việc kiểm soát và định giá mục tiêu. 

Thiếp lập ngân sách cho chiến dịch quảng cáo Facebook cần xác định nhiều yếu tố quan trọng khách nhau
Thiếp lập ngân sách cho chiến dịch quảng cáo Facebook cần xác định nhiều yếu tố quan trọng khách nhau
  • CPM là viết tắt của Cost Per Impression, tức chi phí cho 1.000 lần hiển thị.

CPM trung bình là số tiền trung bình sẽ phải thanh toán cho 1000 lần hiển thị quảng cáo. CM trung bình được tính như sau:

Tổng chi phí quảng cáo / (Tổng số lượt hiển thị / 1000)

  • CPC là viết tắt của Cost Per Click, tức chi phí cho mỗi lần nhấp chuột.

CPC sẽ là số chi phí cần phải thanh toán cho số lần nhấp chuột mỗi khi khách hàng nhấp vào quảng cáo đó. 

  • Lưu ý: Dữ liệu CPM vẫn sẽ hiển thị khi doanh nghiệp đặt thầu CPC nhưng vẫn sẽ chỉ bị tính phí với số lần hiển thị nếu đặt thầu CPM.

Một số tùy chỉnh đối tượng và giá thầu quan trọng nhà quảng cáo không nên bỏ qua

Lookalike Audiences (Đối tượng tương tự) 

Tập đối tượng này cho phép doanh nghiệp tiếp cận đối tượng mới quan tâm đến doanh nghiệp của bạn bởi họ tương tự với đặc điểm khách hàng mà bạn đã có. 

Khi thiết lập Đối tượng tùy chỉnh (Custom Audiences), chọn tạo Đối tượng tương tự (Lookalike Audiences). Đối tượng tương tự này giúp doanh nghiệp tiếp cận những người tương tự như khách hàng hiện tại để thu hút thêm nhiều khách hàng truy cập trang web, mua hàng trên Facebook, có thêm hiểu biết và niềm tin về thương hiệu,… 

Để tạo đối tượng tương tự từ Trình quản lý quảng cáo:

  • Đi tới Trình quản lý quảng cáo, nhấp vào Đối tượng
  • Nhấp vào Tạo đối tượng ở trên cùng bên phải, chọn Tạo đối tượng tương tự
  • Chọn nguồn (bất kỳ Đối tượng tùy chỉnh, pixel chuyển đổi hoặc Fanpage nào nhà quảng cáo quản trị), chọn quốc gia muốn tìm nhóm người tương tự. Sau đó chọn quy mô đối tượng mong muốn.
  • Nhấp vào Tạo đối tượng để hoàn thành

Facebook Retargeting (Quảng cáo pixel bám đuổi)

Với dạng nhắm mục tiêu đối tượng này, Facebook Retargeting sẽ thông qua 1 đoạn mã pixel được gắn lên website của doanh nghiệp. Từ đoạn mã pixel đó, doanh nghiệp tạo ra tệp khách hàng mục tiêu thông qua việc quảng cáo tới những người đã truy cập vào website đó. Từ đó làm tăng hiệu quả chạy quảng cáo trên Facebook tới khách hàng mục tiêu.

Facebook Retargeting (Quảng cáo pixel bám đuổi)
Facebook Retargeting (Quảng cáo pixel bám đuổi)

Đặt và tối ưu hóa giá thầu

Nhà quảng cáo thiết lập giá thầu CPM được tối ưu hóa bằng việc sử dụng giá thầu mặc định, điều này được Facebook khuyên sử dụng. Bởi việc thiết lập giá thầu mặc định đảm bảo rằng quảng cáo chiến dịch đó đủ điều kiện hiển thị với hầu hết các đối tượng. 

Việc cạnh tranh về giá thầu quảng cáo trong mùa sales cuối năm càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Các thương hiệu, nhãn hàng cần tận dụng mọi cơ hội để tiếp cận và không nên bỏ sót bất kỳ khách hàng tiềm năng nào. 

Ngoài ra, nếu mục tiêu khách hàng đã được cụ thể hóa và doanh nghiệp muốn quảng cáo hiển thị với nhiều đối tượng khách hàng hơn. Nhà quảng cáo cũng có thể sử dụng giá thầu thủ công để đặt giá thầu cao hơn mặc định.

Thiết lập quảng cáo Google Ads tăng doanh thu mùa sales cuối năm

Một chiến dịch quảng cáo Google Adwords (Google Ads) muốn triển khai hiệu quả, các nhà làm quảng cáo cần chuẩn bị trước thật tốt nguồn nguyên liệu nội dung cũng như cần phải hiểu thật kỹ tính chất của quảng cáo Google Ads. 

Cuối năm là thời điểm các nhãn hàng, thương hiệu, các sản phẩm/dịch vụ từ doanh nghiệp đến cá nhân tung ra các chiến dịch quảng cáo nhằm tăng doanh thu cuối năm trong mùa sales cao điểm. Do vậy, sự cạnh tranh về nội dung và từ khóa tìm kiếm trên Google thực sự là một cuộc chiến khốc liệt. Bởi bản chất quảng cáo Google Ads được cấu thành bởi nhiều đặc điểm, yếu tố và chiến dịch quảng cáo đó sẽ đạt hiệu quả cao khi được đầu tư thật chỉn chu những yếu tố sau

Quảng cáo Google Ads là sự cạnh tranh khốc liệt về nội dung và từ khóa tìm kiếm
Quảng cáo Google Ads là sự cạnh tranh khốc liệt về nội dung và từ khóa tìm kiếm

Xây dựng kế hoạch chi tiết và ngân sách phù hợp cho sản phẩm/dịch vụ cung cấp

Kế hoạch cho chiến dịch quảng cáo mùa sales cuối năm cho một sản phẩm/dịch vụ đưa ra cần chi tiết, rõ ràng và phải tập trung vào mục tiêu kinh doanh trong những tháng cuối năm. Hoạt động thiết lập một chiến dịch quảng cáo Google Ads cuối năm sẽ bao gồm những yếu tố chính sau

  • Đặt ra mục tiêu về doanh thu
  • Đối tượng khách hàng mục tiêu nhắm đến trong chiến dịch
  • Xác định thời gian diễn chạy chiến dịch (cần duy trì thời gian đủ lớn để chiến dịch đạt hiệu quả)
  • Sản phẩm/dịch vụ hướng đến trong lĩnh vực gì
  • Đảm bảo nguồn ngân sách phù hợp với chiến dịch

Trong tất cả những yếu tố trên, ngân sách sẽ là yếu tố cực kỳ quan trọng được thiết lập dựa vào mục tiêu doanh thu của chiến dịch. Để quảng cáo thực sự hiệu quả và không bỏ sót bất kỳ khách hàng tiềm năng nào, nhà quảng cáo cần thiết lập một ngân sách hợp lý trong một khoảng thời gian phù hợp, vừa đủ để đánh đúng trọng tâm khách hàng.

Xây dựng Website với nội dung chất lượng cho quảng cáo Google Ads

Một chiến dịch quảng cáo Google Ads trong mùa cao điểm cuối năm không thể đạt hiệu quả nếu thiếu đi nguồn nội dung chất lượng trên website. Chúng ta có thể nhận thấy xu hướng ngày nay người tiêu dùng sẽ tìm kiếm thông tin về dịch vụ/sản phẩm rất nhiều trước khi ra quyết định mua sắm. Do đó để hành trình mua sắm của người tiêu dùng không bị gián đoạn, hãy chuẩn bị những nội dung đặc sắc và ấn tượng trên các kênh thông tin của doanh nghiệp. Đặc biệt các nội dung trên website cần phải chất lượng, bởi nó có ý nghĩa quan trọng với một chiến dịch quảng cáo Google Ads thông qua những yếu tố sau:

  • Nội dung về sản phẩm/dịch vụ rõ ràng
  • Đưa ra chương trình khuyến mãi, quà tặng, giảm giá hấp dẫn, đánh đúng tâm lý người dùng
  • Chia sẻ thông tin hữu ích, tích cực, kích thích mua sắm
  • Cung cấp nội dung, thông tin nổi bật so với đối thủ
  • Đưa ra cam kết, hỗ trợ, hậu mãi, dịch vụ tốt

Một website doanh nghiệp hay thương hiệu chất lượng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng trang đích mà quảng cáo đang hướng tới. Bởi đây sẽ là nơi dừng chân của khách hàng trước khi họ đưa ra quyết định mua hàng. Mức tăng trưởng và doanh thu cuối năm của doanh nghiệp hay thương hiệu phụ thuộc rất nhiều vào trải nghiệm của khách hàng ngay trên website đó. Ngoài ra sẽ có những yếu tố khác ảnh hưởng đến chiến dịch quảng cáo Google Ads mà các nhà quảng cáo cần lưu ý:

  • Điểm chất lượng từ khóa: Cần thiết lập sự chặt chẽ giữa từ khóa và quảng cáo cùng với chất lượng trang đích là điều kiện để điểm chất lượng từ khóa tăng cao
  • Giảm giá thầu (giá mỗi cú click thấp – CPC thấp)
  • Tác động hiệu quả đến khách hàng bằng việc dành vị trí cao trong kết quả tìm kiếm

Công thức để quảng cáo được xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm:

Xếp hạng quảng cáo = Điểm chất lượng x Giá thầu CPC

Xây dựng bộ từ khóa chuẩn cho quảng cáo Google Ads

Yếu tố từ khóa sẽ là yếu tố quan trọng khác để đảm sự thành công của một chiến dịch Google Ads nhằm tăng doanh thu cuối năm. Tùy vào mục tiêu, ngân sách mà nhà quảng cáo thiết lập danh sách từ khóa phù hợp nhất. 

Bao gồm 2 mục tiêu chính ứng với chiến lược từ khóa sau:

  • Ngân sách vừa phải với mục tiêu tăng doanh thu: Tập trung nhắm thẳng đến những từ khóa là tên sản phẩm/dịch vụ trong chiến dịch quảng cáo. Khách hàng khi tìm kiếm sẽ đi vào đúng sản phẩm doanh nghiệp đang quảng cáo. Thay vì tốn kém chi phí cho những click không tạo ra lead bởi từ khóa chung chung, không đánh vào trọng tâm nhu cầu người dùng.
  • Ngân sách lớn với mục đích nhận diện thương hiệu: Doanh nghiệp có thể chọn những từ khóa ngách, từ khóa chung chung, thông dụng và có tần suất truy vấn cao. Từ đó quảng cáo có tần suất xuất hiện nhiều -> lượt click tăng -> tạo ra traffic cho website -> tạo được độ phủ, mục đích thương hiệu.
Người dùng sẽ có xu hướng sử dụng các từ khóa chung chung để tìm kiếm thông tin trước khi phát sinh nhu cầu về sản phẩm
Người dùng sẽ có xu hướng sử dụng các từ khóa chung chung để tìm kiếm thông tin trước khi phát sinh nhu cầu về sản phẩm

Xu hướng người tìm kiếm hiện nay sẽ tìm kiếm những từ khóa chung, từ khóa ngách trước khi họ xác định được sản phẩm mà họ cần. Do đó, việc xác định được nhu cầu và hiểu rõ khách hàng, doanh nghiệp có thể xác định được chính xác từ khóa mà khách hàng họ tìm kiếm.

Điều này sẽ giúp ích lớn cho việc chuyển đổi khách hàng, từ đó nhà quảng cáo có thể đưa ra dự trù ngân sách cho chiến dịch quảng cáo. Nhằm thiết lập được một chiến lược từ khóa hiệu quả nhất cho chiến lược quảng cáo Google Adwords tăng doanh thu cuối năm cho doanh nghiệp.

Hiện tại đây đang là thời điểm quan trọng cho các thương hiệu, nhãn hàng, các nhà bán lẻ bắt đầu một mùa sales bội thu. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt đó, các nhà làm marketing sẽ phải chạy đua với thời gian để tăng doanh thu cuối năm cho doanh nghiệp mình. 

Có thể nhận thấy ngày nay xu hướng mua sắm người tiêu dùng ngày một đa dạng và sôi động, bởi vậy sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho một chiến dịch sales & marketing cuối năm là không hề dễ dàng.

Bên cạnh việc xây dựng chiến lược cho việc chạy quảng cáo doanh thu cuối năm, bạn cũng cần đánh giá lại, có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung việc chăm sóc khách hàng. Bởi khi có khách hàng có doanh thu, việc chuyển đổi khách hàng thành khách hàng trung thành cũng cực kỳ quan trọng.

Để chăm sóc khách hàng tốt nhất, theo luồng nhất định, ứng dụng phần mềm quản trị quan hệ khách hàng FastWork CRM là cần thiết.

Chuyển đổi từ khách hàng đến khách hàng trung thành bằng phần mềm FastWork CRM

Phần mềm FastWork CRM giúp doanh nghiệp:

Kết luận

Trên đây là những hướng dẫn và chia sẻ về 2 kênh bán hàng “chủ chốt” Facebook và Google vừa rồi sẽ giúp doanh nghiệp bùng nổ với sự tăng trưởng doanh thu cuối năm.  Hy vọng thông tin trên hữu ích với bạn. Để không bỏ lỡ các tài liệu/bài viết hữu ích của FastWork, bạn đừng quên để lại email tại mục Đăng ký nhận tin nhé!

Chúc doanh nghiệp thành công! 


Mời doanh nghiệp tham khảo thêm:
Fastwork Sales – Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất
Bật mí 5 tips hạn chế rủi ro khi triển khai kế hoạch marketing
Dành cho Marketer #2: Những hiểu biết cơ bản về Marketing 7P
Dành cho Marketer #2: Marketing Automation là gì?
TOP 9 lợi ích của Automation Marketing khiến doanh nghiệp bất ngờ
Tips hướng dẫn xây dựng Landing page bán hàng có khả năng chuyển đổi cao nhất

Leave a Reply