Vị trí và chức danh Trưởng phòng Kinh doanh có nhiệm vụ gì?

Trưởng phòng kinh doanh là một trong những vị trí, chức danh quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp. Chức danh này đóng vai trò then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số, lợi nhuận của một tổ chức. Vậy cụ thể trưởng phòng kinh doanh có nhiệm vụ gì? 

Câu trả lời sẽ có tại nội dung bài viết sau đây. 

Trưởng phòng kinh doanh có nhiệm vụ gì?

Trưởng phòng kinh doanh cần làm gì, trên thực tế công việc của chức danh TPKD khá lớn. Trưởng phòng kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong yếu tố thành bại của doanh nghiệp. Vị trí này đóng vai trò nòng cốt trong việc hoàn thành các chỉ tiêu doanh số, tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho các công ty, doanh nghiệp. 

Một trưởng phòng kinh doanh cần hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong tổ chức. Vậy trưởng phòng kinh doanh cần làm gì? Công việc và nhiệm vụ của trưởng phòng kinh doanh bao gồm những hoạt động gì?

Lên kế hoạch mục tiêu bán hàng

Trưởng phòng kinh doanh chịu trách nhiệm đáp ứng và hoàn thành các mục tiêu về doanh số bán hàng của tổ chức thông qua việc lập kế hoạch kinh doanh và ngân sách hiệu quả. Các trưởng phòng không thể hoàn thành công việc một mình mà họ cần đến sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên bán hàng của mình.

Trưởng phòng là người đặt chỉ tiêu cho các nhân viên kinh doanh và nhân viên bán hàng trong nhóm. Các mục tiêu được đặt ra cần đảm bảo tính thực tế, có thể đạt được trong khung thời gian nhất định. Mục tiêu bao gồm kết quả doanh số cuối cùng và từng mục tiêu cho các thành viên trong nhóm. 

Vai trò và nhiệm vụ của chức danh trưởng phòng kinh doanh
Vai trò và nhiệm vụ của chức danh trưởng phòng kinh doanh

Phân chia công việc một cách phù hợp

Ngoài lên kế hoạch mục tiêu bán hàng, trưởng phòng kinh doanh có nhiệm vụ gì? Nhiệm vụ của một trưởng phòng kinh doanh đó là cần biết đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu của từng thành viên trong nhóm nhằm phân chia công việc một cách hợp lý.

Nhiệm vụ công việc không được áp đặt cho bất cứ ai theo cảm tính, mà cần được phân chia theo chuyên môn và năng lực của từng cá nhân. Người quản lý cần xác định được ai là người có thể hoàn thành công việc theo cách hiệu quả nhất. Vai trò của các trưởng phòng chính là khai thác và phát huy những điểm mạnh của nhân sự trong nhóm. 

Người đứng ở vị trí trưởng phòng cần có các kỹ năng và trình độ chuyên môn nhất định. Vậy trưởng phòng kinh doanh là gì, cần làm những công việc và có kỹ năng gì? Xem thêm 7 kỹ năng biến bạn trở thành nhà Quản trị kinh doanh tài ba

Đề ra các chiến lược bán hàng

Một trong những công việc không thể thiếu của các trưởng phòng chính là đề ra các chiến lược và kỹ thuật nhằm đạt được mục tiêu bán hàng cho tổ chức. Các trưởng phòng cần hoàn thành tốt vai trò là người định hướng, quyết định hướng đi cho nhóm bán hàng cũng như từng thành viên trong nhóm. Chiến lược bán hàng cần được xây dựng dựa trên thực tế và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như năng lực của đội nhóm bán hàng. 

Quản lý cơ hội bán hàng

Nhiệm vụ của trưởng phòng kinh doanh chính là tạo ra và quản lý các cơ hội bán hàng cho tổ chức. Nhà quản lý cần khoanh vùng, lập bản đồ khách hàng tiềm năng phù hợp với mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh. Thông qua các nghiên cứu về thị trường tạo ra các khách hàng tiềm năng cho tổ chức. Ngoài ra các trưởng phòng kinh doanh còn cần quản lý quan hệ khách hàng, giữ mối quan hệ tốt với các đối tác và khách hàng lớn, mang lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp. 

Quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp

Một trưởng phòng kinh doanh cũng cần chịu trách nhiệm quảng bá thương hiệu cho công ty, doanh nghiệp mình. Trong quá trình lên kế hoạch, chiến lược kinh doanh, các trưởng phòng cần đưa ra được thông điệp mà sản phẩm/dịch vụ mang đến cho khách hàng và cộng đồng. Đồng thời đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh, nhân viên sales lồng ghép việc quảng bá thương hiệu trong quá trình tiếp cận và bán hàng. 

Công việc mà trưởng phòng kinh doanh cần hoàn thành
Công việc mà trưởng phòng kinh doanh cần hoàn thành

Tạo động lực cho các thành viên trong nhóm 

Đây được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của trưởng phòng kinh doanh. Người quản lý cần đảm bảo nhóm của mình hoạt động hướng tới mục tiêu chung là gia tăng doanh số. Các trưởng phòng cần đảm bảo các thành viên trong nhóm có mối quan hệ hợp tác, hòa đồng và đoàn kết với nhau, tạo nên một tập thể vững mạnh.

Ngoài ra các trưởng phòng cần có các chiến lược khuyến khích nhân sự phát huy năng lực, đưa ra các phần thưởng tạo động lực cho nhân viên. Có chính sách đánh giá, khen thưởng, biểu dương khi nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 

Cùng tìm hiểu những chia sẻ về kinh nghiệm làm trưởng phòng kinh doanh từ các chuyên gia qua nội dung Kinh nghiệm từ chuyên gia cho vị trí Trưởng phòng kinh doanh 

Giám sát hoạt động của nhóm

Ngoài nhiệm vụ đảm bảo nhóm của mình đạt được mục tiêu được đặt ra từ ban đầu, các trưởng phòng cần giám sát quy trình làm việc của nhân viên. Cần đảm bảo tất cả các nhân sự đều đang làm tốt công việc được giao.

Người quản lý có thể yêu cầu nhân sự gửi báo cáo công việc hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng nhằm đánh giá hiệu suất công việc. Những người đang làm tốt công việc cần được khen thưởng, ngược lại những người không làm tốt cần phê bình minh bạch.

Chịu trách nhiệm với nhân sự trong nhóm

Với vai trò là người đứng đầu là trụ cột của nhóm, trong mọi tình huống các trưởng phòng kinh doanh cần chịu trách nhiệm với nhân sự trong nhóm của mình. Người quản lý là người đưa ra các quyết định mang tính chiến lược, quyết định cho mọi hoạt động của nhóm, chính vì vậy khi có vấn đề xảy ra họ phải là người đứng ra chịu trách nhiệm trước cấp trên.

Một người quản lý đổ lỗi cho nhân viên cấp dưới là một người quản lý không làm tốt nhiệm vụ của mình. Họ không chỉ thất bại trong mắt cấp dưới của mình mà còn khiến cấp trên đánh giá thấp tinh thần chịu trách nhiệm. Trong mọi trường hợp các trưởng phòng nên đứng về phía nhân sự của mình và chịu trách nhiệm. 

Làm gương cho các thành viên trong nhóm

Vị trí, chức danh trưởng phòng kinh doanh có nhiệm vụ gì? Các trưởng phòng kinh doanh có nhiệm vụ hoàn thành tốt vai trò là tấm gương sáng cho các thành viên trong nhóm của mình. Trong mọi trường hợp, trước mọi vấn đề, nhà quản lý cần đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc giao nhiệm vụ cũng như thưởng phạt đối với các thành viên trong nhóm. 

Trưởng phòng cần hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ của mình, chăm chỉ, nỗ lực học hỏi, đối nhân xử thế thông minh, trở thành nguồn cảm hứng để các thành viên trong nhóm của mình noi theo. Đây chính là cách để các trưởng phòng được cấp dưới kính trọng, cấp trên tin tưởng, yêu mến. 

Một số nhiệm vụ và vai trò khác

Ngoài các công việc trên trưởng phòng kinh doanh có nhiệm vụ gì? Trưởng phòng kinh doanh còn cần đảm nhiệm một số vai trò khác như: Đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực của nhân viên trong nhóm. Duy trì và cải thiện mối quan hệ với khách hàng, nhất là các khách hàng thân thiết, khách hàng chủ chốt của doanh nghiệp. Là cầu nối cho ban lãnh đạo, truyền đạt tầm nhìn và định hướng của doanh nghiệp đến nhân viên cấp dưới. Đồng thời đưa ra các gợi ý về khen thưởng, thăng chức cho nhân sự khoa học đến cấp trên. 

Là cầu nối giữa các phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp, nhằm tạo mối quan hệ hợp tác, giúp ích lẫn nhau trong một số dự án, công việc. Nhiều trưởng phòng tại các doanh nghiệp còn cần đảm nhiệm vai trò tuyển dụng nhân sự cho phòng kinh doanh. Ngoài ra các trưởng phòng kinh doanh còn cần hoàn thành tốt vai trò người lãnh đạo của mình, giúp nhân viên cấp dưới ngày càng phát triển, biến nhóm bán hàng ngày càng hùng mạnh. 

Để hiểu được trách nhiệm của người đảm nhận vị trí Trưởng phòng kinh doanh, chúng ta cần hiểu vai trò và tầm quan trọng của họ với toàn bộ hoạt động doanh nghiệp. Tìm hiểu Vai trò – Trách nhiệm – Cơ hội trở thành nhà Quản trị xuất chúng

Kinh nghiệm làm trưởng phòng kinh doanh
Kinh nghiệm làm trưởng phòng kinh doanh

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc trưởng phòng kinh doanh có nhiệm vụ gì. Trên thực tế vai trò quan trọng nhất của các trưởng phòng kinh doanh vẫn là đề ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả, thu được lợi nhuận và doanh thu cao cho doanh nghiệp. Song song với đó là quản lý, giám sát nhân sự sao cho đạt được mục tiêu đề ra từ ban đầu. 

Doanh nghiệp tham khảo Giải pháp Tự động hóa thu thập và xử lý Leads:
– Tự động thu thập leads theo đăng ký theo form từ khách hàng
– Quản lý tập trung leads trên phần mềm
– Xử lý leads theo quy trình
– Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi, tiết kiệm chi phí Marketing

Chúc doanh nghiệp thành công !

Leave a Reply