Sở hữu một đội ngũ nhân sự hùng mạnh về mọi mặt là “vũ khí” tăng sức cạnh tranh hàng đầu của các doanh nghiệp. Muốn vậy nhà quản trị cần thực hiện hiệu quả 3 bước: tuyển dụng – đào tạo nhân sự – trao quyền. Trong đó tuyển dụng được coi là bước nền tảng giúp doanh nghiệp có trong tay những chiến binh thực thụ. Tuy nhiên trong quá trình tuyển dụng nhiều doanh nghiệp vẫn thường mắc phải những lỗi nghiêm trọng khi đăng tin bài như: bản mô tả công việc thiếu thông tin, yêu cầu vị trí không đầy đủ,…
Do đó bài viết ngày hôm nay, Fastwork cung cấp các cách viết JD tuyển dụng hiệu quả và thu hút nhất.
Mục lục nội dung:
- 1. Nêu rõ tên vị trí công việc cần tuyển
- 2. Cung cấp thông tin chi tiết trong bản mô tả công việc
- 3. Hãy quảng bá văn hóa và môi trường làm việc một cách khéo léo
- 4. Hãy tối ưu bản mô tả công việc một cách ngắn gọn và dễ hiểu
- 5. Sử dụng hình ảnh hoặc các trends thịnh hành khi đăng tin để thu hút ứng viên
- 6. Hãy đặt một con số cụ thể về mức lương vị trí tuyển dụng
- 7. Cung cấp thông tin về chế độ đãi ngộ
- 8. Cập nhật thời gian tuyển dụng
- 9. Phác thảo chân dung nhân sự trước khi tuyển dụng
- 10. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO
- 11. Sử dụng phương pháp checklist trong bản mô tả công việc
1. Nêu rõ tên vị trí công việc cần tuyển
Thông thường các ứng viên khi tìm kiếm công việc sẽ chú ý đến vị trí, chức danh công việc mà họ tin rằng mình đủ tiêu chuẩn và khả năng làm việc. Chính vì vậy khi viết mô tả công việc, nhà tuyển dụng cần ghi rõ vị trí và chức danh công việc một cách cụ thể, rõ ràng. Không nên nêu chung chung như: Tuyển dụng nhân viên viên văn phòng, nhân viên hành chính,… thay vào đó nhà tuyển dụng hãy nên cụ thể như: Tuyển dụng nhân viên telesale, nhân viên kế toán hay nhân viên marketing,…
Xem thêm bài viết: Ứng Viên Bị Thu Hút Bởi Điều Gì Trong Bản JD Tuyển Dụng Của Bạn?
2. Cung cấp thông tin chi tiết trong bản mô tả công việc
Sau khi đã xác định được vị trí chức danh công việc phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của mình, các ứng viên sẽ quan tâm đến các thông tin liên quan đến công việc đó. Cụ thể ứng viên có nhu cầu tìm hiểu về: yêu cầu công việc, điều kiện ứng tuyển, thời gian làm việc, mức lương, chế độ đãi ngộ, địa điểm làm việc,… Đây chính là các yếu tố chính tác động đến việc các ứng viên có tham gia ứng tuyển hay không. Chính vì vậy trong bản mô tả công việc nhà tuyển dụng cần liệt kê và cung cấp đầy đủ thông tin công việc để ứng viên có thể nắm bắt thông tin một cách chính xác nhất.
3. Hãy quảng bá văn hóa và môi trường làm việc một cách khéo léo
Thông thường các chiến lược tuyển dụng thường đi đôi với việc xây dựng thương hiệu. Điều đó được thực hiện bằng cách cung cấp thông tin giới thiệu về văn hóa, môi trường làm việc, các chế độ như du lịch, teambuilding của công ty.
Qua những thông tin này, các ứng viên cảm thấy thích thú và phù hợp với văn hóa và môi trường làm việc này sẽ quyết định ứng tuyển vào doanh nghiệp hoặc có ấn tượng tốt hơn về doanh nghiệp của bạn. Đây là một cách làm thương hiệu khéo léo và hiệu quả mà không tốn kém chi phí quảng cáo, truyền thông.
4. Hãy tối ưu bản mô tả công việc một cách ngắn gọn và dễ hiểu
Chắc chắn rằng nếu bạn là ứng viên tìm việc bạn sẽ không quan tâm và đọc một bản JD tuyển dụng rối mắt, bố cục không rõ ràng.
Do đó hãy chuẩn bị một bản mô tả thật đầy đủ thông tin trình bày theo bố cục khoa học. Sau đó tối ưu chúng trở nên ngắn gọn hơn và dễ hiểu hơn. Việc các nhà tuyển dụng cần làm là ưu tiên những thông tin quan trọng nhất và tối giản những thông tin ngoài lề – những thông tin này bạn có thể cung cấp trong buổi phỏng vấn.
5. Sử dụng hình ảnh hoặc các trends thịnh hành khi đăng tin để thu hút ứng viên
Một trong những tips hàng đầu khi đăng tin tuyển dụng là sử dụng khéo léo hình ảnh, video và các câu nói hot trend trên mạng xã hội. Bởi giới trẻ thường dễ bị thu hút bởi các tin tức trào lưu. Hơn nữa, các bài đăng có hình ảnh và video được nhiều người quan tâm thường được Facebook và Google đáng giá hữu ích cho người dùng do đó tin tuyển dụng của bạn sẽ được phép xuất hiện nhiều lần trên trang tin của các ứng viên. Điều đó có thể giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ tuyển dụng thành công.
Tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi đối với các nhà tuyển dụng. Bởi các thông tin hot trend này cần được cài cắm một cách khéo léo và hợp lý thay vì cố gắng chèn vào gây cho người đọc cảm giác thông tin thiếu logic.
6. Hãy đặt một con số cụ thể về mức lương vị trí tuyển dụng
Thu nhập được đánh giá là nội dung được ứng viên quan tâm nhiều nhất trong bản mô tả công việc vị trí tuyển dụng. Do đó nhà tuyển dụng có thể cân nhắc đưa mức lương vào JD tuyển dụng để thu hút ứng viên nộp CV xin việc. Thực tế, nhà tuyển dụng không nhất thiết phải đưa chính xác mức lương vị trí mà có thể để con số dao động. Ví dụ như: mức lương từ 10.000.000 đến 20.000.000 vnđ. Bởi mức lương còn phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của ứng viên.
7. Cung cấp thông tin về chế độ đãi ngộ
Đối với các ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc tại nhiều đơn vị họ thường quan tâm đặc biệt đến chế độ đãi ngộ của công ty. Do đó, đối với các doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ tuyệt vời. Đừng quên sử dụng ưu thế này để thu hút ứng viên.
Chế độ đãi ngộ bao gồm: bảo hiểm, các khoản phụ cấp, chương trình thăm khám sức khỏe, ngày nghỉ phép năm, thưởng lễ tết, du lịch, thiết bị làm việc, chế độ đào tạo,…
8. Cập nhật thời gian tuyển dụng
Thông thường trước mỗi đợt tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ có chiến lược và khung thời gian rõ ràng. Đối với các doanh nghiệp tuyển dụng nhằm lấp đầy vị trí còn trống thời gian tuyển dụng thường kéo dài từ một đến 2 tuần. Trong khi đó các doanh nghiệp có kế hoạch tuyển dụng dài hạn, việc tuyển dụng và thu hút nhân tài thường diễn ra quanh năm. Tại bản mô tả công việc, nhà tuyển dụng cần cung cấp khung thời gian tuyển dụng cụ thể để các ứng viên biết được khi nào có thể ứng tuyển vào doanh nghiệp bạn.
9. Phác thảo chân dung nhân sự trước khi tuyển dụng
Trước khi viết mô tả công việc, người quản lý nhân sự cần phác thảo chân dung nhân sự phù hợp với vị trí chức danh công việc và các tiêu chí của doanh nghiệp. Điều này giúp nhà tuyển dụng xây dựng các yêu cầu về ứng viên một cách đầy đủ và chính xác hơn. Nhà tuyển dụng có thể rút kinh nghiệm từ các vị trí nhân viên đã nghỉ việc nhằm đưa ra yêu cầu hợp lý hơn. Cụ thể nhà tuyển dụng có thể sử dụng các câu hỏi để phác thảo nên hình ảnh nhân sự như: Ứng viên cần có kỹ năng, chuyên môn, năng lực làm việc gì? Ứng viên đó có thể giải quyết hoặc mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Ứng viên đó có thể hoàn thành tốt các công việc mà doanh nghiệp yêu cầu hay không? Ứng viên có phù hợp với văn hóa và môi trường làm việc trong doanh nghiệp không?
10. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO
Để bản mô tả công việc được nhiều ứng viên nhìn thấy và tìm kiếm, nhà tuyển dụng cần tối ưu hóa từ khóa. Điều này giúp JD tuyển dụng của doanh nghiệp xuất hiện nhiều lần trên bảng tin của các ứng viên tiềm năng. Đối với việc lựa chọn từ khóa, thay vì sử dụng các từ khóa chung chung, bạn nên sử dụng khóa ngách nhằm tăng sức cạnh tranh cho tin bài tuyển dụng của mình. Ví dụ thay vì chọn từ khóa chính là “tuyển dụng nhân viên văn phòng”, bạn nên chọn từ khóa “tuyển dụng nhân viên content”.
11. Sử dụng phương pháp checklist trong bản mô tả công việc
Để tránh thiếu sót các mục quan trọng trong JD tuyển dụng bạn nên sử dụng phương pháp checklist để liệt kê các thông tin tuyển dụng quan trọng. Thông thường JD trong tuyển dụng sẽ bao gồm các nội dung chính như:
- Vị trí, chức danh công việc
- Tên và thông tin về công ty tuyển dụng
- Yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng, yêu cầu công việc
- Lợi thế ứng tuyển
- Kinh nghiệm làm việc
- Mức lương và các lợi ích khác
- Địa chỉ liên hệ chi tiết
Bản mô tả công việc được ví như cánh cửa đầu tiên giúp nhà tuyển dụng sở hữu được các ứng viên sáng giá. Do đó các nhà tuyển dụng nên tối ưu bản mô tả tuyển dụng để tăng tỷ lệ tuyển dụng thành công tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Tham khảo nội dung liên quan:
JD là gì? Ý nghĩa của JD trong tuyển dụng