Zalo Youtube Phone

Chuyên nghiệp – Chuyện khôi hài trong tuyển dụng

Khi người lao động không còn xem xét “Lương cao” là yếu tố duy nhất khi nộp đơn xin việc vào các công ty, đâu là điều các nhà tuyển dụng và lãnh đạo doanh nghiệp cần chú trọng giữa một thị trường tuyển dụng khan hiếm nhân tài như hiện nay? 

Lực lượng lao động dần chuyển dịch tới thế hệ Z – vốn được đánh giá có tính cam kết thấp trong khi đòi hỏi nhiều hơn ở môi trường làm việc, gây ra sức ép cạnh tranh trong tuyển dụng và buộc doanh nghiệp phải làm mới mình. Ngay cả các doanh nghiệp nhỏ cũng phải đối mặt với nỗi lo “chuyên nghiệp tiên tiến”. Vậy chuyện chuyên nghiệp giữa ứng viên muốn và trong thực tế khác nhau như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo góc nhìn của tác giả qua bài viết dưới đây.

Sự nhầm tưởng “môi trường chuyên nghiệp” của ứng viên

Sự nhầm tưởng về khái niệm “môi trường chuyên nghiệp” của các ứng viên khi được tuyển dụng khiến các doanh nghiệp đau đầu vì: “không chuyên nghiệp như ứng viên tưởng!”. 

99/100 người đi phỏng vấn đều nói: “Em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp!” khi được hỏi môi trường làm việc lý tưởng của bạn là gì? Nghe thì hay, nhưng khi đi vào thực tế nó lại trở thành điều vô cùng khôi hài. Sự thiếu hiểu biết sâu sắc về môi trường làm việc cũng dẫn tới trào lưu “nhảy việc” của giới trẻ ngày nay. 

Trước hết, phải dịch nôm “môi trường chuyên nghiệp” theo tưởng tượng của các bạn trẻ là:

– Công ty lớn, văn phòng đẹp.

– Lương cao, thưởng đều, nghỉ mát đầy đủ.

– Nhân viên ăn mặc đẹp, thơm tho.

– Sếp hiền như bà tiên, ông bụt.

– Không quản lý về thời gian, nhưng cũng đừng quản lý cả hiệu suất.

– Làm việc bất đắc kỳ tử, hứng lên: làm như trâu, hết hứng: không làm.

……….

Thực tế “môi trường làm việc chuyên nghiệp” mà chúng ta có thể bắt gặp ở hầu hết các doanh nghiệp quy mô lớn được cấu thành từ ba yếu tố: Quy trình – Chính sách & Con người (Thái độ làm việc). Sự tổng hòa của 3 yếu tố trên được xem là thước đo “chuyên nghiệp”. 

Định nghĩa về “môi trường chuyên nghiệp”: 

1. Quy trình chuyên nghiệp: Nghĩa là từng nhân viên biết công việc cần làm bắt đầu từ đâu, kết thúc thế nào, phối hợp với ai, trong bao lâu phải hoàn thành. Từng nhân viên là một mắt xích trong quy trình. Nhân viên làm việc đúng, làm việc đủ để đảm bảo quy trình vận hành trơn tru, và phải cố sức để hoàn thành tốt cái vai trò của mình trong quy trình đó. Vì quy trình là sự phối hợp của một tập thể nhân viên với rất nhiều chức năng, một người phá thối – cả quy trình sẽ rối loạn. Diễn nôm thì: …như cái chợ ấy, sẽ không còn chuyên nghiệp nữa.

2. Chính sách minh bạch: Nghĩa là thưởng phạt phân minh. Làm tốt được thưởng, chưa tốt sẽ bị khiển trách. Tính trách nhiệm được đẩy cao khi đi liền với thưởng phạt. Một công ty không có KPI, ắt loạn.

3. Con người chuyên nghiệp: Chính là các bạn nhân viên, là quản lý, là sếp. Con người chuyên nghiệp là việc đã giao thì phải hoàn thành. Nhân viên có hứng thú hay không hứng thú, sức khỏe tâm sinh lý có ổn định hay không vẫn phải hoàn thành công việc. Cái đó còn được gọi là thái độ chuyên nghiệp.

Tôi xin được trích dẫn một ví dụ của nhà tuyển dụng khi trả lời câu hỏi về tính chuyên nghiệp qua câu chuyện “Nhà máy gà chiên”:

khôi hài trong tuyển dụng

Em hình dung như mình đang ở trong nhà máy sản xuất gà chiên, em phụ trách công đoạn vặt lông gà, bạn tiếp theo làm công đoạn chặt gà v.v… Hôm nay trái gió trở giời, mặt trời không đủ sáng để em quang hợp tạo ra hứng, em không làm việc vặt lông gà, hoặc em làm như mèo mửa. Dây chuyền vẫn phải chạy, vậy hoặc là không có gà để chiên, hoặc sẽ có món gà chiên cả lông, khách không mua, công ty không có doanh thu, nhưng em vẫn đòi hưởng lương bình thường. Như vậy là thái độ không chuyên nghiệp.

Có thể bạn quan tâm: Chiến lược tuyển dụng nhân sự hàng đầu cho doanh nghiệp xây dựng trong 2022

Doanh nghiệp tiệm cận “Chuyên nghiệp” nửa vời? 

Ngày nay, doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn cạnh tranh cả… nhân sự. Hàng nhiều triệu được chi ra hàng tháng cho các kế hoạch tuyển dụng nhưng chất lượng ứng viên lại không được như yêu cầu. Tỉ lệ bỏ việc trong 3 tháng đầu lên tới hơn 60%, các nhà tuyển dụng than ôi “Người lao động thời nay làm sao vậy?”. 

Để quyết định có gắn bó với một doanh nghiệp hay không, nhân sự thường xem xét tới rất nhiều yếu tố: Lương, thưởng, quy trình, môi trường, đồng nghiệp, trưởng phòng, Sếp,… mà tất cả được định nghĩa là “chuyên nghiệp” trong suy nghĩ của người lao động. 

Như đã đề cập ở đầu bài, điều này gây ra áp lực phải “chuyên nghiệp hóa” môi trường làm việc ngay cả với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.  Các biện pháp được thực thi: 

  • Làm mới văn phòng đẹp hơn
  • Tổ chức giao lưu, văn hóa nội bộ, ăn chơi nhiều hơn 
  • Trao đổi, tâm sự lãnh đạo – nhân viên nhiều hơn 
  • Đôi khi tuyển nguyên một nhân sự về chỉ để…chăm lo cho các nhân sự khác. 

Việc này đúng, nhưng lại xa rời với các nguyên lý cơ bản cấu thành nên tính chuyên nghiệp như tôi đã nói ở trên. 

  • Quy trình chuyên nghiệp: nhất định phải từ Sếp chỉ đạo – trưởng phòng kiểm soát – nhân viên thực thi phối hợp trơn tru bài bản. 
  • Chính sách minh bạch: nhất định phải rõ ràng, ban thành văn bản và thực thi nghiêm túc. 
  • Con người chuyên nghiệp:… thì lại là cả 1 quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Tất nhiên, nhiều người lao động, nhiều bạn trẻ ngày nay khi mới bước chân vào thị trường lao động đã tự tạo được cho mình một thái độ làm việc rất tốt: làm đúng – cống hiến – chân thành & không ngại khó. Đây chính là thái độ chuyên nghiệp. 

Vấn đề làm thế nào để Xây quy trình đúng – Thực thi quy trình chuẩn – Đánh giá đo lường kịp thời? Thông thường, các công ty lớn họ sẽ có một phòng ban kiểm soát chất lượng chỉ để… đánh giá các phòng ban khác. Nhưng tâm lý con người là vậy: không thích giám sát. Vậy thì hãy để công nghệ làm việc này thay bạn. 

| Một khảo sát chỉ ra trên 80% người lao động cho biết: Họ tin rằng các công ty có sử dụng công nghệ vào quản lý là công ty chuyên nghiệp. 

Chuyên nghiệp hóa quy trình làm việc với bộ công cụ FastWork WORK+

FastWork Workflow

FastWork Workflow tập trung vào việc số hóa quy trình làm việc, kết nối chặt chẽ giữa các phòng ban trong doanh nghiệp. Nhân viên biết chính xác công việc của mình là gì, làm như thế nào và cần phối hợp với ai để hoàn thành deadline. Xây dựng một quy trình làm việc xuyên suốt, minh bạch, quy rõ trách nhiệm của từng cá nhân.

Chủ doanh nghiệp, các cấp quản lý chủ động sát sao tiến độ thực hiện công việc. Khi có dấu hiệu chậm deadline, thông qua dữ liệu trên phần mềm nhanh chóng phát hiện nút thắt nằm ở đâu, do cá nhân nào phụ trách từ đó có hướng giải quyết kịp thời & hiệu quả.

Phần mềm cho phép đính kèm hình ảnh, file tài liệu và trao đổi thuận tiện ngay dưới mỗi quy trình được thiết lập trên phần mềm, hạn chế tình trạng chia sẻ tài liệu, thảo luận ở các nhóm chat dễ thất lạc thông tin.

Ngoài ra, FastWork.vn còn cung cấp hàng loạt tính năng nổi bật giúp doanh nghiệp xây dựng 1 quy trình vận hành chuyên nghiệp hơn bao gồm:

  • Quản lý đề xuất & phê duyệt điện tử
  • Bộ ứng dụng quản trị & phát triển nhân sự HRM+ với các tính năng số hóa chấm công, tính lương, tự động hóa quy trình tuyển dụng, truyền thông & thông báo nội bộ,…

Hơn 3500+ doanh nghiệp lựa chọn FastWork cải thiện hiệu quả làm việc mỗi ngày.

Để được tư vấn miễn phí giải pháp số hóa quy trình công việc FastWork Work+, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0983-089-715 hoặc điền thông tin đăng ký vào Form bên dưới!

Đăng ký tư vấn

Leave a Reply