Zalo Youtube Phone

Văn hóa dữ liệu (Data Culture) là gì? Tầm quan trọng trong việc giải quyết vấn đề của tổ chức?

By 13 Tháng Một, 2022Tháng Hai 10th, 2022Business Hack, Kiến thức

Khối lượng dữ liệu mà các cá nhân & doanh nghiệp tạo ra có xu hướng tăng lên nhanh chóng, kéo theo thách thức làm sao có thể tận dụng chúng để tạo ra giá trị thực? Đó là lý do ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia theo đuổi văn hóa dữ liệu (Data Culture) & định hướng nó trở thành ưu tiên số 1 (theo khảo sát của Gartner).

Tuy nhiên, chuyển đổi từ việc ra quyết định theo hướng bản năng sang ra quyết định dựa trên dữ liệu không phải là một quá trình dễ dàng. Từ văn hóa đến hậu cần, có vô số rào cản mà các tổ chức phải điều hướng để có thể sử dụng tối ưu dữ liệu văn hóa cho lợi ích của họ.

Văn hóa dữ liệu (Data Culture) là gì?

Hiểu một cách đơn giản, văn hóa dữ liệu là văn hóa tổ chức ưu tiên việc ra quyết định dựa trên số liệu. Nó trang bị cho mọi cá nhân trong một tổ chức cách tư duy theo hướng dữ liệu để giải quyết những trở ngại và thách thức kinh doanh khó khăn nhất.

Theo Tác giả Nguyễn Phi Vân (nguyenphivan.com): Văn hóa dữ liệu được hiểu như sau

“Trước hết, đừng hiểu theo nghĩa sơ đẳng dữ liệu nghĩa là bạn có email và số điện thoại của khách hàng trên một file excel. Thu thập được tới đó, hoặc có nick của họ qua FB chỉ là điều đầu tiên và cơ bản nhất.

Cách hiểu dễ nhất và hệ thống nhất là dữ liệu được thu thập tự động hoặc bán tự động hoặc kết hợp nhiều cách về một đối tượng, ghi nhận toàn bộ hoạt động, tương tác và hành vi theo thời gian thực, một cách được sắp xếp có hệ thống, giúp tạo ra hiểu biết có ích về đối tượng đó.

Ví dụ lấy 1 người khác hàng làm đối tượng, thì dữ liệu về khách hàng đó sẽ là toàn bộ hồ sơ cá nhân của họ, như họ tên, số điện thoại, email, địa chỉ, tài khoản FB, google, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vv. Ngoài dữ liệu cá nhân, tuỳ vào sản phẩm, dịch vụ, cách tương tác mà dữ liệu ghi nhận tiếp theo với khách hàng có thể là lịch sử log in hệ thống, lịch sử mua bán đổi trả, lịch sử thanh toán và hình thức thanh toán, lịch sử tương tác như gọi điện thoại, email, nhắn tin, vv. Toàn bộ các dữ liệu về một người khác hàng đó phải được ghi nhận và sắp xếp thống nhất trong một nhà kho chung, theo thời gian thực, trong từng ô dữ liệu đã thiết kế trước, và có thể tiếp cận bất cứ khi nào cần.”

Văn hóa dữ liệu là văn hóa tổ chức đưa ra quyết định dựa trên số liệu
Văn hóa dữ liệu là văn hóa tổ chức đưa ra quyết định dựa trên số liệu

Hãy kết hợp các nền văn hóa dữ liệu khác nhau thay cho các lựa chọn văn hóa ở phương thức quản lý cũ như văn hóa phân cấp hay văn hóa đồng thuận. 

  • Trong văn hóa thứ bậc, yếu tố quyết định được thúc đẩy bởi HiPPO (ý kiến ​​của người được trả lương cao nhất). Điều này hạn chế sự đổi mới và có thể làm mất tinh thần của phần lớn lực lượng lao động.
  • Ở văn hóa đồng thuận, nhu cầu thu hút mọi người cùng tham gia với một ý tưởng mới có thể làm chậm tốc độ tiến độ bởi luôn có những người không muốn bước ra khỏi vùng an toàn của họ để thử một điều gì đó mới.

Trái ngược lại, văn hóa dữ liệu, cùng với cơ sở hạ tầng công nghệ phù hợp, cho phép mọi người đặt câu hỏi, thử thách ý tưởng dựa trên những hiểu biết cụ thể chứ không chỉ trực giác hay bản năng – có thể là của một cá nhân hoặc toàn bộ nhóm – để đưa ra quyết định. 

Nó thúc đẩy bầu không khí chia sẻ ý thức về mục tiêu và trách nhiệm, được hỗ trợ bởi sức mạnh của dữ liệu.

Tìm đọc thêm: Mydico nâng cao chất lượng CSKH nhờ số hóa dữ liệu trên FastWork CRM

Tại sao Văn hóa dữ liệu (Data Culture) lại quan trọng?

Văn hóa dữ liệu cho phép các tổ chức đưa ra các quyết định mạnh mẽ hơn với tốc độ nhanh chóng. Ước tính số lượng doanh nghiệp có khả năng đạt được mức tăng trưởng hai con số cao hơn gần ba lần (theo nghiên cứu ban đầu của Forrester).

Trong một báo cáo từ MIT CDO và Hội nghị chuyên đề về chất lượng thông tin chứng thực rằng văn hóa dữ liệu góp phần tăng trưởng doanh thu, cải thiện lợi nhuận, dịch vụ khách hàng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động.

Một nền văn hóa làm việc minh bạch – logic còn giúp thúc đẩy sự hài lòng của nhân viên, mở rộng khả năng thu hút nhân sự tiềm năng và giữ chân người tài.

Bằng cách hỗ trợ việc đưa ra quyết định bằng dữ liệu & phân tích nâng cao, bạn có thể cải thiện đáng kể tỷ lệ thành công của bất kỳ sáng kiến ​​nào.

Nghiên cứu của Tableau với công ty tình báo thị trường IDC đã nhận được 1.100 phản hồi trên bảy quốc gia, cho thấy:

  •  Các tổ chức dẫn đầu về dữ liệu có khả năng tìm kiếm và kết nối với dữ liệu tốt hơn gấp 3 lần so với các đồng nghiệp của họ
  • 89% người trả lời từ các tổ chức dẫn đầu về dữ liệu rất / cực kỳ hài lòng với các khoản đầu tư vào khả năng dữ liệu so với nhóm ở mức nhận thức về dữ liệu.
  • 81% người trả lời từ các tổ chức hàng đầu về dữ liệu cảm thấy tự tin về việc nhận được sự trợ giúp về dữ liệu và phân tích khi họ cần.

Có thể bạn quan tâm: Giải đáp tất tần tật về văn hóa doanh nghiệp và Case Study từ các thương hiệu lớn

Như thế nào là văn hóa dữ liệu tốt?

Sở hữu các nhà phân tích dữ liệu tốt nhất và cơ sở hạ tầng dữ liệu hàng đầu chưa đủ để bạn xây dựng nên một nền văn hóa dữ liệu tốt. Nó đòi hỏi sự kết hợp giữa khoa học dữ liệu với kỹ năng, đào tạo, khả năng truy cập và quản lý phù hợp. Tất nhiên, cơ sở hạ tầng dữ liệu đóng vai trò là nền tảng của một nền văn hóa dữ liệu mạnh mẽ. 

Cuối cùng, sự thành công hay thất bại của việc chuyển đổi thành một tổ chức dựa trên dữ liệu phụ thuộc vào ba yếu tố chính:

  • Khám phá dữ liệu: Cung cấp cho nhân viên của bạn quyền truy cập vào dữ liệu nhằm giúp họ tìm thấy những thông tin liên quan kịp thời để đưa ra quyết định đúng đắn.
  • Kiến thức về dữ liệu: Khả năng diễn giải và phân tích dữ liệu một cách chính xác.
  • Quản trị dữ liệu: Quản lý dữ liệu phù hợp để đảm bảo đúng người có quyền truy cập vào đúng dữ liệu và đúng thời điểm.

Làm thế nào để cải thiện văn hóa dữ liệu (Data Culture)?

Rome không thể được xây dựng trong một ngày và văn hóa dữ liệu cũng vậy. Cần có nỗ lực nhất quán ở mọi cấp độ trong tổ chức để thực sự chuyển đổi thành một nền văn hóa theo hướng dữ liệu. Khi làm như vậy, lưu ý đến các thông số sau có thể tăng tỷ lệ thành công của bạn.

Xây dựng văn hóa dữ liệu là cả một quá trình lâu dài - bền bỉ
Xây dựng văn hóa dữ liệu là cả một quá trình lâu dài – bền bỉ

Đánh giá mức độ sẵn sàng của tổ chức

Những trở ngại lớn nhất trong việc xây dựng văn hóa dữ liệu không phải là kỹ thuật mà là văn hóa. Không phải việc thiếu các nhà khoa học dữ liệu hoặc cơ sở hạ tầng cản trở quá trình chuyển đổi mà là sự phản kháng có ý thức hoặc tiềm thức của phần đông bộ phận nhân sự. Trước khi bạn quyết định đưa văn hóa dữ liệu vào quá trình ra quyết định, hãy xem tổ chức của bạn đã sẵn sàng cho sự thay đổi này chưa? Nếu không, hãy đặt nền móng cho nó từng bước một trước khi chuyển đổi hoàn toàn.

“Dọn dẹp” dữ liệu

Bước tiếp theo là cải thiện chất lượng dữ liệu để đảm bảo rằng dữ liệu liên quan luôn sẵn có cho nhân viên khi họ cần nhất. Làm việc với các nhà khoa học dữ liệu và tận dụng các công cụ khai thác dữ liệu để dọn dẹp và tái cấu trúc dữ liệu của bạn.

Cho phép truy cập nhanh chóng – thuận tiện

Sau khi dữ liệu đã được tổ chức lại, yêu cầu tiếp theo là đảm bảo rằng nhân viên của bạn có thể truy cập dễ dàng. Tất cả các dữ liệu và thông tin liên quan phải nhanh chóng được tìm thấy và dễ hiểu. Điều này đòi hỏi việc quản trị dữ liệu trở nên ít phức tạp và dân chủ hóa hơn.

Nâng cao khả năng hiểu biết về dữ liệu

Bạn có thể có các chuyên gia để phân tích dữ liệu nhưng chính nhân viên của bạn mới cần giải mã và sử dụng nó nhằm đưa ra các quyết định mạnh mẽ hơn. Đó là lý do tại sao văn hóa dữ liệu chỉ có thể được thiết lập sau rất nhiều buổi đào tạo kiến thức dữ liệu cho người dùng cuối.

Xây dựng văn hóa dữ liệu từ lãnh đạo

Một chủ đề phổ biến ở các công ty có nền văn hóa dữ liệu mạnh mẽ là sự thay đổi bắt đầu từ phía ban lãnh đạo. Ví dụ, các nhà quản lý hàng đầu dẫn đầu bằng cách cố gắng đưa ra quyết định của riêng họ với thông tin chi tiết về dữ liệu. Việc thực hành này lan rộng xuống một cách tự nhiên, dựa trên kinh nghiệm của tiền bối, nhân viên bắt đầu tiếp cận & thực hiện văn hóa dữ liệu một cách hiệu quả. 

Là nhà lãnh đạo, để xây dựng văn hóa dữ liệu cho doanh nghiệp, cần nhanh chóng tìm hiểu và triển khai các nền tảng số nhằm thu thập và quản lý tập trung dữ liệu. Các công cụ cơ bản như quản lý nhân sự, quản lý khách hàng, văn phòng điện tử… nhà quản lý nên xem xét ứng dụng.

Văn hóa dữ liệu cần xuất phát từ lãnh đạo
Văn hóa dữ liệu cần xuất phát từ lãnh đạo

Đơn giản hóa khoa học dữ liệu

Khoa học dữ liệu có thể quá phức tạp đối với những nhân viên có hạn chế về kiến ​​thức kỹ thuật. Việc đơn giản hóa chúng là cần thiết để nhân sự của bạn có thể hiểu rõ – hỗ trợ đưa ra quyết định đúng đắn.

Xây dựng các chỉ số chi tiết

Tạo các số liệu chi tiết để đo lường sự thành công của văn hóa dữ liệu giúp bạn định lượng kết quả và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết. 

Tập trung văn hóa dữ liệu vào nhân viên

Hãy nhớ rằng văn hóa dữ liệu được xây dựng dành cho nhân viên của bạn. Để khiến họ hào hứng với đề xuất này, văn hóa dữ liệu không nên trình bày như một ý tưởng trừu tượng mà ở dạng cụ thể, những lợi ích hữu hình lực lượng lao động của bạn có thể nhận được – tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả, giảm tác vụ thủ công lắp lại,…

Để xây dựng văn hóa dữ liệu, doanh nghiệp cân nhắc triển khai phần mềm quản lý nhân sự FastWork HRM, quản lý nội bộ FastWork Office. Các phần mềm hỗ trợ quản lý và cung cấp dữ liệu trọn vẹn về vòng đời nhân sự. Dựa trên hệ dữ liệu này nhà quản lý dễ dàng đưa ra quyết định, đánh giá khách quan về hoạt động nhân sự, doanh nghiệp.

Văn hóa dữ liệu (Data Culture) được đánh giá là công cụ thiết yếu giúp các chủ doanh nghiệp mở rộng tầm nhìn mà không sợ rủi ro kìm hãm, bởi mọi ý tưởng và giả thuyết đều được hỗ trợ thông qua việc phân tích dữ liệu sâu sắc. Bạn hoàn toàn có thể tự tin cho những bước nhảy vọt mới trên chặng đường phát triển của doanh nghiệp.

Để tư vấn giải pháp công nghệ hỗ trợ xây dựng văn hóa dữ liệu, vui lòng liên hệ Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin đăng ký vào Form dưới đây!

Đăng ký tư vấn

Leave a Reply