Zalo Youtube Phone

Giải đáp tất tần tật về văn hóa doanh nghiệp và Case Study từ các thương hiệu lớn

By 19 Tháng Tư, 2021Tháng Ba 26th, 2022Kiến thức, Nhân sự

Văn hóa doanh nghiệp được xem là nền tảng chứa đựng niềm tin, các hành vi tương tác, cách xử lý và giải quyết vấn đề của đội ngũ nhân sự và nhà quản lý đối với các vấn đề bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và có chỗ đứng trên thị trường cần xây dựng nền tảng văn hóa vững mạnh. 

Tại bài viết sau đây FastWork sẽ cung cấp tất tần tật các thông tin liên quan đến xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp đến các bạn. 

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Corporate culture (VHDN) bao gồm các nền tảng giá trị được tạo dựng trong suốt quá trình hình thành, phát triển và vận hành của doanh nghiệp. Những giá trị này ảnh hưởng đến niềm tin, lối suy nghĩ, cách hành xử của từng thành viên, cá nhân trong doanh nghiệp. Do đó, Corporate Culture (VHDN) tạo nên điểm khác biệt cho mỗi doanh nghiệp. 

VHDN bao gồm các yếu tố như: Giá trị cốt lõi, tầm nhìn, biểu tượng, các tiêu chuẩn, ngôn ngữ, hệ thống, niềm tin và hành vi, quyết định của nhân sự cũng như ban lãnh đạo trong doanh nghiệp. Định nghĩa về VHDN khá rộng lớn, được bao hàm và không được xác định rõ ràng. VHDN được tích lũy và phát triển hữu cơ theo thời gian từ những đặc điểm của nhân sự trong doanh nghiệp. 

Văn hóa của một doanh nghiệp sẽ được phản ánh trong các quy tắc về trang phục, giờ làm việc, không gian văn phòng, lợi ích của nhân viên, doanh thu, kế hoạch tuyển dụng, cách ứng xử với khách hàng, sự hài lòng của khách hàng và mọi khía cạnh khác trong quá trình vận hành.

  • VHDN ảnh hưởng và quyết định đến lối ứng xử và hành vi của nhân viên với cấp quản lý.
  • Văn hóa của một doanh nghiệp cũng bị tác động bởi văn hóa và truyền thống quốc gia, xu hướng kinh tế, thương mại quốc tế, sản phẩm và quy mô doanh nghiệp.
  • VHDN, dù được định hình có chủ đích hay được phát triển một cách hữu cơ, đều đạt đến cốt lõi của hệ tư tưởng và thực tiễn của công ty, và ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn Xây dựng Văn phòng điện tử từ A-Z cho doanh nghiệp

 Định nghĩa về văn hóa công ty bao hàm nhiều khía cạnh
Định nghĩa về giá trị văn hóa bao hàm nhiều khía cạnh

4 yếu tố trong văn hóa doanh nghiệp

Corporat Culture (VHDN) được thể hiện từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có thể kể đến 4 khía cạnh chính sau đây: 

Giá trị hợp tác (Clan Culture)

Giá trị hợp tác trong văn hóa doanh nghiệp
Giá trị hợp tác trong văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa hợp tác được đánh giá từ môi trường làm việc thân thiện, có tính tương tác, hợp tác cao. Giống như một đại gia đình, ban lãnh đạo được xem như những người cố vấn và doanh nghiệp đoàn kết, hợp tác với nhau thông qua truyền thống và lòng trung thành. Doanh nghiệp xây dựng giá trị văn hóa này bằng cách thúc đẩy sự đồng thuận và tham gia làm việc nhóm. 

Giá trị sáng tạo (Adhocracy Culture)

Giá trị sáng tạo trong văn hóa doanh nghiệp
Giá trị sáng tạo trong văn hóa doanh nghiệp

Doanh nghiệp tạo nên môi trường làm việc năng động, sáng tạo. Nơi cả ban lãnh đạo và nhân viên đều có tư duy đổi mới và sẵn sàng đương đầu với rủi ro. Giá trị cốt lõi được xác định và xây dựng thành công bằng việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới. Doanh nghiệp thúc đẩy tự do và tôn trọng sáng kiến, ý tưởng của cá nhân. 

Giá trị văn hóa thị trường (Market Culture)

Giá trị văn hóa thị trường trong văn hóa doanh nghiệp

Giá trị văn hóa này tập trung vào việc kinh doanh, hoàn thành mục tiêu với kết quả tốt. Trong môi trường cạnh tranh mọi thành viên trong doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu kinh doanh đặt ra từ trước. Nền văn hóa này nhấn mạnh đến chiến thắng và xem việc chiếm lĩnh thị trường là định nghĩa thành công. 

Giá trị văn hóa thứ bậc (Hierarchy Culture)

Giá trị văn hóa này dựa trên quy trình và thủ tục và nó hoạt động trong một môi trường làm việc chính thức, có cấu trúc. Các nhà lãnh đạo giám sát và thúc đẩy việc tuân thủ các cách thức kinh doanh, đồng thời giữ cho chi phí và sai sót ở mức thấp. Thành công của giá trị này được xác định bởi chi phí thấp, lập kế hoạch và thực hiện trơn tru.

Ví dụ về giá trị văn hóa từ các thương hiệu lớn

Cách thức vận hành của một số doanh nghiệp trên toàn cầu mang đến những bài học lớn dành cho những người đi sau. Trong đó có thể kể đến một số ví dụ về việc xây dựng giá trị văn hóa một số thương hiệu điển hình như:

Zappos

Nhà bán lẻ quần áo và giày trực tuyến này tuyển dụng nhân viên mới dựa trên sự phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp. Văn hóa của Zappos mang lại nhiều kết quả cho doanh nghiệp, khiến nhân viên hạnh phúc và mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

Twitter

Twitter nhấn mạnh một môi trường làm việc tuyệt vời với đồng nghiệp thân thiện, tính tương tác cao. Twitter mang đến các đãi ngộ tốt cho nhân viên như: Bữa ăn miễn phí cho nhân viên, các kỳ nghỉ không giới hạn cho nhân viên ở một số vị trí cùng các đãi ngộ khác. Twitter sở hữu đội ngũ những nhân viên xuất sắc  và họ cảm thấy  yêu thích công việc mỗi ngày của họ tại đây.

Chevron

Trong một thế giới mà nơi làm việc luôn có những lịch trình dày đặc tại văn phòng, Chevron đã xây dựng văn hóa nhấn mạnh sự an toàn và thoải mái cho nhân viên của mình. Công ty coi trọng việc tương tác, hỗ trợ và quan tâm lẫn nhau giữa các nhân sự. Chevron mang đến môi trường làm việc hạnh phúc bằng các chương trình chăm sóc sức khỏe và việc áp dụng nghỉ ngơi thường xuyên. 

Facebook

Facebook luôn cố gắng đảm bảo những điều tốt nhất cho nhân viên của mình. Tại đây luôn mang đến nhiều trải nghiệm và tùy chọn đến nhân viên của mình như đồ ăn trong công ty, không gian văn phòng mở, hay tiện ích giặt là tại chỗ. Ngoài ra, Facebook đánh giá cao giá trị của giao tiếp cởi mở, phát triển cá nhân, học hỏi và làm việc nhóm.

Các ví dụ về giá trị văn hóa trong các thương hiệu lớn
Các ví dụ về giá trị văn hóa trong các thương hiệu lớn

Tầm quan trọng của văn hóa trong doanh nghiệp

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của nền tảng giá trị văn hóa đối với thành công của một công ty. Bằng cách định hình cách thức vận hành bộ máy kinh doanh và lối ứng xử của nhân sự, văn hóa này giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đặt ra và tăng trưởng. Có thể kể đến các lợi ích của xây dựng văn hóa doanh nghiệp như: 

Giữ chân nhân viên

Giá trị văn hóa giúp thúc đẩy việc giữ chân nhân viên ở lại lâu hơn và cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp. Một công ty có nền văn hóa tuyệt vời không chỉ thu hút nhân tài mà còn giữ chân nhân viên lâu hơn. Nhân viên yêu thích các công ty giúp họ phát triển sự nghiệp, cung cấp môi trường làm việc trong mơ. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí tuyển dụng cũng như đào tạo nhân viên mới. 

Tăng khả năng nhận diện thương hiệu

Độ nhận diện thương hiệu được xem là yếu tố giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng. Văn hóa công ty tác động rất nhiều đến cách thức mà doanh nghiệp thực hiện các giao dịch bên ngoài và kết nối với khách hàng. Một nền văn hóa mạnh mẽ sẽ thúc đẩy một mối quan hệ lành mạnh với khách hàng và tôn trọng với các bên liên quan. 

Nâng cao hiệu suất

Văn hóa cạnh tranh tập trung vào việc cải thiện quy trình làm việc, kinh doanh, hoàn thành mục tiêu và mang lại kết quả tốt. Với văn hóa như vậy, mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều nỗ lực làm việc, tối ưu thời gian làm việc, từ đó thúc đẩy cả bộ máy phát triển. 

Tầm quan trọng của giá trị văn hóa đối với doanh nghiệp
Tầm quan trọng của xây dựng văn hóa đối với doanh nghiệp

Nâng cao chất lượng

Giá trị văn hóa còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Giá trị văn hóa này tập trung vào các tiêu chuẩn cao nhất, tạo ra môi trường làm việc lý tưởng giúp nhân viên tạo nên các sản phẩm/dịch vụ tốt nhất làm hài lòng khách hàng.

Cải thiện phúc lợi của nhân viên

Các giá trị và văn hóa của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường làm việc và phúc lợi dành cho nhân viên. Việc cung cấp cơ hội phát triển bản thân, đào tạo nâng cao kỹ năng cũng như các chế độ bảo hiểm, thăm khám sức khỏe,… khiến nhân viên hài lòng, hạnh phúc. 

Văn hóa trong doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình tồn tại, vận hành và phát triển của cả tổ chức. Đây chính là yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh, giữ chân khách hàng, thu hút nhân tài và xây dựng thương hiệu lớn mạnh. 

Mời doanh nghiệp tham khảo thêm các nội dung:

Leave a Reply