Zalo Youtube Phone

10 Bước Xây Dựng Thương Hiệu Cho Mọi Startups

By 29 Tháng Mười Hai, 2020Business Hack, Kiến thức

Với các doanh nghiệp mới thành lập chắc hẳn đã từng đặt ra câu hỏi việc xây dựng thương hiệu có thực sự cần thiết? Chiến lược xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp cần phải đạt hiệu quả ra sao? 

Đây là vấn đề mà mọi doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh đều cần chú ý tới. Việc gây dựng hình ảnh thương hiệu sẽ là nền móng vững chắc công cụ tiếp cận khách hàng tốt nhất của doanh nghiệp.

Thương hiệu doanh nghiệp Startups là gì?

Thương hiệu có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp startups thương hiệu lại càng quan trọng hơn vì quy mô lúc này còn khá nhỏ. 

Việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp startups là điều cần thiết. Nhưng lựa chọn người đại diện lại gặp vô vàn khó khăn. Để đảm bảo thương hiệu tốt, người đại diện cần nắm bắt và hiểu rõ sứ mệnh để đưa doanh nghiệp phát triển.

Muốn có thương hiệu thì chiến lược đầu tư kinh doanh ban đầu vô cùng quan trọng. Chất lượng uy tín sản phẩm cung cấp là một chuyện nhưng giá thành và chính sách chế độ lại không thể bỏ qua.

Xây dựng thương hiệu cho Start-up là điều cần thiết
Xây dựng thương hiệu cho Start-up là điều cần thiết

Một doanh nghiệp để có tên tuổi chỗ đứng trong thị trường thì uy tín và chất lượng phải đặt hàng đầu. Từ đó tên thương hiệu dần thành độc quyền khiến cho khách hàng có thể dễ dàng nhận biết khi nghe đến tên doanh nghiệp.

Doanh nghiệp startups lựa chọn phát triển thương hiệu sẽ có thể loại bỏ rất nhiều đối thủ cạnh tranh do tiêu chỉ người dùng khá đặt nặng chất lượng. Một doanh nghiệp uy tín sẽ được khách hàng ưu tiên lựa chọn hơn khi muốn tìm hiểu sản phẩm.

Tại sao việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp lại quan trọng đến thế?

Thương hiệu của doanh nghiệp mang ý nghĩa to lớn trong suốt chặng đường trưởng thành của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp có nên xây dựng thương hiệu riêng để cạnh tranh phát triển thị trường hay không và phải xây dựng như thế nào luôn là câu hỏi được các doanh nghiệp đặt ra.

Không phải doanh nghiệp nào cũng ý thức được tại sao phải xây dựng thương hiệu. Nhưng thực tế phải công nhận rằng uy tín chất lượng làm nên thương hiệu. Bởi khách hàng dựa vào thương hiệu đánh giá và phân loại doanh nghiệp khiến những doanh nghiệp không tạo dựng được thương hiệu thường bị đánh bại.

Khách hàng thường dựa vào thương hiệu để đánh giá và phân loại doanh nghiệp
Khách hàng thường dựa vào thương hiệu để đánh giá và phân loại doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp xây dựng được tên tuổi và giá trị trên thị trường kinh doanh sẽ thu hút lượng khách hàng trung thành lớn, thậm chí là mô hình kinh doanh B2B cũng phát triển.

Thương hiệu độc quyền và duy nhất là đặc điểm giúp khách hàng nhận ra doanh nghiệp tốt để lựa chọn. Như vậy phát triển thương hiệu cho doanh là một bước tiến lớn quyết định sự phát triển cùng tương lai lâu dài. Nhưng lựa chọn định hướng phát triển thương hiệu công ty như thế nào? Đó lại là một vấn đề mà các đại diện nhà kinh doanh cần phải cân nhắc nhiều để có thể tìm ra hướng đi hiệu quả.

>>> Tham khảo Chiến lược xây dựng thương hiệu với ngân sách nhỏ

10 bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mới dành cho doanh nghiệp Startups

Việc triển khai hoạt động xây dựng thương hiệu cùng không hề đơn giản, nhất là đối với startups. Tuy nhiên mọi khó khăn đều có thể xử lý với 10 bước trong quy trình kiến tạo thương hiệu mà các doanh nghiệp lâu đời đã đúc kết.

Nghiên cứu các giá trị căn bản cho sản phẩm cần tạo dựng thương hiệu

Bước đầu tiên để xây dựng thương hiệu cho 1 sản phẩm doanh nghiệp cần tìm được những giá trị căn bản của sản phẩm. Các giá trị này được thể hiện qua 4 câu hỏi: 

  • Sản phẩm cần tạo dựng thương hiệu là gì? 
  • Vì sao thị trường cần sản phẩm? 
  • Sản phẩm có lợi thế và khác biệt như thế nào so với thị trường? 
  • Lợi thế cạnh tranh là gì?
Nghiên cứu các giá trị căn bản cho sản phẩm cần tạo dựng thương hiệu là bước quan trọng trong xây dựng thương hiệu
Nghiên cứu các giá trị căn bản cho sản phẩm cần tạo dựng thương hiệu là bước quan trọng trong xây dựng thương hiệu

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, cơ hội và thách thức

Những vấn đề bạn cần tìm hiểu trong bước 2 để xây dựng thương hiệu là: Đối thủ đang và đã làm gì? Tại sao họ thành công, thất bại? Tại sao khách hàng lựa chọn/không chọn sản phẩm của đối thủ? Hãy thực hiện phân tích thị trường. Sau đó, doanh nghiệp sẽ tìm ra được câu trả lời cho làm sao, khi nào, và thị trường nào có thể vượt qua đối thủ.

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Tìm kiếm, nghiên cứu thông tin các khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng đến. Hãy thiết lập cho doanh nghiệp thông tin khách hàng chuẩn: tuổi, giới tính, khu vực, nghề nghiệp, sở thích, thói quen, hành vi tiêu dùng, thu nhập,…. Các thông tin này càng chi tiết càng tốt cho doanh nghiệp khi phát triển thương hiệu.

Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu

Có thể nói sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu giống như kim chỉ nam cho các hoạt động để tạo dựng thương hiệu. Doanh nghiệp sẽ tuân theo sứ mệnh và tầm nhìn này để hoạt động và thúc đẩy sản phẩm.

Xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi chính là niềm tin và cơ sở ra quyết định trong một tổ chức. Giá trị cốt lõi của sản phẩm là cơ sở để doanh nghiệp phát triển thương hiệu cho sản phẩm. Một hệ thống giá trị cốt lõi chuẩn xác giúp nhà điều hành dễ dàng tìm được hướng đi cho doanh nghiệp.

Cá biệt hóa/cá nhân hóa thương hiệu

Để xây dựng thương hiệu và tăng tính nhận dạng cho thương hiệu, tạo dựng một hình ảnh riêng biệt là vô cùng cần thiết. Logo và slogan cho thương hiệu sẽ giúp sản phẩm dễ dàng đi vào trí nhớ người tiêu dùng. 

Xây dựng cấu trúc thương hiệu và xác định mô hình kinh doanh cho thương hiệu

Mô hình kinh doanh và cấu trúc thương hiệu giúp doanh nghiệp tập trung vào chiến lược. Điều này đã vạch ra và tối ưu chiến lược đó một cách hiệu quả. Để có thể xây đắp nền móng thương hiệu hiệu tốt, doanh nghiệp cần tạo nên sự khác biệt đối với các doanh nghiệp, sản phẩm khác đối với khách hàng. Mô hình kinh doanh sẽ trả lời cho doanh nghiệp các vấn đề: Bán sản phẩm gì để có doanh thu? Bán như thế nào sinh lợi nhuận? Yếu tố thành công của mô hình là gì? Lộ trình kinh doanh và phát triển khách hàng thế nào? 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể xác định những yếu tố còn lại trong doanh nghiệp: nhân sự, kinh doanh,…

Xây dựng cấu trúc thương hiệu và xác định mô hình kinh doanh cho thương hiệu
Xây dựng cấu trúc thương hiệu và xác định mô hình kinh doanh cho thương hiệu

Văn hóa thương hiệu

Văn hóa thương hiệu là đặc điểm và là cách để nhận diện thương hiệu. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt và đặc trưng riêng cho thương hiệu. Bởi vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp là bước bắt buộc trong việc xây dựng thương hiệu. 

Lịch sử văn hóa thương hiệu và tài sản thương hiệu

Hãy xâu chuỗi lại lịch sử thương hiệu để tạo nên một câu chuyện trong hành trình phát triển doanh nghiệp. Điều này nhằm giúp cho khách hàng cảm nhận được uy tín, sức mạnh và giá trị của thương hiệu. Khi phát triển được chuỗi các cơ sở và sản phẩm của doanh nghiệp cũng có nghĩa là bạn có một lượng khách đủ lớn hoặc mô hình kinh doanh có khả năng phát triển. Khi ấy, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được người tiêu dùng tự tìm đến.

Xây dựng lời hứa thương hiệu

Lời cam kết, thông điệp khẳng định đến từ doanh nghiệp thực sự rất quan trọng đối với khách hàng. Điều này quyết định sự đánh giá, tin dùng của khách hàng đối với sản phẩm. Nếu doanh nghiệp cam kết và làm được nhiều hơn, điều này sẽ khiến khách hàng có thiện cảm và quay lại. Tuy nhiên, cần vô cùng cẩn trọng trong lời hứa. Bởi nếu thực hiện được đúng như những gì đã đưa ra và cam kết,  lòng tin với thương hiệu của khách hàng sẽ dễ dàng bị sụp đổ.

Lời cam kết, thông điệp khẳng định đến từ doanh nghiệp thực sự rất quan trọng đối với khách hàng
Lời cam kết, thông điệp khẳng định đến từ doanh nghiệp thực sự rất quan trọng đối với khách hàng

Mỗi doanh nghiệp đều cần xây dựng thương hiệu và cố gắng đạt được những kết quả cao hơn trong quá trình phát triển phát triển thương hiệu của mình. Mỗi chiến dịch truyền thông sẽ là một dự án gồm ngày bắt đầu và kết thúc. Và việc xây dựng thương hiệu được hiểu không phải là một dự án trong chiến dịch của doanh nghiệp. Bởi hoạt động xây dựng thương hiệu được hiểu như việc phát triển một con người, nó có tính liên tục và không dừng lại. 

Doanh nghiệp hay dành thời gian cho việc xây dựng thương hiệu nhiều hơn, cung cấp cho thương hiệu của mình có nhiều cơ hội phát triển các đặc điểm, ưu điểm của mình. Cũng như dần loại bỏ được những hạn chế và nhược điểm. 

Hy vọng bài viết sẽ có ích với những doanh nghiệp đang loay hoay không biết có nên xây dựng thương hiệu không hay phải xây dựng thương hiệu như thế nào. Và đừng bỏ qua bộ Giải pháp phần mềm Fastwork Work+ ứng dụng trong phục vụ Quản trị công việc, quy trình và dự án toàn diện. Bộ ứng dụng sẽ đưa doanh nghiệp định hướng lại văn hóa làm việc, quy trình làm việc cũng như tạo dựng một không gian làm việc chuyên nghiệp, năng động và thực sự hiệu quả.

>>> Xem thêm Hướng dẫn Start-úp xây dựng thương hiệu toàn diện

Leave a Reply