Zalo Youtube Phone

Thời hạn Hợp đồng dịch vụ kéo dài bao lâu là hợp lý?

By 29 Tháng Mười Hai, 2020Tháng Sáu 22nd, 2022Kiến thức, Nhân sự

Hợp đồng dịch vụ (HĐDV) là văn bản thỏa thuận giữa hai bên là bên cung ứng dụng vụ và bên sử dụng dịch vụ. Theo đó bên cung ứng dịch vụ sẽ thực hiện công việc, nhiệm vụ, dự án,… cho nên sử dụng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ sẽ thanh toán một khoản phí tương ứng cho bên cung ứng dịch vụ. HĐDV được thỏa thuận giữa hai bên dựa trên quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên. Cùng tìm hiểu thời hạn hợp đồng dịch vụ thông qua nội dung sau đây. 

Đối với các công ty, doanh nghiệp việc ký kết hợp đồng dịch vụ với đối tác, khách hàng của mình là điều không thể tránh khỏi. Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng về hợp đồng này trước khi thực hiện ký kết giao dịch hợp đồng dịch vụ với cá nhân hoặc với tổ chức. Các doanh nghiệp có thể dựa trên quy định cụ thể tại Điều 513 Bộ luật dân sự 2015 để tìm hiểu rõ hơn về hợp đồng này. 

1. Hợp đồng dịch vụ là gì?

Hợp đồng dịch vụ là gì?
Hợp đồng dịch vụ là gì?

Trước khi đến với các thông tin về thời hạn hợp đồng dịch vụ, chúng ta cùng tìm hiểu hợp đồng dịch vụ là gì. Theo quy định tại Điều 513 của Bộ luật dân sự năm 2015, Hợp đồng dịch vụ là:

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”. Hợp đồng dịch vụ theo Bộ luật dân sự quy định có các đặc điểm sau đây: 

“Điều 513 – Hợp đồng dịch vụ

Có thể là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: Theo như quy định người hưởng lợi trong HĐDV là bên thuê dịch vụ, tuy nhiên trong nhiều trường hợp người được hưởng lợi từ bên  cung ứng dịch vụ là người thứ 3 hay bên thứ 3 chứ không hẳn là 2 bên như thông thường. 

Hợp đồng có thể là dịch vụ đơn giản hoặc phức tạp tùy thuộc vào hình thức hợp đồng dịch vụ: HĐDV là tài liệu thể hiện những thỏa thuận trong mối quan hệ giữa bên cần thuê dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ. HĐDV phức tạp sẽ bao gồm 2 mối quan hệ bao gồm: 

  • Quan hệ trực tiếp giữa bên cần thuê dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ 
  • Quan hệ bên ngoài giữa người làm dịch vụ và người thứ ba. 

Trong trường hợp quan hệ bên trong: Hai bên cần thỏa thuận cụ thể về nội dung dịch vụ. Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện những hành vi nhất định nhằm đảm bảo lợi ích của bên thuê dịch vụ.

Trong trường hợp quan hệ bên ngoài: Bên cung ứng dịch vụ phải nhân danh mình để tham gia các giao dịch dân sự và không được nhân danh bên thuê dịch vụ để thỏa thuận với bên hoặc người thứ ba. Bên cung ứng dịch vụ phải chịu hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước người thứ ba, nếu pháp luật không quy định khác hoặc các bên không có thỏa thuận khác.

>>> Xem thêm bài viết: Tìm Hiểu Thuật Ngữ “Hợp Đồng Dịch Vụ” Trong Doanh Nghiệp

2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐDV

  Quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐDV
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐDV

Quyền lợi và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ:

  • Bên thuê dịch vụ có quyền yêu cầu bên cung cấp dịch vụ thực hiện công việc theo đúng nội dung mà hai bên đã thỏa thuận như: Chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm.
  • Có quyền kiểm tra, giám sát và nhận kết quả công việc mà cung cấp dịch vụ đã thực hiện.
  • Trong trường hợp bên cung cấp dịch vụ vi phạm nghĩa vụ, bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, bên thuê dịch vụ phải báo trước cho bên cung cấp dịch vụ trong khoảng thời gian hợp lý. Đồng thời phải trả chi phí theo số lượng, chất lượng và kết quả công việc mà bên cung cấp dịch vụ đã hoàn thành. cũng như bồi thường thiệt hại (nếu có).
  • Trong trường hợp số lượng và chất lượng dịch vụ không đạt được hiệu quả như thỏa thuận hoặc công việc không hoàn thành đúng thời hạn do lỗi của bên cung cấp dịch vụ, thì bên cần thuê dịch vụ có quyền giảm tiền công/ chi phí hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại do quá hạn.
  • Bên cần thuê dịch vụ có nghĩa vụ cung cấp cho bên cung cấp dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để triển khai công việc nếu có yêu cầu.
  • Bên thuê làm dịch vụ phải trả tiền công cho bên cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận trong nội dung hợp đồng dịch vụ pháp lý. Tiền công/ chi phí được thanh toán tại địa điểm thực hiện dịch vụ khi hoàn thành dịch vụ, nếu các bên không có thỏa thuận nào khác.

Quyền lợi và nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ:

  • Bên cung cấp dịch vụ có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ phải cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện dịch vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ. 
  • Bên cung cấp dịch vụ được phép thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên thuê dịch vụ nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên thuê dịch vụ. Tuy nhiên phải báo ngay cho bên thuê dịch vụ biết.
  • Bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ phải trả tiền công theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng các bên không thỏa thuận cụ thể về thì mức tiền công sẽ được tính theo mức trung bình đối với công việc.
  • Bên cung cấp dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên thuê dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng như nghĩa vụ mà hai bên đã cam kết.
  • Bên cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng khối lượng, thời hạn hợp đồng dịch vụ và các điều khoản, nội dung khác mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ, bên cung cấp dịch vụ không được giao cho người khác làm thay công việc.
  • Bên cung cấp dịch vụ cần bảo quản và bàn giao lại các tài liệu và phương tiện do bên thuê dịch vụ cung cấp sau khi hoàn thành công việc. Nếu tài liệu và phương tiện không đủ, cần báo lại cho bên thuê dịch vụ. 
  • Trong thời gian làm dịch vụ, nếu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc pháp luật có quy định, bên cung cấp có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu được giao để làm dịch vụ hoặc làm lộ các thông tin bí mật của khách hàng trong quá trình làm dịch vụ.

3. Thời hạn hợp đồng dịch vụ kéo dài bao lâu?

Thời hạn hợp đồng dịch vụ kéo dài bao lâu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo quy định cụ thể tại Điều 513 Bộ luật dân sự 2015: Thời hạn hoàn thành dịch vụ do các bên sử dụng và cung cấp dịch vụ thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp HĐDV không có thỏa thuận về thời hạn thì bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ trong một thời hạn hợp lý. 

 Thời hạn hợp đồng dịch vụ kéo dài bao lâu
Thời hạn hợp đồng dịch vụ kéo dài bao lâu

Thời hạn này được tính dựa trên cơ sở và điều kiện, hoàn cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Cũng như dựa trên bất kỳ nhu cầu nào của bên thuê dịch vụ có liên quan đến thời hạn hợp đồng dịch vụ hoàn thành. Hoặc được tính dựa trên thực tế về nhu cầu của khách hàng. 

Đối với trường hợp dịch vụ chỉ có thể hoàn thành đúng thời hạn nếu khách hàng thuê dịch vụ cung cấp các tài liệu và công cụ cần thiết thì thời hạn hợp đồng dịch vụ sẽ phụ thuộc vào bên thuê dịch vụ. Với trường hợp công việc chỉ có thể hoàn thành đúng hạn khi khách hàng hoặc bên cung cấp dịch vụ thứ 3 đáp ứng các điều kiện nhất định thì bên cung cấp dịch vụ đó không có nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ theo thời hạn đã thỏa thuận, cho đến khi các điều kiện phía trên được đáp ứng.

Trong trường hợp sau khi hết thời hạn hoàn thành việc cung cấp dịch vụ mà dịch vụ vẫn chưa hoàn thành đúng theo quy định, nếu khách hàng không phản đối thì bên cung cấp dịch vụ phải tiếp tục cung cấp theo nội dung đã thỏa thuận. Đối với trường hợp phát sinh thiệt hại, bên cung cấp dịch vụ phải bồi thường thiệt hại. 

Thời hạn hợp đồng dịch vụ kéo dài bao lâu – Dựa theo quy định về luật thời hạn hợp đồng dịch vụ sẽ được thỏa thuận giữa hai bên. Hy vọng các thông tin trên đây đã mang đến cho doanh nghiệp cái nhìn rõ nét nhất về thời hạn của hợp đồng dịch vụ.

>>> Xem thêm bài viết: 3 Mẫu hợp đồng Dịch vụ chuyên nghiệp nhất hiện nay

Doanh nghiệp bạn có đang gặp khó khăn trong Quản lý hợp đồng khách hàng? Mất nhiều thời gian trong tìm kiếm, tra cứu lại hợp đồng, thiếu nền tảng quản lý tập trung, thông tin dữ liệu rời rạc, thiếu nhất quán trong quy trình khởi tạo hợp đồng… Gợi ý bạn tìm hiểu Giải pháp Quản lý hợp đồng trên FastWork CRM.

  • Quản lý quy trình khởi tạo hợp đồng
  • Đa dạng giao diện quản lý trực quan: Dasboard, danh sách, Kanban
  • In, Xuất hợp đồng theo mẫu
  • Đồng bộ thông tin, dữ liệu
  • Kết nối dữ liệu với cơ hội khách hàng, thông tin liên hệ, báo giá hay chăm sóc khách hàng
  • Và nhiều tiện ích khác

Hoạt động Quản lý hợp đồng tại Doanh nghiệp đang lộn xộn, quy trình & thông tin dữ liệu rời rạc… để giải quyết vấn đề này, bạn hãy đăng ký tư vấn để nhận thông tin chi tiết về giải pháp Quản lý hợp đồng Online trên FastWork CRM và trải nghiệm demo trực tiếp.


Leave a Reply