Zalo Youtube Phone

10 Xu hướng chuyển đổi số nổi bật năm 2025

By 14 Tháng Một, 2025Business Hack

Tốc độ phát triển nhanh chóng của các xu hướng chuyển đổi số đang cách mạng hóa hoạt động kinh doanh, chiến lược tiếp cận thị trường của doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng. Khi các ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ số, các công ty phải thích ứng để tăng khả năng cạnh tranh trong thế giới ngày càng phụ thuộc vào công nghệ này.

Nghiên cứu cho thấy, 90% doanh nghiệp trên toàn thế giới đã áp dụng một số hình thức chuyển đổi số để thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện lợi nhuận. Điều này chứng minh tính cấp thiết của việc đầu tư vào các công nghệ mới nổi và thích ứng với các chiến lược số hóa. Trong bài viết này, hãy cùng FastWork khám phá top 10 xu hướng chuyển đổi số 2025, thách thức phải đối mặt & gợi ý các chiến lược phát triển doanh nghiệp bền vững mà các CEO nên biết để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.

10 Xu hướng chuyển đổi số nổi bật năm 2025

Chuyển đổi số là gì?

Trước khi tìm hiểu chi tiết các xu hướng chuyển đổi số 2025, hãy cùng ôn lại khái niệm “chuyển đổi số là gì?”

Chuyển đổi số là việc tích hợp công nghệ vào mọi khía cạnh vận hành, định hình lại cách thức hoạt động trong doanh nghiệp và tương tác với khách hàng. Quá trình chuyển đổi này cho phép các tổ chức nâng cao hiệu quả hoạt động, đổi mới & tinh gọn quy trình và ra quyết định hiệu quả hơn dựa trên nguồn dữ liệu realtime. 

Trong thập kỷ qua, chuyển đổi số đã không còn là một xu hướng nhỏ lẻ mà trở thành một yếu tố quyết định sự thành bại của mọi doanh nghiệp. Sự phát triển của công nghệ di động, phương tiện truyền thông xã hội và thương mại điện tử đã thúc đẩy các doanh nghiệp thích ứng và tạo ra trải nghiệm số liền mạch cho khách hàng. Một số công nghệ nổi bật dẫn đầu xu thế bao gồm:

  • Điện toán đám mây (Cloud computing): Cho phép các doanh nghiệp truy cập và quản lý dữ liệu từ xa, mang lại tính linh hoạt và khả năng mở rộng cao hơn.  
  • Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence): AI giúp doanh nghiệp tự động hóa các tác vụ, cải thiện việc ra quyết định và mang đến trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng.
  • Dữ liệu lớn và phân tích (Big data and analytics): Cung cấp cho các CEO cái nhìn sâu sắc hơn về hành vi của khách hàng, xu hướng thị trường và hiệu quả vận hành doanh nghiệp.
  • Internet vạn vật (Internet of Things): IoT kết nối các thiết bị vật lý và cảm biến để tạo ra các hệ thống thông minh giúp tự động hóa quy trình và cải thiện hiệu quả hoạt động. 
  • Blockchain: Blockchain cung cấp một nền tảng số an toàn và minh bạch để theo dõi và quản lý các giao dịch, nâng cao độ tin cậy và bảo mật dữ liệu. 

Tại sao chuyển đổi số lại quan trọng?

Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích giúp cải tiến quy trình, nâng cao hiệu suất & có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Điểm danh một số lợi ích tiêu biểu khi doanh nghiệp ứng dụng công nghệ chuyển đổi số bao gồm:

1. Nâng cao năng lực cạnh tranh

Các doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số có thể đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo, hợp lý hóa hoạt động và vượt kỳ vọng của khách hàng.

Amazon tận dụng trí tuệ nhân tạo - AI

Ví dụ, cách Amazon tận dụng trí tuệ nhân tạo – AI để đưa ra các gợi ý sản phẩm và nâng cao trải nghiệm mua sắm riêng biệt cho từng khách hàng là minh chứng rõ ràng cho sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử trong thời gian gần đây. 

2. Cắt giảm chi phí

Tự động hóa dịch vụ khách hàng và tối ưu hóa quy trình thông qua chuyển đổi số có thể giúp doanh nghiệp giảm đáng kể các loại chi phí vận hành, giấy tờ & nhân sự,…

ứng dụng công nghệ chatbot Erica AI

Ví dụ, nhờ ứng dụng công nghệ chatbot Erica AI, Bank of America đã tăng doanh thu lên 19%. Chatbot này tự động hóa các nhiệm vụ hỗ trợ khách hàng quan trọng, giúp ngân hàng cắt giảm đáng kể chi phí vận hành.

3. Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp cá nhân hóa tương tác với khách hàng, hỗ trợ 24/7 và mang đến trải nghiệm khách hàng đa kênh liền mạch.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Lấy Netflix làm ví dụ. Nền tảng phát trực tuyến này sử dụng AI và phân tích dữ liệu để cá nhân hóa các đề xuất nội dung, giúp tăng cường sự tương tác và giữ chân khách hàng. 

4. Gia tăng doanh thu & lợi nhuận

Nhờ ứng dụng công nghệ, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng phạm vi tiếp cận, thâm nhập thị trường mới, từ đó tạo ra các nguồn doanh thu mới & cải thiện lợi nhuận.

5. Nâng cao năng suất làm việc

Chuyển đổi số có thể trao quyền cho nhân viên thông qua các công cụ và công nghệ giúp hợp lý hóa nhiệm vụ, cải thiện khả năng cộng tác để tăng năng suất làm việc. 

Ví dụ, chuỗi cửa hàng MEMOS số hóa quản lý chấm công 270 nhân sự trên phần mềm FastWork giúp giảm thiểu thời gian, công sức để lập bảng công, tính toán lương cho bộ phận HR và kế toán. 

Hay nhờ ứng dụng phần mềm quản lý công việc FastWork Work+, Công ty Cổ phần Xúc tiến thương mại quốc tế Vicommer kiến tạo thành công môi trường làm việc số & giúp 90 nhân sự có trải nghiệm tốt hơn thông qua việc tinh gọn bộ máy vận hành. Ban lãnh đạo và nhân viên Vicommer không còn phải lo lắng khi phải lựa chọn Excel, Email hay Zalo để làm việc. 100% công việc của các phòng bạn đều được đẩy lên FastWork để theo dõi, báo cáo & xử lý. Từ đó hiệu suất & chất lượng công việc được cải thiện đáng kể. 

10 Xu hướng chuyển đổi số nổi bật trong năm 2025

Việc hiểu rõ các xu hướng chuyển đổi số 2025 giúp doanh nghiệp định hình lại cách vận hành để thích ứng với những biến động, đồng thời xác định các ưu tiên số hóa để chuyển đổi thành công & nâng cao năng lực cạnh tranh. Dưới đây là 10 xu hướng chuyển đổi số thúc đẩy tương lai của các ngành công nghiệp:

Xu hướng 1: Generative AI – Trí tuệ nhân tạo tạo sinh 

Generative AI - Trí tuệ nhân tạo tạo sinh 

Generative AI, hay GenAI hiện đang là xu hướng chuyển đổi số quan trọng trong việc sáng tạo nội dung, thiết kế và thậm chí là gia tăng trải nghiệm dịch vụ khách hàng. Công nghệ này có thể tạo ra đa dạng nội dung mới như văn bản, video, hình ảnh, âm thanh, thiết kế 3D,… thông qua việc phân tích các tài liệu và dữ liệu có sẵn.

GenAI sử dụng các mô hình ngôn ngữ – LLM và thuật toán học sâu làm công nghệ chính giúp tăng cường khả năng sáng tạo và cá nhân hóa nội dung. LLM – Large language model là một loại mô hình ngôn ngữ được đào tạo bằng cách sử dụng các kỹ thuật học sâu trên tập dữ liệu văn bản khổng lồ.

Hiện nay, GenAI đang tác động đến hầu hết mọi ngành, bao gồm tiếp thị, quảng cáo, thiết kế, giải trí và phát triển phần mềm. Các công cụ GenAI phổ biến có thể kể đến như: ChatGPT, DALL-E 2, GitHub Copilot, Podcast.ai… Theo dự đoán của Gartner, trong 5 năm tới Generative AI sẽ tạo ra tác động ngày càng mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực. Đến năm 2025, 30% doanh nghiệp sẽ triển khai chiến lược thử nghiệm và phát triển nội dung có hỗ trợ AI.

Xu hướng 2: Hyper Personalization – Siêu cá nhân hóa 

Nhiều doanh nghiệp đang tích cực tận dụng data analytics – phân tích dữ liệu và AI để cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng. Hyper Personalization – Siêu cá nhân hóa bao gồm việc điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ và truyền thông để đáp ứng nhu cầu và sở thích riêng của từng khách hàng.

Xu hướng chuyển đổi số 2025 này dựa trên các công nghệ như nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP), công cụ đề xuất hỗ trợ AI và phân tích hành vi. Với siêu cá nhân hóa, doanh nghiệp có thể tăng sự hài lòng của khách hàng, cải thiện sự tương tác của khách hàng và thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi. Siêu cá nhân hóa chủ yếu được sử dụng trong ngành thương mại điện tử, bán lẻ, du lịch, khách sạn và tài chính.

Ví dụ: Stitch Fix – công ty cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến đã sử dụng siêu cá nhân hóa thông qua công nghệ AI và phân tích dữ liệu. Dịch vụ này gửi gợi ý các sản phẩm quần áo được tuyển chọn dựa trên sở thích, kích cỡ và phản hồi về phong cách cá nhân của từng khách hàng. Nhờ đó Stitch Fix có thể cải thiện sự hài lòng & nâng cao lòng trung thành của khách hàng. 

ví dụ về Stitch Fix

Ví dụ khác như thương hiệu Starbucks đã ứng dụng công nghệ AI để đưa ra các gợi ý loại đồ ăn và thức uống được cá nhân hóa cho từng khách hàng. Công nghệ này sẽ phân tích lịch sử mua hàng, thị hiếu và sở thích trước đây để đưa ra các đề xuất phù hợp cho từng khách hàng.

Xu hướng 3: Multichannel Customer Journey – Trải nghiệm khách hàng liền mạch & kết nối đa kênh

Trải nghiệm khách hàng liền mạch & kết nối đa kênh

Multichannel Customer Journey – Hành trình khách hàng đa kênh cũng là một trong những xu hướng chuyển đổi số 2025. Chúng cho phép khách hàng chuyển đổi giữa các thiết bị hoặc nền tảng mà không bị gián đoạn, tạo nên hành trình khách hàng liền mạch. Nhiều doanh nghiệp đang xây dựng các trải nghiệm kết nối trên nhiều kênh, giúp khách hàng tương tác dễ dàng qua các nền tảng như ứng dụng di động, website và mạng xã hội,… Điều này được thực hiện nhờ các nền tảng đa kênh (omnichannel), API, và việc tích hợp dữ liệu theo thời gian thực. 

Các ngành như bán lẻ, ngân hàng, y tế và giải trí đang hướng tới việc tạo ra trải nghiệm người dùng kết nối để giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới. Các thương hiệu có thể đưa Multichannel Customer vào chiến lược chuyển đổi số của mình bằng cách triển khai các chiến lược bán hàng đa kênh, mang lại trải nghiệm nhất quán trên mọi điểm chạm và tận dụng dữ liệu khách hàng để cá nhân hóa các tương tác.

Ví dụ: Thiết bị đeo tay MagicBand của Disney cho phép du khách truy cập vào các điểm tham quan trong công viên, thanh toán khi mua hàng và mở khóa phòng khách sạn chỉ bằng một click đơn giản, tạo ra trải nghiệm liền mạch và được cá nhân hóa. Nhờ đó khách hàng có thể linh hoạt sử dụng các dịch vụ của Disney mà không cần phải mang theo tiền mặt, thẻ tín dụng hoặc thậm chí là chìa khóa phòng,… 

Xu hướng 4: Data-driven decision making – Ra quyết định dựa trên dữ liệu

Data-driven decision making - Ra quyết định dựa trên dữ liệu

Dữ liệu là mạch máu của quá trình chuyển đổi số, khiến Data-driven trở thành một trong những xu hướng quan trọng các CEO cần chú tâm. Các doanh nghiệp đã và đang tận dụng phân tích dữ liệu để có được thông tin chính xác về hiệu quả hoạt động, cải thiện quá trình ra quyết định và xác định các lĩnh vực cần tối ưu hóa.

Theo đó, các công nghệ chính thúc đẩy xu hướng này bao gồm: hệ thống kho dữ liệu (data warehousing), trí tuệ kinh doanh (business intelligence – BI) và trực quan hóa dữ liệu (data visualization). Các công nghệ này giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và cải thiện quản lý rủi ro bằng cách sử dụng nguồn thông tin/ dữ liệu chi tiết, realtime. Sản xuất, hậu cần, tài chính và y tế là một số những ngành công nghiệp ứng dụng Data-driven nhiều nhất.

Xem thêm Kiến thức toàn diện về Data-driven decision making (DDDM)

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng đã áp dụng xu hướng Data-driven để hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng, theo dõi các chỉ số hiệu suất chính (KPI) và tối ưu hóa quy trình làm việc.

Ví dụ ứng dụng phần mềm quản lý khách hàng FastWork CRM hỗ trợ doanh nghiệp phân tích tỷ lệ chuyển đổi khách hàng dựa trên từng kênh (ad, email, website, hotline,…). Quản lý có thể xác định được những kênh hiệu quả nhất, từ đó tối phân bổ nguồn lực & đề xuất chiến lược phát triển phù hợp. Đồng thời phần mềm cung cấp trải nghiệm CSKH liền mạch nhờ lưu lại hồ sơ khách hàng, lịch sử tư vấn, quá trình làm việc từ trước tới nay,… Từ đó giúp quản lý & nhân sự các bộ phận bám sát từng bước trong quy trình bán hàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi & chốt deal nhiều hơn, với doanh số tốt hơn.

Xu hướng 5: Edge computing – Điện toán biên 

Điện toán biên là một mô hình điện toán phân tán, công nghệ này giúp xử lý và phân tích dữ liệu ngay tại nguồn (hoặc gần nguồn) phát sinh dữ liệu. Cụ thể, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các trung tâm dữ liệu lớn, Edge computing sử dụng các thiết bị biên như cảm biến, máy chủ nhỏ gọn hoặc các thiết bị IoT để xử lý thông tin tại chỗ. Điều này giúp giảm độ trễ, tối ưu hóa tốc độ phản hồi và tiết kiệm băng thông mạng. 

Edge computing được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp có yêu cầu về tốc độ truyền tải và xử lý dữ liệu gần như là tức thời. Ví dụ như lĩnh vực sản xuất, logistics, y tế, an ninh, nông nghiệp…. 

Edge computing - Điện toán biên 

Farmobile – một công ty khởi nghiệp về công nghệ nông nghiệp đã sử dụng điện toán biên để thu thập và xử lý dữ liệu từ các thiết bị nông nghiệp theo thời gian thực. Bằng cách cho phép nông dân phân tích độ ẩm đất, kiểu thời tiết và hiệu suất máy móc ngay tại chỗ. Công nghệ này đã giúp Farmobile phát triển các phương thức canh tác bền vững để tối ưu năng suất cây trồng và giảm chất thải ra môi trường.

Xu hướng 6: Metaverse – Vũ trụ ảo

Metaverse là một xu hướng chuyển đổi số đột phá, nơi các công nghệ tiên tiến như thực tế ảo (VR), thực tế ảo tăng cường (AR), trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain được kết hợp để tạo ra một không gian ảo sống động. Tại đây, con người có thể làm việc, giao tiếp và tiêu dùng như trong thế giới thực. Metaverse mang lại những cơ hội mới để nâng cao trải nghiệm người dùng, tối ưu hóa quy trình và mở rộng mô hình kinh doanh trong nhiều ngành nghề.

Metaverse - Vũ trụ ảo
Metaverse – xu hướng chuyển đổi số 2025

Xu hướng này đặc biệt được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực bán lẻ, giải trí, giáo dục và game, nơi các trải nghiệm tương tác có thể tạo nên sự khác biệt cho các thương hiệu. 

Ví dụ: Gucci phát triển các cửa hàng ảo, nơi khách hàng có thể thử sản phẩm qua avatar hoặc tham gia sự kiện trực tuyến như ra mắt sản phẩm mới,… 

Ngoài ra, Metaverse còn hỗ trợ doanh nghiệp tạo ra các không gian làm việc ảo, nơi nhân viên có thể cộng tác làm việc từ xa mà vẫn giữ được tính trực quan và đảm bảo hiệu suất. Ví dụ: Các công ty tổ chức họp trực tuyến, triển lãm sản phẩm hoặc đào tạo trong môi trường thực tế ảo, từ đó giảm chi phí vận hành.

Xu hướng 7: Tính bền vững là trọng tâm cốt lõi trong chuyển đổi số

Trong bối cảnh các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đã trở thành một yếu tố trọng tâm trong chiến lược chuyển đổi số. Không chỉ là một mục tiêu về môi trường, tính bền vững còn được tích hợp sâu vào các quy trình, công nghệ và mô hình kinh doanh số, góp phần tạo ra giá trị lâu dài cho cả doanh nghiệp và cộng đồng.

Tận dụng các công cụ như điện toán đám mây, năng lượng tái tạo và phân tích dữ liệu để báo cáo về tính bền vững, các công ty đang tìm cách giảm tác động đến môi trường trong khi vẫn nâng cao uy tín thương hiệu và đáp ứng các tiêu chuẩn quy định. Nhiều ngành nghề từ công nghệ, sản xuất đến bán lẻ và logistic đều đang tích cực hưởng ứng xu hướng này. 

Ví dụ: Nhà máy thông minh sử dụng cảm biến IoT để giám sát và điều chỉnh mức tiêu thụ năng lượng theo thời gian thực.

Tính bền vững không còn là một lựa chọn phụ mà đã trở thành một phần cốt lõi trong chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp. Bằng cách kết hợp các công nghệ số tiên tiến, doanh nghiệp không chỉ đạt được các mục tiêu về môi trường mà còn gia tăng giá trị lâu dài, xây dựng uy tín và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường.

Xem thêm Chiến lược phát triển bền vững ESG thúc đẩy giá trị thương hiệu doanh nghiệp.

Xu hướng 8: Ứng dụng no-code platforms 

No-code platforms (nền tảng không cần mã) đang trở thành một xu hướng nổi bật trong chuyển đổi số, giúp các doanh nghiệp đổi mới và tối ưu hóa quy trình mà không cần đội ngũ lập trình chuyên sâu. Các nền tảng này cho phép người dùng tạo ra ứng dụng, quy trình tự động, và các giải pháp kỹ thuật số thông qua giao diện kéo thả trực quan, thay vì viết mã phức tạp.

Phát triển ứng dụng với no-code có thể rút ngắn thời gian triển khai từ vài tháng xuống còn vài giờ hoặc vài ngày, giảm đáng kể chi phí thuê ngoài hoặc đầu tư vào đội ngũ lập trình. No-code platforms có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh và nâng cấp ứng dụng khi yêu cầu thay đổi mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào bên thứ ba.

Ví dụ: ERPNext là một giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp mã nguồn mở và miễn phí được phát triển bởi Frappe Technologies, một công ty phần mềm hàng đầu Ấn Độ. Điểm nổi bật của phần mềm ERPNext so với các giải pháp ERP khác trên thị trường là sở hữu công nghệ Low Code/ No Code, đơn giản hóa việc phát triển phần mềm. ERPNext hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất, bán hàng, marketing, tài chính, nhân sự đến quản lý kho, kế hoạch sản xuất,… 

Giao diện phần mềm ERPNext
Giao diện phần mềm ERPNext

Phần mềm ERPNext hiện đã có 104 đối tác trên toàn thế giới. Về ERPNext Việt Nam, MBW là đối tác chính thức và duy nhất (2024) tại Việt Nam ERPNext hỗ trợ tư vấn, Demo ERPNext, triển khai, tùy chỉnh linh hoạt cho doanh nghiệp.

Xu hướng 9: Tăng cường hình thức làm việc từ xa & tự động hóa

Các mô hình làm việc từ xa (remote), làm việc kết hợp (hybrid working) đang dần trở thành xu thế toàn cầu và được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Do đó, việc ứng dụng công nghệ để hỗ trợ và tối ưu hóa các mô hình này là vô cùng quan trọng.

Để triển khai thành công, doanh nghiệp cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ, chọn lựa các công cụ phù hợp, đảm bảo an ninh thông tin và liên tục đào tạo, hỗ trợ nhân viên thích ứng với môi trường làm việc mới. 

Ví dụ về các công cụ phần mềm hỗ trợ giao tiếp & quản lý công việc và nhân sự trực tuyến phổ biến như:

  • Nền tảng họp trực tuyến: Zoom, Google Meet, Microsoft Teams,… 
  • Nhắn tin và chat nhóm: Slack, Discord, Twist, Skype for Business,…
  • Phần mềm quản lý công việc & dự án: FastWork Work+, Asana, Trello, Monday.com, Jira,…. 

Tham khảo thêm top 20 phần mềm quản lý công việc miễn phí

Các công cụ này không chỉ hỗ trợ giao tiếp hiệu quả mà còn giúp quản lý công việc và nhân sự một cách chuyên nghiệp, nâng cao năng suất và sự hài lòng của nhân viên. Để đạt được hiệu quả tối đa, doanh nghiệp nên đánh giá nhu cầu cụ thể của mình và lựa chọn các công cụ phù hợp nhất với quy mô và mục tiêu hoạt động.  

Xu hướng 10: Intuitive design – Thiết kế phần mềm trực quan & tối ưu trải nghiệm người dùng

Intuitive design - Thiết kế phần mềm trực quan & tối ưu trải nghiệm người dùng

Trong kỷ nguyên số, trải nghiệm người dùng (User Experience – UX) và thiết kế trực quan (Intuitive Design) đang trở thành những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của phần mềm. Các doanh nghiệp và nhà phát triển phần mềm ngày càng nhận thức rõ rằng, để thu hút và giữ chân người dùng, sản phẩm không chỉ cần có chức năng mạnh mẽ mà còn phải dễ sử dụng và thân thiện với người dùng.

Để đạt được thành công, các doanh nghiệp cần đầu tư vào nghiên cứu người dùng, áp dụng các nguyên tắc thiết kế tiên tiến và liên tục cải tiến dựa trên phản hồi thực tế. Bằng cách này, bạn không chỉ tạo ra được những ứng dụng hiệu quả mà còn xây dựng được mối quan hệ lâu dài và tin cậy với người dùng. 

Lời kết 

Chuyển đổi số đang định hình lại bối cảnh kinh doanh, mang đến những cơ hội chưa từng có cho sự đổi mới và tăng trưởng. Bằng cách nắm bắt các xu hướng chuyển đổi số 2025 này, các doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh, nâng cao trải nghiệm khách hàng và cải thiện lợi nhuận. Chuyển đổi số thành công đòi hỏi doanh nghiệp phải làm chủ được các công nghệ tiên tiến và duy trì phương pháp tiếp cận lấy con người làm trung tâm.

Nền tảng quản trị & điều hành doanh nghiệp FastWork cung cấp các giải pháp được thiết kế để hỗ trợ mọi giai đoạn trong hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp bạn. Phần mềm FastWork tích hợp hơn 25 tính năng/module quản trị thiết yếu đáp ứng nhu cầu toàn diện của doanh nghiệp trên một hệ thống phần mềm chung. Phân bổ thành 4 bộ giải pháp chuyên sâu:

  • Bộ giải pháp quản trị & phát triển nhân sự (FastWork HRM+)
  • Bộ giải pháp quản trị công việc & hiệu suất (FastWork WORK+)
  • Bộ giải pháp quản trị khách hàng & kinh doanh (FastWork CRM+)
  • Bộ giải pháp quản trị nội bộ & văn phòng (FastWork OFFICE+)
Nền tảng quản trị & điều hành doanh nghiệp FastWork

Cấu hình và thiết lập trên FastWork hoàn toàn có thể tùy chỉnh theo mô hình, cơ cấu, chức năng phòng ban của từng doanh nghiệp để đảm bảo nhân viên có thể áp dụng vận hành ngay mà không gặp vướng mắc nào! 

FastWork sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, giao diện thân thiện, trực quan và hệ thống tài nguyên support 24/7 cùng cam kết đồng hành cùng khách hàng tới khi chuyển đổi số thành công. Từ khi ra đời, phần mềm FastWork đã được hơn 5000 khách hàng tiêu biểu tin tưởng triển khai thành công giải pháp như: CMC Telecom, Metro Mart, VietinBank, Mobifone, EVN, Petrolimex, Honda, Vietnam Post, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ,… 

Liên hệ với các chuyên gia chuyển đổi số của chúng tôi qua hotline 0983 089 715 để được tư vấn 1-1 với bài toán riêng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay! 

 

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

Leave a Reply