20 Nguyên tắc Xây dựng Kế hoạch Tuyển dụng

By 24 Tháng Mười Hai, 2020Tháng Sáu 22nd, 2022Kiến thức, Nhân sự

Nhân sự được xem là nền móng quan trọng, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo giỏi không thể làm nên thành công của doanh nghiệp nếu không có sự giúp đỡ và cống hiến từ nhân viên của mình. Cũng chính vì lý do này mà “tuyển dụng” luôn được các doanh nghiệp quan tâm, đề cao. 20 nguyên tắc xây dựng kế hoạch tuyển dụng sau đây sẽ mang đến thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp. 

1. Một chiến lược rõ ràng về mục tiêu, quy trình thực hiện

Nền tảng của bất kỳ lần tuyển dụng nào đều dựa trên chiến lược được xác định và đặt mục tiêu rõ ràng. Nhà tuyển dụng cần xác định rõ: Thông điệp, ứng viên mục tiêu, nguồn tuyển dụng, phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất (the who, what, when, and how). 

Quy trình xây dựng kế hoạch tuyển dụng toàn diện
Quy trình xây dựng kế hoạch tuyển dụng toàn diện

2. Phương pháp xây dựng đường ống tiếp cận

Cách tiếp cận tuyển dụng hiệu quả nhất là xây dựng một lượng ứng viên ổn định (một đường ống dẫn). Để xây dựng hệ thống thu hút“nguồn nhân lực” liên tục, hãy thực hiện trước các công việc bao gồm lập kế hoạch nguồn lực, xây dựng thương hiệu, và tìm nguồn cung ứng liên tục.

3. Cạnh tranh

Nguyên tắc xây dựng kế hoạch tuyển dụng chính là liên tục so sánh phương pháp tuyển dụng của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Các chiến lược tuyển dụng tốt nhất sẽ bị đối thủ cạnh tranh sao chép và ứng dụng theo. Nhà tuyển dụng phải đảm bảo đánh giá song song liên tục phương pháp của doanh nghiệp và đối thủ nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất. 

4. Xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Cách tiếp cận có tác động cao nhất và là chiến lược tuyển dụng dài hạn hiệu quả dành cho doanh nghiệp chính là xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Nhà tuyển dụng cần xây dựng hình ảnh môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn hóa công ty hiện đại nhằm thu hút các ứng viên tiềm năng. 

>>> Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm xây dựng Quy chế lương thưởng cuối năm 2020

5. Mở rộng quy mô tuyển dụng toàn cầu

Đối với công việc đòi hỏi các nhân tài chất lượng cao, nhà tuyển dụng có thể áp dụng các chính sách tuyển dụng để thu hút nhân sự nước ngoài. Phương pháp này áp dụng với các công việc có thể làm việc từ xa hoặc các vị trí trong các tập đoàn đa quốc gia có mức đãi ngộ cao. 

6. Headhunt các ứng viên từ đối thủ cạnh tranh

Đôi khi nhà tuyển dụng cần sử dụng các kỹ năng và nghiệp vụ để có thể thuyết phục và chiêu mộ nhân tài hiện đang làm việc cho đối thủ cạnh tranh. Mục tiêu này trong kế hoạch tuyển dụng nhân viên thường xảy ra khi đó là nhân sự xuất trúng và đòi hỏi các doanh nghiệp phải cung cấp chế độ đãi ngộ cực tốt. 

7. Tốc độ

Nguyên tắc xây dựng kế hoạch tuyển dụng hiệu quả là đưa ra quyết định tuyển dụng nhanh chóng. Bởi bất cứ ứng viên tài năng nào cũng đều nhận được rất nhiều lời mời hấp dẫn từ các công ty khác. Vì vậy, để tránh việc họ có thời gian cân nhắc giữa các nhà tuyển dụng khác nhau, doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa ra quyết định và gói đãi ngộ phù hợp.

Gợi ý đọc thêm: Lộ trình thăng tiến Nghề nhân sự: Chia sẻ “bản đồ” từ Chuyên viên đến Giám đốc

8. Coi trọng nguồn cung cấp ứng viên

Coi trọng nguồn cung cấp ứng viên
Coi trọng nguồn cung cấp ứng viên

Nguồn cung cấp là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng và số lượng ứng viên trong mỗi đợt tuyển dụng của doanh nghiệp. Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu và tuyển dụng trực tiếp trên các kênh nội bộ, nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm thêm nguồn ứng viên chất lượng thông qua các trang tuyển dụng trực tuyến, các công ty dịch vụ nhân sự hoặc qua các chương trình, sự kiện tuyển dụng, qua mối quan hệ với các trường đại học. 

9. Quyết định dựa trên phân tích dữ liệu

Nguyên tắc xây dựng kế hoạch tuyển dụng hiệu quả chính là việc xác định được các chỉ số phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định chính xác. Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu khách quan giúp tạo ra kết quả nhất quán, đáng tin cậy và chất lượng cho quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp. 

10. Xây dựng văn hóa tuyển dụng

Các phương pháp tiếp cận ứng viên hiệu quả nhất là xây dựng một “văn hóa tuyển dụng” trong doanh nghiệp, nơi người quản lý và nhân viên đều là người tuyển dụng. Thông qua việc tương tác với các mối quan hệ cá nhân, nhân viên trong doanh nghiệp cũng là một “nhân viên truyền thông” truyền tải thông điệp về văn hóa của công ty.  

11. Phương pháp lấy ứng viên làm trung tâm

Tuyển dụng là quá trình tập trung vào nhu cầu của ứng viên, dựa trên tiêu chí lựa chọn công việc, và thuyết phục họ trở thành nguồn lực của công ty. Ngoài ra, các ứng viên cũng có thể là nguồn nhân lực hiện tại hoặc tương lai, vì vậy nhà tuyển dụng cần giữ mối quan hệ bình đẳng và chuyên nghiệp trong quá trình tuyển dụng. 

12. Ưu tiên các công việc mục tiêu

 Ưu tiên các công việc mục tiêu
Ưu tiên các công việc mục tiêu

Một quy trình tuyển dụng hiệu quả sẽ tối đa hóa việc sử dụng nguồn lực bằng cách xác định và tập trung vào các vị trí có ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Thông qua kế hoạch tuyển dụng nhân lực này, nhà tuyển dụng có thể lựa chọn được nhân tài tại các chức vụ, vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. 

13. Người quản lý là người điều phối, giám sát

Mặc dù quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp đã được lên kế hoạch cụ thể trước khi thực hiện, tuy nhiên người quản lý tuyển dụng vẫn cần hiểu các yếu tố để giám sát thực thi. Người quản lý tuyển dụng phải hiểu quy trình và triển khai kế hoạch tuyển dụng một cách chính xác. Ngoài ra, khi quá trình tuyển dụng có phát sinh hoặc nhầm lẫn, người quản lý tuyển dụng cần đưa ra được phương án điều chỉnh. 

14. Tính đa dạng

Một quy trình tuyển dụng hiệu quả phải đảm bảo yếu tố cá nhân hóa để đáp ứng nhu cầu tìm việc của các ứng viên đa dạng từ các vùng miền hoặc các quốc gia khác nhau. Tính đa dạng không chỉ thể hiện ở các chế độ trong thông tin tuyển dụng mà còn là yêu cầu về công việc với từng đối tượng ứng viên.

15. Xây dựng “mối quan hệ” với ứng viên tiềm năng

Kế hoạch tuyển dụng nhân sự bài bản cho doanh nghiệp
Kế hoạch tuyển dụng nhân sự bài bản cho doanh nghiệp

Phương pháp tuyển dụng hiệu quả nhất là xây dựng “mối quan hệ” với các ứng viên tiềm năng theo kế hoạch dài hạn. Đối với các ứng viên tiềm năng, doanh nghiệp có thể xây dựng cộng đồng và tiếp cận họ qua các kênh mạng xã hội. Điều này giúp tạo dựng niềm tin lâu dài giữa doanh nghiệp và ứng viên. 

16. Công nghệ

Các giải pháp tuyển dụng trực tuyến hay các công cụ, phần mềm tuyển dụng mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thông qua các nền tảng website cũng như công nghệ thông minh, nhà tuyển dụng có thể sàng lọc được ứng viên tiềm năng cũng như cắt giảm các chi phí dư thừa không cần thiết. 

>>> Xem thêm mẹo cho nhà quản lý tuyển dụng: Phần mềm Fastwork Hiring giảm 70% chi phí và thời gian tuyển dụng

17. Tích hợp

Quy trình tuyển dụng phải được tích hợp với các quy trình quản lý nhân sự khác trong doanh nghiệp. Quy trình tuyển dụng hoạt động độc lập thay vì đồng bộ thường không mang đến hiệu quả tối ưu, cũng như có thể ảnh hưởng đến bộ máy và cấu trúc vận hành nhân sự trong doanh nghiệp. 

18. Tránh tình trạng thiếu hụt nhân tài

Trên thực tế có rất nhiều ngành thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân tài. Tuy nhiên, nếu không muốn rơi vào tình trạng này, doanh nghiệp nên chú trọng xây dựng thương hiệu tuyển dụng và môi trường làm việc hiện đại. Chính yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được số lượng lớn nhân tài đáp ứng nhu cầu nhân sự tại mọi thời điểm. 

19. Cung cấp lựa chọn làm việc từ xa

Tuyển dụng các vị trí có thể thực hiện công việc từ xa
Tuyển dụng các vị trí có thể thực hiện công việc từ xa

Cung cấp các lựa chọn làm việc từ xa làm, làm việc tại nhà giúp tăng đáng kể lượng ứng viên cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có hệ thống công nghệ quản lý hiệu quả công việc mà không phụ thuộc vào vị trí làm việc của ứng viên có thể đưa ra chính sách này. Sau đại dịch Covid-19, nhiều khảo sát cho thấy, Digital workplace – Văn phòng online thu hút ứng viên tốt hơn văn phòng truyền thống.

> Xem thêm bài viết: Digital Workplace – Văn phòng điện tử là gì? 

20. Chế độ đãi ngộ giúp thu hút ứng viên

Mọi khía cạnh của quy trình tuyển dụng đều được cải thiện đáng kể khi các công ty, doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ thỏa mãn được nhu cầu của nhân viên. Thông qua việc cung cấp mức lương, thưởng, phúc lợi,… tốt hơn các công ty khác, nhà tuyển dụng có thể thu hút lượng lớn các ứng viên tiềm năng. 

Hầu hết mọi quy trình trong doanh nghiệp đều xác định rằng, sự nhất quán và đồng bộ là nguyên tắc tạo ra kết quả xuất sắc. Tuy nhiên, công việc nào cũng có ngoại lệ, nguyên tắc xây dựng kế hoạch tuyển dụng cũng vậy. Người quản lý tuyển dụng và người tuyển dụng cần thêm sự linh hoạt để mang về những ứng viên tốt nhất cho doanh nghiệp.

>>> Xem thêm bài viết: 6 Bước xây dựng kế hoạch tuyển dụng cho doanh nghiệp B2B

Leave a Reply