Quản trị hiện đại là gì? 5 phương pháp quản lý tất yếu dành cho CEO, Manager

By 23 Tháng Tám, 2021Tháng Năm 25th, 2023Business Hack, Kiến thức

Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ, các xu hướng quản trị hiện đại ra đời thay thế hàng loạt phương thức quản lý truyền thống tồn tại nhiều bất cập, kém hiệu quả. Việc tiếp cận phương pháp mới góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, tối ưu năng suất nhân sự – gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường. 

Quản trị hiện đại là gì?

Quản trị hiện đại, tên gọi khác của quản lý điểm cuối hiện đại – là quá trình quản lý các ứng dụng công nghệ theo một cách thống nhất, bằng việc cung cấp khả năng theo dõi, giám sát, và bảo mật cho các bộ phận CNTT. Hướng tới mục tiêu là chuyển đổi quản lý bảo mật CNTT của doanh nghiệp & nâng cao trải nghiệm người dùng cuối. 

Xu hướng quản trị hiện đại giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ
Xu hướng quản trị hiện đại giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ

5 thành phần quan trọng của phương thức quản lý hiện đại bao gồm Trao quyền cho nhân viên, chia sẻ thông tin – trách nhiệm giải quyết khó khăn, phân bổ nguồn tài nguyên & phản hồi về công việc.

Lý thuyết quản trị hiện đại

Lý thuyết quản trị hiện đại ra đời nhằm phản ứng trực tiếp với Lý thuyết quản lý cổ điển cho rằng nhân viên chỉ được thúc đẩy bởi tiền. Thừa nhận rằng người lao động rất phức tạp & có nhiều lý do để nỗ lực thành công. Đồng thời cũng tin rằng công nghệ có thể thay đổi & giải quyết rất nhiều vấn đề tại nơi làm việc.

Lý thuyết này kết hợp phân tích toán học với sự hiểu biết về cảm xúc và động lực của con người nhằm tạo ra một môi trường làm việc đạt năng suất tối đa. Nhà quản lý áp dụng lý thuyết quản trị hiện đại sẽ đo lường hiệu suất & năng suất nhân sự dựa trên số liệu thống kê, cùng với đó là nỗ lực tìm kiếm điều gì khiến nhân viên hài lòng trong công việc của họ.

Lý thuyết quản lý hiện đại bao gồm 3 lý thuyết quản lý cốt lõi: Lý thuyết Định lượng, Lý thuyết Hệ thống & Lý thuyết Dự phòng.

Đây được đánh giá là một trong những lý thuyết quản lý tuyệt vời thời hiện đại vì nó thừa nhận & tôn trọng những thay đổi đi kèm với công nghệ, đặc biệt là những thay đổi tại nơi làm việc nhằm cải thiện hiệu suất & tiết kiệm chi phí vận hành. Ví dụ, theo lý thuyết quản lý hiện đại, ban lãnh đạo muốn triển khai Work-From-Home (làm việc tại nhà) sẽ cân nhắc dựa trên 2 yếu tố:

  • Phân tích chi phí & lợi ích khi làm việc tại nhà
  • Tiếp nhận ý kiến của nhân sự rằng làm việc tại nhà có lợi cho lối sống của họ như thế nào?

Cách tiếp cận theo hai hướng trên ngoài đưa ra những số liệu thống kê trực tiếp còn nắm bắt được tâm lý của từng cá nhân, bộ phận – coi nhân viên là những đối tượng phức tạp không chỉ quan tâm đến tiền lương.

Có thể bạn quan tâm: OKR và 4DX: So sánh OKR và công thức 4 nguyên tắc thực thi trong quản trị hiệu suất

5 phương pháp quản lý hiện đại tất yếu

Việc thiếu kỹ năng lãnh đạo luôn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng toàn bộ quy trình quản lý. Đó là lý do, các phương thức quản lý hiện đại luôn được giới chuyên gia khuyến khích áp dụng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả vận hành.

Có 5 loại phương pháp quản trị hiện đại, bao gồm:

  • Quản lý theo mục tiêu (Management by Objectives)
  • Quản lý theo kết quả (Management by Results)
  • Quản lý theo dự án (Management by Projects) 
  • Quản lý bằng ngoại lệ (Management by Exception)
  • Quản lý bằng ngân sách (Management by Budget)
5 phương pháp quản lý hiện đại

1. Quản lý theo mục tiêu

Như tên gọi của nó, đây là một phương pháp quản lý tích hợp một cách có hệ thống các hoạt động quản lý cốt lõi nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Đối với doanh nghiệp nhỏ, việc giúp nhân viên nắm rõ mục tiêu, vai trò của bản thân với sự phát triển chung của công ty góp phần gia tăng khả năng đạt được mục tiêu của từng cá nhân, bộ phận, phòng ban.

Theo giáo sư Hinescu Arcadie và Jinga Cristina, quá trình thực hiện phương pháp này bao gồm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn chuẩn bị: nhân viên được làm quen với các mục tiêu chung của công ty.
  • Giai đoạn lập kế hoạch mục tiêu: yêu cầu xác minh các mục tiêu và thiết lập trách nhiệm & vai trò của từng cá nhân trong việc thực hiện mục tiêu chung.
  • Giai đoạn thực hiện: Triển khai thực hiện diện rộng nhằm nhanh chóng đạt được mục tiêu đã đề ra.
  • Giai đoạn đánh giá kết quả và áp dụng hệ thống khen thưởng hoặc xử phạt: giảm thiểu tối đa thời gian kiểm soát, thống kê nhiệm vụ để đánh giá hiệu quả. Từ các mục tiêu đã đề ra, đối chiếu nhanh chóng đồng thời có cơ chế thưởng phạt rõ ràng để thúc đẩy nhân sự nỗ lực đạt được mục tiêu.

Xem thêm: MBO là gì? Quy trình quản trị theo mục tiêu MBO

2. Quản lý theo kết quả

Phương thức quản lý này tập trung chủ yếu vào kết quả thu được, sự chuyên cần, hành vi và động lực của nhân viên. Có khá nhiều lãnh đạo không phân biệt rõ ràng giữa phương pháp quản lý theo mục tiêu & quản lý theo kết quả mà chỉ coi chúng đơn giản là những cách thức thực hiện khác nhau của cùng một phương pháp.

Quản lý theo kết quả dựa trên việc đạt được một tập hợp các kết quả chính, đặc biệt là các giá trị nhất định của KPI tài chính (chẳng hạn như $ Dòng tiền ròng, # Điểm hòa vốn (BEP)). Các mục tiêu thường được đặt ra ở cấp quản lý, sau đó áp đặt hoặc thương lượng với những người chịu trách nhiệm.

Hệ thống khen thưởng khắt khe hơn quản lý theo mục tiêu, do nỗ lực tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhân viên để đạt được mục tiêu đề ra. 

3. Quản lý theo dự án

Phương pháp này đòi hỏi phải thiết lập cơ cấu tự quản trong tổ chức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết những vấn đề phức tạp & loại bỏ những khiếm khuyết nhất định trong phối hợp.

Quản lý theo dự án sử dụng bản đồ Gantt sắp xếp nhiệm vụ, nguồn lực
Quản lý theo dự án sử dụng bản đồ Gantt sắp xếp nhiệm vụ, nguồn lực

Quản lý theo dự án yêu cầu một người quản lý dự án, một biểu đồ Gantt thiết lập thứ tự hoạt động gắn với thời gian thực hiện và các nguồn lực cần thiết. Việc điều phối dự án không chỉ đòi hỏi kiến thức về mặt quản lý, chuyên môn mà khả năng sáng tạo, đổi mới của trưởng dự án cũng rất cần thiết.

Tìm hiểu phần mềm FastWork Project quản lý dự án theo 5 mô hình: Dashboard, Kanban, Gantt, Lịch biểu, Nguồn lực

4. Quản lý bằng ngoại lệ

Đây là phương pháp quản trị hiện đại được áp dụng đặc biệt trong các doanh nghiệp lâu năm, đang trong thời kỳ củng cố & phát triển thị trường kinh doanh. Xây dựng dựa trên việc sử dụng nguồn thông tin lấy từ các công việc trước đây, kết hợp với xu hướng hiện tại & tương lai như một chiến lược để dự đoán các thời điểm quan trọng, khai thác các tình huống thuận lợi có thể xảy ra.

Nó giả định thực tế là người quản lý đã triển khai một hệ thống điều phối nhiệm vụ và lãnh đạo chức năng, do đó, lãnh đạo cao nhất chỉ can thiệp vào các quyết định quan trọng, hoặc trong một số tình huống ngoại lệ đối với cách kinh doanh cổ điển.

Như Samuel Certo và Trevis Certo giải thích trong “Quản trị hiện đại: Khái niệm và kỹ năng”, quản lý theo ngoại lệ sở hữu một số đặc điểm nổi bật:

  • Nó liên quan đến việc tách thông tin và quyết định thành hai loại: Các tình huống bình thường (đã là cơ chế và chức năng giải quyết mặc định) và Các tình huống ngoại lệ (cần sự can thiệp của người quản lý cấp trên);
  • Nó đòi hỏi một hệ thống liên lạc để lọc thông tin đến được với người quản lý cấp trên;
  • Các sai lệch phải báo cáo cho người quản lý cấp trên không được xác định trước mà chỉ thực hiện khi chúng xảy ra.
  • Thông tin liên quan đến các bất thường hoặc các tình huống ngoại lệ sẽ bị hạn chế theo luồng phân cấp hướng lên, trong khi các quy định và quyết định liên quan đến việc điều chỉnh hệ thống sẽ theo hướng đi xuống;
  • Sự phân cấp rõ ràng là cần thiết để đưa ra quyết định dựa trên thứ bậc của mỗi người.

Tuy nhiên, trong trường hợp quản lý độc đoán, phương pháp này không hiệu quả, bởi vì cấp dưới sẽ có biểu hiện ngại giao tiếp với cấp trên về những tình huống bất thường mà họ phải đối mặt.

5. Quản lý bằng ngân sách

Đây là một phương pháp lập kế hoạch dựa trên việc phân bổ chi phí cho từng mục tiêu. Phương pháp này đòi hỏi sự tham gia của tất cả nhân viên trong nỗ lực đạt được các mục tiêu, tính linh hoạt của cơ cấu và quản lý hệ thống thu nhập – chi tiêu trong việc thiết lập các mục tiêu thực tế.

Nó thường không được áp dụng đơn lẻ mà khuyến khích kết hợp với các phương pháp quản lý khác (quản lý theo mục tiêu, theo kết quả hoặc theo dự án).

quản trị theo ngân sách
Quản lý theo ngân sách nên kết hợp với các phương pháp khác

Mỗi phương pháp quản trị hiện đại đều sở hữu những ưu điểm riêng hướng tới mục tiêu chung là phát triển nhân sự, tiền đề cho sự phát triển doanh nghiệp. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc thù và nhu cầu của doanh nghiệp mình.

Nội dung hữu ích

FastWork.vn cung cấp hệ thống phần mềm quản trị đa dạng & toàn diện giải quyết trọn vẹn bài toán vận hành doanh nghiệp từ Quản lý nhân sự, Quản lý công việc – dự án, Quản lý tuyển dụng, Quản lý đề xuất – trang thiết bị, cơ sở vật chất,…

fastwork platform

Tự hào đồng hành cùng 3500+ doanh nghiệp hoạt động ở mọi quy mô, lĩnh vực. 

  • Lĩnh vực Xây Dựng – Cơ điện: Xây dựng Quê Hương, Xây dựng Gia Phú, Delta group, Thịnh Cường,…..
  • Lĩnh vực Chuỗi: Metro Mart, Bóng đèn Điện Quang, Bún Bò Xưa, HONDA, Thế giới Nệm, Mắt Việt Group,…
  • Lĩnh vực Y tế – Giáo Dục: Bệnh viện Âu Cơ, Trung tâm Y tế Huyện Thanh Thủy, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Cao đẳng Công nghiệp & Xây dựng, Đại học Quản lý & Công nghệ Hải Phòng,…
  • Lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ: Vietinbank, VNpost, CMC, SC, SONHA group, SEONGON,…
  • Khối nhà nước: Điện lực Thái Nguyên, Điện lực Bình Chánh, Qũy khuyến khích phụ nữ phát triển,….

Để nhận tư vấn giải pháp phù hợp, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin đăng ký vào Form dưới đây!

Đăng ký tư vấn

Leave a Reply