Các nguyên tắc khi lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

By 2 Tháng Hai, 2021Tháng Mười Một 16th, 2021Kiến thức, Sales & Marketing

Trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, người được giao nhiệm vụ cần thực hiện một cách tỉ mỉ, cẩn thận và đi vào thực tế để doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất. Các nguyên tắc khi lập kế hoạch kinh doanh cơ bản nào cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để mang lại hiệu quả tối ưu? 

Theo dõi ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất.

Tìm hiểu các nguyên tắc khi lập kế hoạch kinh doanh

Hoạt động kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp luôn là hoạt động sống còn tạo ra giá trị lợi nhuận để duy trì và vận hành doanh nghiệp. Do đó, kế hoạch kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định hướng đi, chiến lược bán hàng một cách bài bản và hiệu quả.

Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh sẽ giúp nhà lãnh đạo nhìn ra những thiếu sót cũng như thế mạnh của doanh nghiệp để điều chỉnh phù hợp. Từ đó đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp, nguồn vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả. 

Nguyên tắc lập kế hoạch kinh doanh chính là bám sát các vấn đề cơ bản như: 

  • Định hướng doanh nghiệp
  • Kế hoạch bán hàng và đường lối kinh doanh xuyên suốt quá trình

Tất cả phải được chuẩn bị chi tiết để đảm bảo kế hoạch không bị thay đổi, sai lệch so với ban đầu dự kiến.

Lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp có định hướng phát triển chính xác
Lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp có định hướng phát triển chính xác

Các nguyên tắc khi lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Quy trình lập kế hoạch kinh doanh là một quy trình có tính liên kết được triển khai một cách khoa học. Giúp đội ngũ nhân viên thống nhất được công việc hướng tới mục tiêu chung.

Thông thường, khi đưa ra các bước lập kế hoạch kinh doanh cần phải làm theo những nguyên tắc dưới đây: 

Thực hiện kế hoạch phải có mục tiêu rõ ràng

Kế hoạch kinh doanh sẽ đưa ra cho doanh nghiệp những mục tiêu rõ ràng về chiến lược bán hàng. Xác định được mục tiêu là điều vô cùng quan trọng, đó được xem như kim chỉ nam, định hướng đường đi cho doanh nghiệp. Việc đặt mục tiêu chính là phương pháp để các doanh nghiệp có thể nhanh chóng đến đích và đạt được thành công rực rỡ. 

Người đứng đầu doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể xác định mục tiêu kinh doanh bằng các phương pháp như: 

Nguyên tắc 5W1H: khi thực hiện lập kế hoạch kinh doanh theo phương pháp này thì mọi người phải trả lời được các câu hỏi bao gồm: 

  • Bạn là ai? (Người thực hiện kế hoạch kinh doanh là trưởng phòng hay hay nhân viên. Khi lập kế hoạch thì người chịu trách nhiệm phải lên thông tin chi tiết về mô hình hướng tới) 
  • Lĩnh vực kinh doanh là gì? (Tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh như: thời trang, thực phầm mà kế hoạch kinh doanh sẽ tiến hành theo tuần, tháng…. Nếu kinh doanh những mặt hàng nhu yếu phẩm thì phải xác định chiến lược ngắn hạn và lâu dài) 
  • Kiến thức và kinh nghiệm đã có hay chưa? ( Khi lập nguyên tắc kinh doanh thì cần phải chuẩn bị kiến thức kỹ càng, hạn chế tối đa sự thâm hụt về kinh phí, sản phẩm) 
  • Thị trường hướng đến? Khách hàng đích? ( Lập kế hoạch kinh doanh cần phải lựa chọn thị trường phù hợp đang có nhu cầu sử dụng mặt hàng của doanh nghiệp phân phối. Nếu kinh doanh thời gian thì nên chọn khách hàng là nam/nữ, độ tuổi, phong cách….)
  • Vì sao lại chọn lĩnh vực này để đầu tư kinh doanh?  ( Đánh giá tiềm năng phát triển của lĩnh vực kinh doanh. Lĩnh vực đó thân thuộc, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì khả năng kinh doanh sẽ phát triển)

Nguyên tắc SMART: muốn lập kế hoạch kinh doanh thì phải xác định mục tiêu. Chủ đầu tư có thể chọn phương pháp xác định mục tiêu kinh doanh theo nguyên tắc SMART. Đây là viết tắt của các cụm từ Specific- Measurable- Attainable- Relevant-  Time Bound ( cụ thể – đo lường- có thể đạt được – có tính khả thi – thời gian hoàn thành)

Đưa ra mục tiêu rõ ràng trong lập kế hoạch kinh doanh
Đưa ra mục tiêu rõ ràng trong lập kế hoạch kinh doanh

Thực hiện nghiên cứu và phân tích tình hình thị trường

Trong nguyên tắc khi lập kế hoạch kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc nghiên cứu và phân tích thị trường là điều quan trọng. Để hoạt động  kinh doanh mang lại hiệu quả  thì buộc nhà quản trị  phải nghiên cứu thị trường sâu sắc. Hoạt động nghiên cứu thị trường và đối thủ sẽ giúp chủ doanh nghiệp có thể xoay chuyển tình thế thuận lợi hơn. 

Lên kế hoạch Marketing

Kế hoạch Marketing trong một chiến lược kinh doanh hiệu quả có góp đóng vai trò to lớn.  Vì thế, khi lập kế hoạch nhà quản trị cần phải đưa ra chiến lược quảng bá sản phẩm phù hợp với mô hình và quy mô của doanh nghiệp. Khi đưa các kế hoạch sale và marketing cụ thể vào từng khâu bán hàng sẽ giúp doanh số thu về tăng nhanh hơn. 

Đồng thời, nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải đưa ra dự kiến về chi phí đối với từng hoạt động cụ thể. Tập trung vào đối tượng khách hàng đích mà doanh nghiệp hướng đến. Phân tích các hệ thống tin phản hồi từ khách hàng để đưa ra các biện pháp khắc phục và thay đổi kịp thời.  

Việc lên kế hoạch Marketing đóng góp vai trò to lớn trong một chiến lược kinh doanh
Việc lên kế hoạch Marketing đóng góp vai trò to lớn trong một chiến lược kinh doanh

Lựa chọn nhân sự

Vấn đề nhân sự luôn là điểm hạn chế đối với các Start-up  Bởi vậy khi lập kế hoạch kinh doanh cần phải chú trọng nhân sự cần bao nhiêu người, tuyển dụng ở vị trí nào, mức lương bao nhiêu? Mô hình kinh doanh của các Start-up  chỉ ở quy mô nhỏ, vừa do đó chỉ cần tuyển nhân sự ở các vị trí thực sự cần thiết. Điều này sẽ giúp  doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí và dễ dàng trong công tác quản lý. 

Kế hoạch tài chính

Muốn kinh doanh thành công thì tài chính là yếu tố không thể không nhắc tới. Khi kinh doanh thì việc vận hành nguồn tiền phải thật chính xác để không bị thất thoát tài chính. Tài chính chính là mạch máu nuôi sống doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, khi lập kế hoạch thì chỉ đầu tư cần phải đưa ra nguyên tắc cho việc chi tiêu dòng tiền, cần phải được suy nghĩ, tính toán cẩn thận. 

Ngay từ khi bắt đầu lập doanh nghiệp, bạn cần xác định được số vốn mình bỏ ra là bao nhiêu, thời gian kinh doanh có thể hoàn lại vốn.Đồng thời phải nắm được các bước để sử dụng nguồn vốn như thế nào cho tối ưu nhất. 

Thực hiện kế hoạch

Lập kế hoạch kinh doanh từ a tới z sẽ giúp toàn bộ doanh nghiệp có được hướng đi đúng đắn. Sau khi đưa ra bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh thì toàn bộ đội ngũ cán bộ và nhân viên phải thực hiện theo. Kế hoạch phải được thực hiện thì mới có được kết quả.

Có thể thấy các nguyên tắc khi lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phải được lập ra ngay từ ban đầu. Các nguyên tắc chính là yêu cầu mà  doanh nghiệp cần phải hướng đến trong tương lai. Nếu không có kế hoạch sẽ khiến mục đích kinh doanh lệch lạc.

Việc triển khai thực hiện kế hoạch giúp doanh nghiệp xem xét về các hướng đi phù hợp
Việc triển khai thực hiện kế hoạch giúp doanh nghiệp xem xét về các hướng đi phù hợp

Tham khảo thêm:
>>> Quy trình lập kế hoạch kinh doanh từ A-Z các Start-up cần phải biết
>>> Tìm hiểu bản kế hoạch kinh doanh chuẩn gồm những gì?
>>> Hướng dẫn Quy trình chung về lập kế hoạch kinh doanh cho SMEs

Những lưu ý cần tránh khi thực hiện kế hoạch kinh doanh là gì?

Sau khi đưa ra nguyên tắc lập kinh doanh, cần lưu ý một số điểm sau đây để hạn chế nguồn vốn bị thất thoát: 

  • Không nên dự tính lợi nhuận kinh doanh quá cao so với nguồn vốn kinh doanh ban đầu. Điều này sẽ mang đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
  • Cần phải đưa ra bản kế hoạch  tài chính, chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh. Tất cả phải thực hiện tỉ mỉ để hạn chế các rắc rối xảy ra khi đưa doanh nghiệp vào hoạt động. 
  • Phải xác định đối thủ, thị trường kinh doanh cụ thể để có chiến lược tiếp cận khách hàng tốt nhất. Không nên tính toán một cách hời hợt vì điều đó sẽ gây nên các nguy cơ cạnh tranh khách hàng, dẫn đến sản phẩm bán ra không có người quan tâm
  • Phải hiểu và nắm rõ thị trường kinh doanh để quảng cáo sản phẩm đến người tiêu dùng hiệu quả. 

Việc đưa ra các nguyên tắc khi lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là điều cần thiết cho tất cả các chủ đầu tư. Lên kế hoạch càng chi tiết, càng tỉ mỉ thì quá trình hoạt động kinh doanh sẽ càng suôn sẻ thuận lợi hơn. Điều này giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và tránh được các rủi ro thường gặp. 

>>> Tham khảo Kế hoạch Marketing cho 2021: Thiết lập mục tiêu mới

Doanh nghiệp SMEs tham khảo thêm nền tảng Quản trị và Điều hành Doanh nghiệp FastWork.vn. Quản trị công việc và dự án, quản trị nhân sự, quản trị nội bộ, quản trị quan hệ khách hàng và bán hàng với chi phí nhỏ.

FastWork tự hào được 3500 doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn triển khai, nhằm quản trị hiệu quả, tăng cường hiệu suất. Để nhận thông tin chi tiết về FastWork và DEMO miễn phí, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin đăng ký vào Form dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Leave a Reply