Zalo Youtube Phone

Top câu hỏi tình huống khi phỏng vấn cho vị trí Nhân viên nhân sự

By 23 Tháng Mười, 2020Tháng Chín 28th, 2021Kiến thức, Nhân sự

Tuyển dụng nhân sự chưa bao giờ là việc dễ dàng. Để có được hồ sơ ứng viên gửi về đã khó, đặt ra các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn lại càng khó hơn. Bài viết này sẽ  bật mí cho nhà tuyển dụng đào sâu hơn thông tin ứng viên thông qua các câu hỏi khi phỏng vấn.

Mục đích của câu hỏi tình huống khi phỏng vấn

 Mục đích của câu hỏi tình huống khi phòng vấn
Mục đích của câu hỏi tình huống khi phòng vấn

Phỏng vấn là một phần quan trọng trong tuyển dụng. Đây là một trong những yếu tố để quyết định ứng viên có được nhận việc hay không. Thường, khi đưa ra câu hỏi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ tránh những thông tin của ứng viên đã được xác minh. 

Câu hỏi tình huống là yếu tố quan trọng để nhận xét thái độ, ý thức, kỹ năng của ứng viên

Câu hỏi tình huống được nhà tuyển dụng đưa ra để khai thác thêm thông tin từ ứng viên. Nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được một phần tính cách của ứng viên. Cách trả lời câu hỏi tình huống thể hiện tư duy và năng lực giao tiếp của họ. Ngoài ra, tâm lý và kiến thức của ứng viên cũng được bộc lộ khá rõ nét. 

Việc lựa chọn câu hỏi phỏng vấn được coi là công việc cần nhiều sự quan sát và tinh tế, bởi nó giúp đánh giá và quyết định ứng viên có phù hợp thực sự với môi trường làm việc của doanh nghiệp hay không. 

>>>>> Tìm hiểu thêm: Giới thiệu và đánh giá chi tiết 7 phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả

Top câu hỏi tình huống hay nhất khi đi phỏng vấn

 Top câu hỏi tình huống hay nhất khi đi phỏng vấn
Top câu hỏi tình huống hay nhất khi đi phỏng vấn

Với mỗi trường hợp khác nhau, câu hỏi tình huống khi phỏng vấn sẽ khác nhau. Top 5 nhóm câu hỏi phỏng vấn vui dưới dây giúp các nhà tuyển dụng luôn có thể chọn được những ứng viên tốt nhất. 

Trong các trường hợp khác nhau nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi khác nhau

1. Các câu hỏi khi phỏng vấn việc làm cũ

Các thông tin về doanh nghiệp cũ, công việc cũ, người công tác trước sẽ thể hiện thái độ của người lao động về công ty. 

Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? Đây là một trong các câu hỏi phỏng vấn đơn giản với ứng viên. Bởi vậy nếu nhà tuyển dụng muốn tìm được nhiều thông tin thì cần chú ý đến giọng điệu và thái độ của ứng viên. Từ những phản ứng đó, người quản lý tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên có thực sự nghiêm túc với công việc đang ứng tuyển hay không. Nếu nguyên nhân là do xung đột với đồng nghiệp hay mâu thuẫn với người quản lý thì bạn nên từ chối. 

Điều gì ở đồng nghiệp công ty cũ khiến bạn khó chịu? Nếu ứng viên kể ra những bất đồng quan điểm, xung đột cá nhân của họ thì cần xem xét. Bởi họ có thể là người không thật sự hòa nhập với môi trường.

Điều gì ở công ty cũ khiến bạn không hài lòng? Hay kể cho tôi đôi nét về sếp cũ của bạn? Nếu ứng viên trả lời theo thông tin tiêu cực thì đây là một điểm trừ khá lớn. Nhà tuyển dụng nên xem xét và đưa thêm câu hỏi tình huống khác để tìm hiểu kỹ hơn nếu đây là một cá nhân thật sự có năng lực. 

Không một nhà tuyển dụng nào muốn nghe bạn phàn nàn về công ty cũ

Dành cho HR: Tham khảo 10 mẫu Excel quản lý hồ sơ nhân sự

2. Các câu hỏi về sự thông minh, nhanh nhẹn, tư duy sáng

 Các câu hỏi về sự thông minh, nhanh nhẹn, tư duy sáng
Các câu hỏi về sự thông minh, nhanh nhẹn, tư duy sáng

Các câu hỏi phỏng vấn tình huống trong mục này giúp bạn khai thác, đánh giá về mặt tư duy của ứng viên. Có rất nhiều những câu hỏi khác nhau mà nhà tuyển dụng có thể lựa chọn. Một vài câu hỏi mà bạn có thể áp dụng dưới dây:

Cho tam giác vuông như hình, cạnh huyền là 10, chiều cao đến cạnh huyền bằng 6. tính diện tích của hình tam giác ấy: Nếu nhìn và đánh giá thì đây là rất đơn giản. Nhiều ứng viên nhanh chóng áp dụng công thức tính diện tích tam giác bình thường để đưa ra đáp án là 30. Tuy nhiên, cần chú ý rằng tam giác vuông, chiều cao đến cạnh huyền lớn nhất chỉ có thể bằng ½ cạnh huyền. Bởi vậy, đây là một đề bài sai. Dựa vào đó có thể đánh giá năng lực tư duy nhanh cùng sự cẩn trọng trong công việc của ứng viên.

Một quả trứng bán được 5 ngàn, vậy mười quả trứng sẽ bán được bao nhiêu? Với nhiều ứng viên, đáp án sẽ là 50. Tuy nhiên đáp án sẽ tùy thuộc vào mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới mong muốn bán sản phẩm như thế nào. Từ đó, đáp án có thể là 40.000 hoặc 60.000 đến 100.000. Câu hỏi tình huống khi phỏng vấn này nên được đưa ra và áp dụng với việc phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh. 

Các câu hỏi về tư duy để kiểm tra sự nhạy bén của ứng viên trong công việc.

3. Câu hỏi đánh giá sự chăm chỉ, chủ động trong công việc

 Câu hỏi đánh giá sự chăm chỉ, chủ động trong công việc
Câu hỏi đánh giá sự chăm chỉ, chủ động trong công việc

Mức độ nhiệt tình của mỗi ứng viên trong công việc là khác nhau. Bởi vậy, khi đưa ra các câu hỏi tình huống giúp bạn đánh gái và quan sát sự chăm chỉ và hào hứng của ứng viên tham gia phỏng vấn.

Có trường hợp nào em ở lại làm thêm giờ mà không yêu cầu được trả lương không? Những câu hỏi này nhà tuyển dụng cần ứng viên trả lời thành thật. Nếu ứng viên cho thấy họ đang nói dối thì nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể bỏ qua ứng viên này.

Bạn biết gì về công việc, vị trí mà bạn đang ứng tuyển? Câu hỏi này đưa ra để tìm hiểu xem ứng viên có thực sự quan tâm đến vị trí mà họ đang muốn ứng tuyển hay không. Nếu hiểu rõ các thông tin về vị trí ứng tuyển và các sản phẩm của công ty thì đây sẽ là ứng viên tuyệt vời.

Câu hỏi tình huống quyết định một phần quan trọng trong việc bạn có được nhận việc hay không

Có thể bạn quan tâm: Mô hình HRM 4.0: Xu hướng Quản trị nhân sự trong kỷ nguyên số

4. Câu hỏi về tham vọng

Tham vọng là cái để người lao động nhìn theo và cố gắng. Việc đặt câu hỏi tình huống khi phỏng vấn trong mục này sẽ giúp người quản lý nhìn nhận được họ có thực sự mong muốn làm việc hay không? Ứng viên có sẵn sàng hết mình vì công việc hay không. Bạn có thể sử dụng một số mẫu câu hỏi như: Hãy cho tôi biết công việc mơ ước của bạn là gì? Hoặc Mục tiêu tương lai của bạn là gì? Làm sao để bạn đạt được mục tiêu đó?

5. Phỏng vấn về khả năng xử lý tình huống 

Thường thì các câu hỏi phỏng vấn này được dùng để kiểm tra các thức làm việc của nhân viên và khả năng xử lý tình huống phát sinh nên là những câu hỏi phỏng vấn hay và khó. Những câu hỏi này thường xuất hiện trong các buổi phỏng vấn những vị trí cần sự khéo léo giao tiếp như thư ký, chăm sóc khách hàng, nhân viên kinh doanh,… Những câu hỏi nhà tuyển dụng có thể đưa ra là: Nếu khách hàng đang giận giữ, bạn sẽ xử lý thế nào? Bạn sẽ giải quyết công việc như thế nào nếu có sự thay đổi vào phút chót?

Mỗi tình huống đều có rất nhiều câu hỏi khác nhau. Bạn có thể lên ý tưởng cho các câu hỏi dựa vào mục đích bạn muốn khai thác. Trên đây, chúng tôi chỉ tổng hợp các mẫu câu hỏi tình huống khi phỏng vấn được xem là hay nhất và khai thác được nhiều thông tin nhất.

Hy vọng bạn có thể phát triển những mẫu câu hỏi này để áp dụng và tuyển dụng nhanh và hiệu quả nhất.

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn cách viết thư mời phỏng vấn cho vị trí quản lý

FastWork.vn tự hào là đơn vị đồng hành cùng quá trình chuyển đổi số của hơn 1500 doanh nghiệp ở mọi quy mô và lĩnh vực: Kiến trúc – Xây dựng – Bất động Sản – Agency – Giáo dục – Công nghệ thông tin – Phân phối, Bán lẻ – Chính phủ – Tài chính, Ngân hàng – Bệnh viện – Spa – Y tế – Khách sạn – Vận tải – Dịch vụ bảo trì, Bảo vệ – Sản xuất – Logistic …

FastWork.vn cung cấp hệ thống phần mềm quản trị bao gồm: Phần mềm Quản trị nội bộ FastWork OFFICE+, Phần mềm Quản lý Công việc FastWork WORK+, Phần mềm Quản lý quan hệ khách hàng FastWork CRM+, Phần mềm Quản trị nhân sự FastWork HRM+,…

Qúy doanh nghiệp quan tâm đến các Giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể, vui lòng liên hệ hotline 0983 08 97 15 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất hoặc điển vào Form đăng ký dưới đây!

Đăng ký tư vấn

Leave a Reply