Bài viết đăng trên báo Nhịp sống số ngày 29/09/2021
NSS – Tại Việt Nam, mặc dù chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc nhưng cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lại là nhóm vấp phải nhiều khó khăn khi bước vào cuộc đua chuyển đổi số tại Việt Nam nói riêng và trên Thế giới nói chung.
Doanh nghiệp SME đang ở đâu trong cuộc đua chuyển đổi số?
Theo một khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin (VINASA), doanh nghiệp đang chuyển đổi số trên cả nước chiếm khoảng 15%. Trong đó, 99% doanh nghiệp SME đang gặp khó khăn về vốn, vì vậy chỉ 28% trong số này đủ điều kiện bước chân lên con tàu chuyển đổi số.
Ông Đinh Minh Quân – Giám đốc điều hành FastWork Việt Nam cho biết: “Từ thực tế tư vấn các giải pháp số hóa, chúng tôi nhận thấy doanh nghiệp SME có nhu cầu chuyển đổi số cao nhưng nguồn lực còn hạn chế. Nguồn lực ở đây không chỉ là nguồn vốn mà còn về nhân lực”.
49,1% doanh nghiệp gặp tình trạng thiếu lao động có kỹ năng sử dụng công nghệ và khoảng 27,3% nhân viên ngại học, ngại thay đổi cách làm việc (Báo cáo từ Việt Nam CEO Insight)
Có thể thấy, mặc dù cụm từ “chuyển đổi số” không còn xa lạ trên truyền thông đại chúng, nhưng để thực sự bước vào hành trình chuyển đổi số, các doanh nghiệp SME còn khá loay hoay và chật vật.
Tuy nhiên, cơ hội cho doanh nghiệp SME vẫn rộng mở. Xét ở góc độ tích cực, đại dịch Covid-19 là cơ hội để doanh nghiệp nhận ra ưu việt của nền kinh tế số, tạo ra động lực mạnh mẽ hơn từ lãnh đạo tới nhân viên trong quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, song song với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp số tới năm 2025, Chính phủ cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, mở đường cho các doanh nghiệp SME.
Như vậy, tư duy “đợi tiềm lực mạnh mới chuyển đổi số” đã đặt ra ở đầu bài viết dường như chưa chính xác. Tận dụng cơ hội chuyển đổi số để phát triển nhanh, vững vàng mới là điều doanh nghiệp SME cần hướng tới.
Ông Quân chia sẻ thêm: “Từ nhu cầu chuyển đổi số của SME, chúng tôi chú trọng xây dựng nền tảng quản trị và điều hành doanh nghiệp mô hình SaaS, cung cấp giải pháp với chi phí hợp lý. Hơn nữa, FastWork cam kết đồng hành cùng với SME trong cuộc đua chuyển đổi số bởi nhận thức chuyển đổi số là một quá trình dai dẳng và đầy gian nan, vì không chỉ trong một thời gian ngắn mà doanh nghiệp có thể ứng dụng thành công được.”
Cần giải pháp công nghệ chuyên biệt cho SME từng lĩnh vực
Sẽ không có một giải pháp chuyển đổi số nào “vừa vặn” với mọi loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc “may đo” giải pháp riêng lại tạo ra một gánh nặng quá lớn về chi phí.
Ông Đặng Quang Vũ, Giám đốc Công nghệ FastWork Việt Nam cho biết: “Bên cạnh bộ công cụ quản trị và điều hành doanh nghiệp tổng thể, đồng thời phân tích phản hồi từ hơn 3500 khách hàng, từ năm 2021, chúng tôi bắt tay vào xây dựng giải pháp công nghệ chuyên biệt cho từng lĩnh vực của SME.”
Là những đơn vị “đẩy thuyền” cho làn sóng chuyển đổi số bên trong các doanh nghiệp SME, các công ty cung cấp giải pháp công nghệ đều đồng ý rằng, chuyển đổi số thành công bắt đầu từ những thay đổi nhỏ nhất.
Chẳng hạn khi người lao động ngày càng có thói quen sử dụng điện thoại thông minh để giải quyết công việc, hãy đưa phần mềm quản lý và trao đổi công việc lên các thiết bị di động.
Với đặc thù ngành xây dựng, quản lý nhân sự và công việc tại nhiều công trình nằm rải rác trên địa bàn rộng, Ông Nguyễn Bá Lực, CEO Công ty Cổ phần Thiết kế Xây dựng và BĐS Hoàn Hảo, chia sẻ: “Trước khi đưa phần mềm vào quản lý, đội thi công phải đề xuất mua sắm vật tư thủ công, sau đó được phê duyệt và thực hiện lần lượt qua các phòng ban; tương đối mất thời gian, ảnh hưởng tới tiến độ thi công. Nhiều trường hợp, để đảm bảo tiến độ, đội thi công phải bỏ tiền túi ra mua sắm vật tư trước rồi mới giải trình, thanh toán với thủ quỹ. Đôi khi nội bộ doanh nghiệp lục đục do xảy ra mâu thuẫn giữa 2 bộ phận. Áp dụng phần mềm đã giúp luồng thông tin minh bạch hơn. Đội thi công có thể đề xuất mua vật tư trên phần mềm bằng điện thoại của mình ngay tại công trường.”
Ở lĩnh vực kinh doanh chuỗi, Ông Hồ Ngọc Chương, CEO chuỗi siêu thị Metro Mart cho biết: “Thay vì 3 người “đè đầu” ra xuất công, làm bảng lương, xử lý khiếu nại đến 3-4 ngày mới hoàn thiện thì với FastWork, 1 nhân sự có thể giải quyết triệt để quy trình đó trong 1 ngày mà không có bất kỳ sai sót nào. Chi phí nhân sự cho 20 điểm bán giảm tới 15%, doanh thu tăng đáng kể là 2 lợi ích vượt trội của FastWork tôi đánh giá rất cao – dưới góc độ một nhà lãnh đạo”
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, mặc dù cộng đồng SME còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, dễ bị tổn thương từ các tác động tiêu cực của nền kinh tế; nhưng đây cũng là nhóm doanh nghiệp dễ phục hồi và dễ thích nghi để phát triển. Bên cạnh chính sách ưu đãi nguồn vốn từ phía Chính phủ hay giải pháp tài chính từ phía các Ngân hàng, các giải pháp công nghệ chuyên biệt với chi phí hợp lý chính là yếu tố giúp SME tạo nên thành tựu trên con đường chuyển đổi.
“Phần mềm FastWork Project for Contractors dành riêng cho lĩnh vực xây dựng và Phần mềm FastWork for Chain Store dành riêng cho lĩnh vực chuỗi đã ra mắt và nhận được đánh giá tích cực từ khách hàng. Các giải pháp khác đang được đội ngũ của FastWork xây dựng và sẽ cho ra mắt trong năm nay, kỳ vọng sẽ là lời giải tối ưu cho bài toán chuyển đổi số của SME Việt Nam”, Ông Vũ cho biết thêm.