Key Performance Indicators là gì? 18 ví dụ về Chỉ số KPI cho Nhà quản trị

By 6 Tháng Một, 2021Tháng Mười 9th, 2021Business Hack, Kiến thức, Tin nổi bật

Dù ở vị trí CEO, nhà quản lý cấp trung hay nhân viên trong công ty, KPI vẫn là nội dung nhận được sự quan tâm nhiều nhất trong công tác đánh giá hiệu suất phòng ban, cá nhân người lao động. Tuy nhiên, chính xác KPI Key Performance Indicators là gì thì rất nhiều người vẫn còn mơ hồ và hiểu sai về thuật ngữ này. Do đó bài viết hôm nay chúng tôi cung cấp định nghĩa về chỉ số KPI và 18 ví dụ điển hình đánh giá chỉ số KPI nhà quản trị cần biết.

Key Performance Indicators là gì?

 Key Performance Indicators là gì?
Key Performance Indicators là gì?

KPI (Key Performance Indicators) là tập hợp các tiêu chí đánh giá hiệu suất làm việc thể hiện mức độ hiệu quả thực hiện công việc của một tổ chức, một cá nhân thực hiện mục tiêu đề ra trong một khoảng thời gian cụ thể. KPI không chỉ là tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của một tổ chức, phòng ban, cá nhân mà còn là công cụ so sánh thành tích với các tổ chức, phòng ban, cá nhân khác.

Để đo lường chỉ số KPI hiệu quả, nhà quản trị cần:

  • Xác định rõ ràng và chính xác mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp
  • Căn cứ vào mục tiêu chung của doanh nghiệp thực hiện xác định mục tiêu các phòng ban trong doanh nghiệp
  • Danh sách chỉ tiêu KPI cần được thông báo đến toàn bộ nhân viên trong công ty
  • Thực hiện đánh giá các chỉ số KPI một cách công bằng

Tuy nhiên, trong doanh nghiệp có hàng ngàn chỉ số KPI có thể tiến hành áp dụng. Nếu nhà quản trị chọn sai chỉ số KPI để đo lường hiệu quả công việc rất có thể mục tiêu toàn doanh nghiệp sẽ không thể đạt được. Cách tốt nhất để khắc phục hạn chế này đó là lựa chọn những KPI phù hợp và quan trọng nhất. 

Vậy nội dung trong chỉ số KPI Key Performance Indicators là gì? Theo dõi 18 ví dụ về chỉ số KPI dưới đây:

18 Ví dụ điển hình về Chỉ số KPI Nhà quản trị cần biết

Nội dung trong chỉ số KPI  Key Performance Indicators là gì?
Nội dung trong chỉ số KPI Key Performance Indicators là gì?

Chúng tôi đã chia 18 chỉ số KPI thành bốn chuyên mục chính: Tài chính, Khách hàng, Quy trình và Tuyển dụng để đảm bảo hệ thống chỉ tiêu KPI được sắp xếp khoa học theo từng nội dung quản lý trong doanh nghiệp.

Chỉ số về Tài chính

1. Lợi nhuận (profit)

Đây là chỉ số KPI quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Nó dựa trên các chỉ số doanh thu, chi phí, giá vốn để xác định tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận ròng từ đó nhà quản trị có thể đánh giá chính xác nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình trong ở một khoảng thời gian nhất định.

2. Chi phí

Chi phí là chỉ số KPI đánh giá nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng trong kỳ kinh doanh từ đó đánh giá lợi nhuận biên, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là giảm chi phí. Giải pháp để thực hiện nhiệm vụ này chính là áp dụng công nghệ vào trong quá trình quản lý và thực hiện công việc. Tham khảo thêm: Phần mềm quản lý công việc phòng ban Fastwork

3. Doanh thu thực tế so với mục tiêu

KPI thể hiện sự so sánh giữa doanh thu thực tế và doanh thu dự kiến
KPI thể hiện sự so sánh giữa doanh thu thực tế và doanh thu dự kiến

Đây là chỉ số KPI thể hiện sự so sánh giữa doanh thu thực tế và doanh thu dự kiến. Nhà quản trị có thể lập biểu đồ để tiến hành phân tích dự khác biệt giữa hai con số này giúp doanh nghiệp xác định hiệu quả hoạt động của bộ phận trong kỳ kinh doanh vừa qua.

4. Giá vốn hàng bán

Bằng cách hạch toán toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ để xác định giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này cho phép doanh nghiệp xác định tỷ suất lợi nhuận thực tế từ đó hoạch định chiến lược tăng số lượng hàng bán so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

5. Doanh số bán hàng trong ngày (DSO)

Doanh số bán hàng trong ngày (DSO) được tính bằng tổng các khoản thu chia tổng doanh số tín dụng và nhân với số ngày làm việc thực tế. Con số này càng thấp chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Nhà quản trị nên tính chỉ số này hàng tháng, quý, năm để tính tốc độ tiến bộ của tổ chức cải thiện như thế nào.

6. Bán hàng theo khu vực

Thông qua việc phân tích khu vực nào đang đáp ứng các mục tiêu bán hàng, nhà quản trị có thể cung cấp phản hồi tốt hơn cho các khu vực hoạt động kém hiệu quả.

7. Chi phí thực tế với ngân sách

Đây là chỉ tiêu so sánh chi phí thực tế với ngân sách dự kiến của doanh nghiệp. Từ đó xác định nội dung doanh nghiệp đang tốn quá nhiều chi phí hoặc lãng phí nguồn tiền để hoạch định chiến lược cắt giảm chi phí.

>>> Xem thêm: phần mềm quản trị doanh nghiệp Fastwork – cắt giảm 40% chi phí doanh nghiệp

Chỉ số về Khách hàng

Chỉ số KPI về khách hàng
Chỉ số KPI về khách hàng

8. Giá trị từ khách hàng trung thành

Cắt giảm chi phí không phải là cách duy nhất để tối ưu hóa chỉ tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp có thể tăng giá trị doanh thu từ mối quan hệ khách hàng trung thành thông qua việc cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng trải nghiệm tốt.

9. Chi phí chuyển đổi khách hàng (CAC)

Chỉ số CAC được tính bằng tổng chi phí chuyển đổi chia cho số lượng khách hàng mới trong khoảng thời gian doanh nghiệp muốn tính CAC. Đây được coi là một trong những thước đo quan trọng nhất trong ngành thương mại điện tử vì nó có thể giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí cho các chiến dịch tiếp thị của công ty.

 10. Sự hài lòng và giữ chân khách hàng

Nhìn bề ngoài đây là hoạt động chăm sóc khách hàng tăng trải nghiệm hài lòng và họ sẽ tiếp tục mua hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều công ty lập luận rằng điều này mang lại giá trị cho doanh nghiệp nhiều hơn khách hàng. Thực tế, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều chỉ số hiệu suất để đo lường chỉ số CSR bao gồm mức độ hài lòng của khách hàng và tỷ lệ phần trăm khách hàng quay lại mua hàng.

11. Chỉ số khách hàng quan tâm quảng cáo Net (NPS)

Chỉ số khách hàng quan tâm quảng cáo ròng (NPS) là một trong những cách tốt nhất để phát triển chiến lược bán hàng dài hạn của doanh nghiệp. 

12. Số lượng khách hàng

Tương tự như chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ số KPI này được xác định bằng tổng số lượng khách hàng doanh nghiệp đã có được và mất đi. Qua chỉ số này doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả công tác chăm sóc khách hàng của mình.

Chỉ số về Quy trình thực hiện công việc

 Chỉ số về Quy trình thực hiện công việc
Chỉ số về Quy trình thực hiện công việc

13. Quy trình hỗ trợ khách hàng

Các chỉ tiêu hỗ trợ khách hàng là vũ khí tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng ở lại với thương hiệu của doanh nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp cần xây dựng một quy trình chăm sóc khách hàng bài bản để đội ngũ nhân viên thực hiện.

>>> Xem thêm bài viết: Hướng dẫn xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn cho SME

14. Phần trăm sản phẩm bị lỗi

Chỉ số sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất là ví dụ điển hình đánh giá hiệu quả quy trình sản xuất trong doanh nghiệp. Phần trăm sản phẩm lỗi được tính bằng cách lấy số lượng đơn vị sản phẩm bị lỗi chia cho tổng số đơn vị được sản xuất trong thời gian doanh nghiệp thực hiện đánh giá.

15. Đo lường hiệu quả thực hiện thực tế

Chẳng hạn như ngành sản xuất. Doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả của tổ chức bằng cách phân tích số lượng đơn vị bạn đã sản xuất mỗi giờ và bao nhiêu phần trăm thời gian nhà máy của bạn hoạt động.

Chỉ số về tuyển dụng

 Chỉ số  KPI về tuyển dụng
Chỉ số KPI về tuyển dụng

16. Tỷ lệ luân chuyển nhân viên (ETR)

Tỷ lệ luân chuyển nhân viên (ETR) được tính bằng số lượng nhân viên đã rời công ty chia cho số lượng nhân viên trung bình. Nếu chỉ số ETR cao cho thấy tỷ lệ giữ chân nhân viên của công ty không hiệu quả. Qua đó đội ngũ quản trị cần lập kế hoạch đẩy mạnh truyền thông nội bộ xây dựng văn hóa nơi làm việc tốt hơn để cải thiện tình trạng này.

17. Phần trăm phản hồi cho các vị trí tuyển dụng

Chỉ số này đánh giá mức độ quan tâm ứng viên đối với các vị trí tuyển dụng của công ty. Thông qua những phải hồi của ứng viên, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả phương pháp tìm kiếm ứng viên và mức độ bao phủ của công ty trên thị trường lao động.

>>> TẢI NGAY: Kho Biểu Mẫu: Quy Trình Tuyển Dụng mới nhất 2020

18. Sự hài lòng của nhân viên

Nhân viên hài lòng với công việc, môi trường, quyền lợi của công ty chính là động lực để họ cố gắng trong công việc. Đây được coi là vũ khí mạnh nhất để nâng cao hiệu suất làm việc cũng như hiệu quả công việc của doanh nghiệp. Đo lường mức độ hài lòng của nhân viên thông qua các cuộc khảo sát để đánh giá hiệu quả các chính sách nhân sự trong công ty.

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, công tác theo dõi đánh giá KPI đã được hỗ trợ bởi các phần mềm hiện đại và sẽ trở thành xu hướng trong nhiều năm tới. Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần đẩy mạnh dự án đưa công nghệ phần mềm vào quy trình quản lý công việc nâng cao năng suất công việc và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
>>> Tham khảo ngay: Phần mềm quản trị công việc dự án Fastwork

Tham khảo 9 mẫu KPI Key Performance Indicators cho mọi phòng ban

Với những chỉ sổ KPI trên, đội ngũ FastWork đã tổng hợp những mẫu Excel KPI hy vọng hữu ích với các phòng ban và doanh nghiệp. Mời bạn tham khảo Top 9 Mẫu KPI Excel mới nhất cho mọi phòng ban doanh nghiệp

Nếu những mẫu Excel trên không đáp ứng được nhu cầu quản lý KPI nhân sự, doanh nghiệp có thể tham khảo phần mềm FastWork KPI với các tính năng như:

  • Xây dựng hệ thống mục tiêu của từng vị trí
  • Thiết lập bộ chỉ tiêu KPI cho từng vị trí
  • Đánh giá kết quả thực hiện
  • Theo dõi kết quả thực hiện KPI

Tìm đọc thêm các bài viết về cùng chủ đề:

Leave a Reply