Mô hình ADDIE là phương pháp hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo nhân sự nội bộ hiệu quả, tối ưu thời gian và nguồn lực. Cùng FastWork tìm hiểu ưu nhược điểm, chi tiết các giai đoạn triển khai và một số ví dụ về mô hình ADDIE để doanh nghiệp có thể bắt đầu ứng dụng ngay hôm nay.
Mục lục nội dung:
Mô hình ADDIE là gì?
ADDIE model là mô hình thiết kế giảng dạy cung cấp các hướng dẫn giúp chuyên gia nhân sự, bộ phận HR tổ chức và hợp lý hóa nội dung chương trình, khóa đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp. Được phát triển từ những năm 1970, nhưng đến nay mô hình đào tạo ADDIE vẫn được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới vì tính đơn giản và hiệu quả cao.
ADDIE là viết tắt của 5 giai đoạn trong quy trình phát triển khung đào tạo bao gồm:
- Analysis (Phân tích)
- Design (Thiết kế)
- Development (Phát triển)
- Implementation (Thực thi)
- Evaluation (Đánh giá)
Các giai đoạn trong mô hình ADDIE phải được thực hiện theo trình tự. Người thiết kế chương trình đào tạo cũng cần xem xét phương pháp để cải tiến và nâng cao hiệu quả trong từng giai đoạn.
Mô hình ADDIE giúp bộ phận HR đo lường hiệu quả học tập của từng nhân viên nhờ nội dung kiến thức, kỹ năng công việc được xác định rõ ràng trong khung đào tạo. Đồng thời giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong quá trình thiết kế chương trình đào tạo nội bộ.
Ưu và nhược điểm của mô hình ADDIE
Mặc dù được coi là mô hình phát triển học tập hàng đầu, nhưng ADDIE model cũng có nhiều ưu điểm và hạn chế, giống như tất cả các mô hình khác.
Về ưu điểm của mô hình ADDIE
- Khả năng tương thích cao: Mô hình ADDIE được sử dụng rộng rãi trong các ngành, lĩnh vực và môi trường học tập khác nhau. Đồng thời có thể linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với quy mô của từng dự án, chương trình đào tạo. Từ cá nhân, đội nhóm đến toàn doanh nghiệp
- Tính nhất quán: Mô hình đào tạo ADDIE hướng dẫn thiết kế chương trình học theo cấu trúc sẵn có, từ đó giúp nâng cao hiệu quả và tính nhất quán của chất lượng khóa đào tạo
- Cơ hội cải tiến: ADDIE là một mô hình lặp lại, do đó bạn có thể ghi nhận phản hồi và điều chỉnh phương pháp ở từng giai đoạn để đảm bảo chương trình đào tạo đáp ứng tốt mục tiêu mong muốn.
- Có thể đo lường hiệu quả: Các yếu tố đánh giá trong mô hình ADDIE giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả nội dung chương trình đào tạo. Từ đó xác định được các điểm cần thay đổi để cải thiện chất lượng đào tạo nhân sự trong tương lai.
Nhược điểm của mô hình ADDIE
- Quy trình tuyến tính: Các giai đoạn trong mô hình ADDIE cần tuân theo một quy trình tuyến tính nên sẽ không đủ linh hoạt hoặc sáng tạo để giải quyết các nhu cầu đào tạo phức tạp
- Sử dụng nhiều tài nguyên: Thiết kế chương trình đào tạo theo mô hình ADDIE là một quá trình dài và đòi hỏi nhiều nguồn lực. Đây là thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ có nguồn lực hạn chế
- Thiếu chú trọng đến trải nghiệm người dùng: Trong khi các doanh nghiệp ngày càng tập trung nâng cao trải nghiệm làm việc số cho nhân viên, bao gồm cả hoạt động đào tạo, thì mô hình ADDIE lại hạn chế điều đó
Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã linh hoạt tích hợp công nghệ, cải tiến các giai đoạn trong quy trình thiết kế chương trình đào tạo nhân sự để việc ứng dụng mô hình ADDIE đạt hiệu quả cao hơn.
5 Giai đoạn của mô hình đào tạo ADDIE
Dưới đây là mô tả chi tiết 5 giai đoạn (Phân tích, Thiết kế, Phát triển, Thực thi, Đánh giá) và những lưu ý để đảm bảo quá trình áp dụng mô hình ADDIE đạt hiệu quả cao trong doanh nghiệp.
1. Analysis (Phân tích)
Trong giai đoạn đầu tiên này, điều quan trọng nhất là bạn phải xác định được mục tiêu chính của chương trình đào tạo nhân sự là gì? Ví dụ như cải thiện doanh số bán hàng, phát triển văn hóa doanh nghiệp, giúp nhân sự mới hiểu rõ & hòa nhập với văn hóa công ty hoặc nâng cao kỹ năng số cho nhân sự,…
Từ đây, bạn có thể xác định đúng các vấn đề cốt lõi và xem xét cách giải quyết vấn đề đó thông qua hoạt động đào tạo hay thực hiện các phương pháp phát triển tổ chức khác sẽ hiệu quả hơn.
Bạn cần trả lời được các câu hỏi quan trọng dưới đây khi thực hiện bước Phân tích trong mô hình ADDIE:
- Đối tượng mục tiêu là ai?
- Mục đích của việc đào tạo là gì?
- Tại sao doanh nghiệp nên làm điều đó?
- Doanh nghiệp mong muốn nhân sự sẽ thay đổi điều gì?
- Liệu việc đào tạo sẽ có thật sự hiệu quả trong việc tạo ra sự thay đổi này?
- Hình thức triển khai nào sẽ hiệu quả (trực tiếp hay trực tuyến)
Ngoài ra, phòng đào tạo hay bộ phận HR khi thiết kế chương trình cũng cần hiểu rõ nhu cầu và kỳ vọng của nhân sự khi tham gia khóa đào tạo. Nhờ đó giúp doanh nghiệp điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo phù hợp với từng đối tượng học viên và làm cho nó trở nên dễ hiểu, thu hút hơn.
Đồng thời việc thiết lập 1 quy trình phân tích nhu cầu đào tạo cũng sẽ giúp bạn xác định được khoảng cách giữa các kỹ năng, kiến thức doanh nghiệp mong muốn và năng lực thực tế của nhân sự. Từ đó xác định mục tiêu chương trình đào tạo được hiệu quả, sát thực hơn.
Dựa trên tất cả thông tin thu thập được trong giai đoạn Phân tích này, bạn cũng có thể định hình rõ các tài nguyên cần thiết cho việc đào tạo. Ví dụ như số giờ đào tạo, thời lượng, ngân sách, cơ sở vật chất,…
2. Design (Thiết kế)
Phân tích thông tin thu được ở giai đoạn 1 để xác định kế hoạch nội dung chương trình đào tạo, chọn công cụ đánh giá, hình thức triển khai, xây dựng nguyên mẫu và lựa chọn phương tiện truyền thông là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2 – Thiết kế.
Bạn có thể tìm hiểu ứng dụng mô hình Kirkpatrick để đo lường hiệu quả chất lượng chương trình đào tạo. Mô hình này có 4 cấp độ đánh giá hiệu quả đào tạo bao gồm:
- Cấp độ 1 – Nhân viên cảm nhận thế nào về khóa đào tạo?
- Cấp độ 2 – Nhân viên tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng gì?
- Cấp độ 3 – Nhân viên có ứng dụng được những đã học vào công việc không?
- Cấp độ 4 – Hiệu suất làm việc có cải thiện sau khi áp dụng kiến thức, kỹ năng mới không?
Tuy nhiên không phải mọi khóa đào tạo đều cần dùng 4 cấp độ trên để đo lường chất lượng. Ở những chương trình đào tạo đơn giản, bạn chỉ cần đo lường cấp độ 1 là đủ. Phân tích đầy đủ 4 cấp độ trên hoặc tính toán Lợi tức đầu tư đào tạo (ROI) chỉ phù hợp với các khóa đào tạo nhân sự dùng nhiều chi phí để giải quyết vấn đề kinh doanh quan trọng.
Đừng quên tạo bảng phân cảnh hoặc xây dựng nguyên mẫu để có thể dễ dàng truyền đạt giá trị của khóa đào tạo đến nhân viên.
3. Development (Phát triển)
Giờ là lúc bắt đầu đưa chương trình đào tạo vào thực tiễn sau khi đã xác định được các mục tiêu cốt lõi trước đó. Trong giai đoạn này, bạn sẽ sử dụng bảng phân cảnh hoặc nguyên mẫu làm hướng dẫn để phát triển nội dung đào tạo.
Đồng thời quyết định cách thức đào tạo sẽ thực hiện: Trực tiếp, trực tuyến hay kết hợp cả hai? Các chiến lược, phương tiện và phương pháp giảng dạy sẽ là gì? Nó có hấp dẫn người học không? Thời lượng như thế đã hợp lý chưa? Đồng thời kiểm tra kỹ các lỗi như ngữ pháp, chính tả để đảm bảo tính chính xác của nội dung đào tạo.
Bước cuối cùng là phát triển một chiến lược truyền thông để củng cố tầm quan trọng của việc đào tạo đối với nhân sự của bạn. Bằng cách tìm lời giải cho các câu hỏi: Làm thế nào để khuyến khích nhân sự dành thời gian, chú tâm và hứng thú với việc học? Làm thế nào để hỗ trợ nhân viên vừa hoàn thành tốt chương trình đào tạo mà không ảnh hưởng đến chất lượng công việc?
4. Implementation (Thực hiện)
Giai đoạn thực hiện trong mô hình ADDIE tập trung vào việc lựa chọn chuyên gia đủ năng lực và bắt đầu truyền tải nội dung đào tạo đến nhân viên. Đồng thời thực hiện các điều chỉnh, cải tiến nội dung để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai đào tạo, bạn có thể chia nhân viên thành các nhóm nhỏ để đào tạo thử nghiệm. Sau khi thấy đạt yêu cầu thì mới chính thức triển khai trên toàn doanh nghiệp.
Sử dụng Hệ thống quản lý đào tạo – LMS hỗ trợ theo dõi tần suất tham gia, tổng điểm đánh giá và thu thập phản hồi của nhân viên về chương trình đào tạo là cần thiết trong giai đoạn này. Mặc dù đánh giá là giai đoạn cuối cùng trong mô hình ADDIE, nhưng bạn nên bắt đầu quan sát thái độ, ghi lại ý kiến và thành tích của từng nhân viên để làm dữ liệu đầu vào cho giai đoạn tiếp theo.
5. Evaluation (Đánh giá)
Đánh giá là một phần không thể thiếu của mô hình ADDIE. Không chỉ đánh giá hiệu quả sau đào tạo, bạn cũng cần thực hiện đánh giá hiệu quả ở các giai đoạn thiết kế, phát triển và thực hiện chương trình.
Quan trọng nhất vẫn là đánh giá khả năng và năng suất làm việc của nhân sự sau khi hoàn thành khóa đào tạo. Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp, công cụ khác nhau để đánh giá hiệu quả đào tạo như dùng bảng câu hỏi, phỏng vấn, test kiến thức, đánh giá hiệu suất công việc, phản hồi 360 độ,…
Mục tiêu chính của giai đoạn đánh giá là xác định xem các mục tiêu đào tạo được thiết lập trước đó đã được đáp ứng hay chưa, và tìm ra các điểm cần điều chỉnh để nâng cao chất lượng các khóa đào tạo nhân sự trong tương lai.
Ví dụ về mô hình ADDIE
Dưới đây là ví dụ ứng dụng mô hình ADDIE trong thiết kế chương trình đào tạo bán hàng. Trọng tâm của kế hoạch đào tạo mẫu này là cải thiện các kỹ năng bán hàng cho nhân viên như xây dựng mối quan hệ, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, và đàm phán với khách hàng,…
Giai đoạn phân tích | – Xác định nhu cầu đào tạo cụ thể cho nhân viên sale dựa trên số lượng, doanh số bán hàng, tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng hoặc các vấn đề khác phát sinh trong bán hàng – Xác định mục tiêu khóa đào tạo, chẳng hạn như cải thiện kỹ năng giao tiếp, đàm phán hoặc củng cố kiến thức về sản phẩm – Xác định đối tượng mục tiêu cho khóa đào tạo với tư cách là nhân viên bán hàng – Đánh giá các nguồn lực bán hàng hiện có và xác định lỗ hổng về kiến thức hoặc kỹ năng của nhân viên |
Giai đoạn thiết kế | – Xây dựng kế hoạch đào tạo, phác thảo các phương pháp đào tạo – Xây dựng nội dung đào tạo như sổ tay, bài thuyết trình và các tài liệu khác hỗ trợ các mục tiêu đào tạo – Xác định các phương pháp đánh giá và công cụ đánh giá cần thiết để đo lường hiệu quả – Thiết lập lịch trình đào tạo, bao gồm số lượng các buổi học và thời lượng mỗi buổi học |
Giai đoạn phát triển | – Chuẩn bị hình ảnh, video hoặc tài liệu đa phương tiện cần thiết để truyền tải nội dung đào tạo – Phát triển các bài tập nhập vai và tăng cường tương tác trong quá trình đào tạo – Xem xét và tinh chỉnh nội dung dựa trên phản hồi từ nhân viên – Tiến hành thử nghiệm nội dung đào tạo, và điều chỉnh, sửa đổi khi cần thiết |
Giai đoạn thực hiện | – Triển khai các buổi đào tạo cho nhân viên bán hàng – Hỗ trợ và đưa ra các phản hồi cần thiết cho nhân viên trong quá trình đào tạo bán hàng – Theo dõi tiến độ, sự hứng thú của nhân viên và tìm hướng giải quyết khi có phát sinh |
Giai đoạn đánh giá | – Thu thập phản hồi từ nhân viên về hiệu quả của khóa đào tạo – Phân tích kết quả đánh giá để xác định bất kỳ lỗ hổng nào về kiến thức hoặc kỹ năng của nhân viên sau khóa đào tạo – So sánh số lượng, doanh số bán hàng trước và sau khóa đào tạo – Thực hiện sửa đổi quy trình, nội dung, hoặc cách thức triển khai khóa đào tạo dựa trên kết quả phản hồi, đánh giá nhân viên |
Ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu quả triển khai ADDIE trong doanh nghiệp
Mấu chốt của chương trình đào tạo hiệu quả dù có hay không có ADDIE là lựa chọn sàng lọc được các ứng viên phù hợp với công việc & văn hóa doanh nghiệp từ khi phỏng vấn. Bằng việc nâng cao hiệu quả tuyển dụng, doanh nghiệp có thể đồng thời giảm chi phí nhân sự lãng phí do hoạt động tái tuyển dụng – đào tạo – đào thải liên tục và nâng cao hiệu quả ADDIE.
Nằm trong hệ thống bộ giải pháp FastWork HRM, phần mềm tuyển dụng FastWork Hiring giúp doanh nghiệp quản lý nhân sự dễ dàng hơn và nâng cao chất lượng đội ngũ ngay từ khâu tuyển dụng đầu vào. Từ giai đoạn lập kế hoạch tuyển dụng – thu thập CV ứng viên – tạo hồ sơ ứng viên – phỏng vấn – đánh giá ứng viên – thông báo kết quả tuyển dụng – quản lý hồ sơ nhân sự đối với ứng viên trúng tuyển.
Ngoài ra, các nhà quản lý có thể tham khảo & trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ Quản trị trọn vẹn vòng đời nhân sự FastWork HRM: Quản lý & đánh giá KPI, quản lý hồ sơ nhân sự, quản lý chấm công tính lương, và tài sản cấp phát cho nhân sự trên 1 nền tảng duy nhất. Sử dụng linh hoạt trên Web app và Mobile App, dữ liệu realtime, truy cập mọi lúc, mọi nơi.
Đã có hơn 3500 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực trên khắp cả nước áp dụng trọn bộ công cụ Quản lý nhân sự FastWork HRM với quy mô vài chục tới cả nghìn nhân sự để nâng cao hiệu quả làm việc & tối ưu hiệu suất, tiêu biểu như: EVN PECC4, Metro Mart, VNPost, SEONGON, bệnh viện Phú Thọ,…
Lời kết
Trên đây là những thông tin đầy đủ về mô hình ADDIE, hy vọng doanh nghiệp có thể ứng dụng hiệu quả để xây dựng các chương trình đào tạo chất lượng, từ đó nâng cao năng lực & hiệu suất làm việc cho đội ngũ nhân sự.
Để nhận Tư vấn hoặc Trải nghiệm Miễn phí phần mềm quản trị nhân sự FastWork HRM, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0983-089-715 hoặc điền thông tin đăng ký vào Form bên dưới!