Zalo Youtube Phone

Phần mềm ERP là gì? Các phần mềm ERP đang triển khai trongDN Việt Nam triển khai

By 30 Tháng Mười Hai, 2020Tháng Năm 28th, 2024Business Hack, Kiến thức

Chắc hẳn doanh nghiệp đã từng nghe về hệ thống ERP và đặt ra câu hỏi phần mềm ERP là gì. ERP là phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể mang đến giải pháp giúp doanh nghiệp Việt quản lý và hoạch định nguồn lực. Đây được xem là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực nhà quản lý, giúp tăng năng suất nhân viên, giảm thiểu tối ưu chi phí và tăng doanh thu, lợi nhuận.

Cùng tìm hiểu một số phần mềm hệ thống ERP được sử dụng phổ biến trên thế giới thông qua bài viết sau. 

1. Phần mềm ERP là gì?

Thời đại công nghệ 4.0 cùng xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp mang đến các công cụ và giải pháp phần mềm cho nhà quản trị. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải đổi mới trong tư duy, chuyển mình với thời đại thông qua việc ứng dụng các phần mềm quản lý thông minh.

Trong đó hệ thống phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp ERP được rất nhiều nhà quản trị lựa chọn. Phần mềm này đa dạng về chức năng, mang đến nhiều lợi ích dành cho người dùng. Vậy cụ thể phần mềm ERP là gì? 

ERP là viết tắt của từ gì? ERP được viết tắt từ thuật ngữ Enterprise Resource Planning. Tạm dịch theo nghĩa tiếng Việt phần mềm ERP là phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. ERP cho phép doanh nghiệp sử dụng các hệ thống ứng dụng được tích hợp trong một phần mềm nhằm quản lý nguồn lực, tối ưu thời gian làm việc cho doanh nghiệp. 

Hệ thống ERP mang đến lợi ích và ưu điểm vượt trội dành cho các doanh nghiệp Việt, nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh cho các đơn vị. So với việc sử dụng các phần mềm riêng lẻ như: Phần mềm quản lý công việc; Phần mềm quản lý nội bộ; Phần mềm quản lý nhân sự; Phần mềm quản lý thu chi,… với hệ thống ERP các doanh nghiệp chỉ cần triển khai và sử dụng đồng bộ duy nhất một phần mềm.

Việc sử dụng một hệ thống phần mềm giúp hạn chế tình trạng dữ liệu bị phân tán, không có sự liên kết giữa các phòng ban, chủ doanh nghiệp khó có thể theo dõi và giám sát hoạt động trong đơn vị. 

Hệ thống ERP gồm: quản trị quan hệ khách hàng CRM, quản trị bán hàng, quản lý tài chính, sản phẩm, dịch vụ,...

Cùng đặt ra câu hỏi phần mềm ERP là gì thì nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng ERP như một giải pháp tối ưu giúp các doanh nghiệp giải quyết bài toán về quản lý. ERP mang đến công cụ tổng hợp thông tin, dữ liệu giữa các phòng ban dựa trên một nền tảng phần mềm duy nhất.

Thông qua phần mềm nhà quản lý có thể quản lý từ việc bán hàng, nhân viên cho đến hoạt động như nhân sự, tuyển dụng, tài chính kế toán đến thực hiện chiến lược marketing, chăm sóc khách hàng. ERP giúp thông tin giữa các phòng ban trong doanh nghiệp được kết nối chặt chẽ, cải thiện quy trình làm việc và tăng doanh thu.

Xem thêm ERP là gì? Ý nghĩa của phần mềm ERP trong doanh nghiệp

2. Những đặc điểm của hệ thống ERP (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp)

Tính phân hệ và tích hợp (Integration and modulars).
Phần mềm ERP là sự tích hợp của nhiều phân hệ (module) để xử lý các hoạt động kinh doanh, chia sẻ và chuyển thông tin thông qua một cơ sở dữ liệu chung (database) mà các phân hệ này đều có thể truy cập được. Ở mức độ cơ bản, một phần mềm ERP thường bao gồm các phân hệ để xử lý hoạt động (Carl Marnewick and Lessing Labuschagne, 2005):
– Phân hệ tài chính, kế toán.
– Phân hệ nguồn nhân lực (human resources –HR).
– Quản trị chuỗi cung ứng (supply chain management – SCM) nhằm quản lý các hoạt động và thông tin
liên quan việc chuyển hàng hóa trong quá trình mua hàng cũng như luân chuyển thành phẩm hay hàng hóa trong quá trình bán hàng. Các thông tin được quản lý liên quan thường là cách đặt hàng, cập nhật tình trạng giao nhận hàng.
– Quản trị quan hệ người cung cấp (Supplier relationship management – SRM).
– Quản trị quan hệ với khách hàng (Customer relationship management – CRM).
– Phân tích thông minh kinh doanh (Business intelligence) với mục tiêu hỗ trợ quyết định thông qua việc
phân tích, đánh giá đa chiều thông tin với các dữ liệu cập nhật kịp thời nhất như thông tin quá khứ, hiện tại, dự đoán tương lai theo nhiều góc độ nhìn và so sánh khác nhau.
Cơ sở dữ liệu quản lý tập trung và chia sẻ thông tin.
Tất cả các dữ liệu của các phân hệ tích hợp được quản lý tập trung và tổ chức theo kiểu hệ quản trị cơ sở dữ liệu (database management system).
Hoạch định toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp
ERP ghi nhận và xử lý thông tin theo quy trình hoạt động kinh doanh.
Quá trình xử lý luân chuyển nguồn lực cũng chính là qui trình thực hiện ghi nhận và xử lý thông tin của ERP.
ERP tạo những thay đổi xử lý kinh doanh hay tái cấu trúc quản lý và hoạt động kinh doanh.
Đây là kết quả của đặc điểm xử lý kinh doanh theo qui trình. Muốn ứng dụng ERP thì điều rất quan trọng là chuỗi qui trình hoạt động kinh doanh bao gồm xét duyệt, ra quyết định; xử lý thực hiện hoạt động theo xét duyệt; và xử lý thông tin phải được xây dựng thành qui trình hoàn chỉnh và ổn định và đó chính là quá trình tái cấu trúc quản lý và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. (Nguồn tham khảo: ThS. Nguyễn Bích Liên/ ThS. Vũ Quốc Thông)

3. Các tính năng cơ bản có trong phần mềm ERP

Phần mềm ERP hiện nay gồm những phân hệ tính năng cơ bản sau:

Ví dụ về mô hình ứng dụng phần mềm quản trị ERP
Ví dụ về mô hình ứng dụng phần mềm quản trị ERP
  • Kế toán: Tính năng kế toán trong hệ thống quản lý doanh nghiệp toàn diện sẽ theo dõi, lưu trữ và phân tích các dữ liệu tài chính như khoản chi, khoản thu, ngân sách,… Một số phần mềm ERP còn có thể thực hiện các tác vụ nâng cao hơn như quản lý thuế, tài sản cố định,…
  • Quản lý tài chính: Thông thường các quản lý tài chính cần phải theo dõi và đọc báo cáo tài chính từ tất cả các bộ phận để đưa ra quyết định cho các dự án, nguồn tài trợ, quản lý tiền mặt và kiểm soát tài chính. Tính năng quản lý tài chính trong ERP hỗ trợ lập kế hoạch, tổ chức, hoạch định việc sử dụng các nguồn vốn theo cách tốt nhất cho các doanh nghiệp. Hệ thống ERP sẽ theo dõi, phân tích và báo cáo các dữ liệu kinh doanh quan trọng. Trong các doanh nghiệp lớn, phức tạp ERP chính là công cụ đắc lực trong hoạt động quản lý tài chính.
  • Quản lý hoạt động bán hàng và tiếp thị: Phần mềm quản trị ERP sẽ cung cấp thông tin về toàn bộ quy trình bán hàng, hỗ trợ hoạt động tiếp thị. Cùng với đó, tạo báo giá, quản lý đơn đặt hàng, dự báo, theo dõi các chi tiết tỷ suất và lợi nhuận.
  • Quản lý nguồn nhân lực: Tính năng quản lý nhân lực trên phần mềm erp hoạt động như phần mềm quản trị nhân sự – quản lý từ hoạt động tuyển dụng đến lương thưởng và chấm công. Các chức năng nhân sự phức tạp, như khấu trừ thuế và phúc lợi, được tự động hóa bằng phần mềm nhân sự kết nối ERP, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, giảm thiểu sai sót.
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Phần mềm sẽ theo dõi nhu cầu, hàng tồn kho, quy trình sản xuất và phân phối. ERP sẽ cung cấp chuỗi cung ứng hoàn toàn tự động và tích hợp.

Bên cạnh đó hệ thống ERP tự động hóa, phân tích dữ liệu và cung cấp báo cáo. Phần mềm sẽ thực hiện phân tích dữ liệu về hoạt động bán hàng, kinh doanh, nhân sự,… thành những thông tin chi tiết. Dựa vào những thông tin đó, doanh nghiệp có những dự đoán, kết luận về các hoạt động trong doanh nghiệp để có sự điều chỉnh phù hợp. Hệ thống ERP cũng sẽ cung cấp báo cáo dạng biểu đồ, đồ thị, dash board tổng quan dựa trên những dữ liệu đã phân tích.

Một số ERP sẽ có những tính năng chuyên sâu cho doanh nghiệp theo lĩnh vực. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay, phần mềm ERP gồm 2 loại ERP mã nguồn đóng (có bản quyền) và ERP mã nguồn mở miễn phí bản quyền.

ERP mã nguồn mở với đặc trưng tính linh hoạt, dễ dàng tùy biến theo nhu cầu sử dụng doanh nghiệp đang là xu hướng sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, khi triển khai doanh nghiệp cần có đội ngũ am hiểu về công nghệ để vận hành hiệu quả. Với ERPNext là hệ thống ERP mã nguồn mở, hàng đầu tại Ấn Độ, đang được MBW triển khai cho doanh nghiệp Việt Nam, tùy chỉnh chuyên sâu cho từng lĩnh vực như chuỗi bán lẻ, xây dựng… So với nhiều hệ thống ERP mã nguồn mở khác, điểm nổi bật của ERPNext là Low code, no code, triển khai đơn giản dễ dàng.

4. Sơ đồ mô hình hệ thống ERP

Một hệ thống ERP có thể được mô tả qua sơ đồ sau:

Sơ đồ hệ thống ERP
Sơ đồ hệ thống ERP

Hệ thống ERP được thiết kế gồm các phân hệ chức năng. Những phân hệ chức năng chính được chia thích hợp với những hoạt động kinh doanh chuyên biệt như tài chính kế toán, sản xuất và phân phối. Những phân hệ khác có thể được thêm vào hệ thống lõi.

5. Phần mềm CRM và ERP có giống nhau không?

Phần mềm CRM và ERP có giống nhau không? Khá nhiều người khi mới tìm hiểu nhầm lẫn về 2 hệ thống này. Thực tế 2 phần mềm này hoàn toàn khác nhau.

Độc giả tìm hiểu sự khác nhau giữa CRM và ERP tại bài viết sau: Sự khác biệt giữa ERP và CRM – Hướng dẫn lựa chọn phần mềm phù hợp cho doanh nghiệp

Sự khác biệt giữa MRP và ERP? Doanh nghiệp nên chọn phần mềm nào?

6. Các phần mềm ERP phổ biến trên thế giới được DN Việt triển khai

Sau khi đã đi tìm hiểu hiểu phần mềm ERP là gì, tại phần tiếp theo của bài viết, tác giả sẽ giới thiệu các giải pháp phần mềm ERP được sử dụng phổ biến trên thế giới cho người đọc hiểu và nắm rõ. 

#1. Phần mềm ERPNext miễn phí, mã nguồn mở, được triển khai bởi MBW (mbw.vn)

ERPNext là phần mềm ERP của Ấn Độ, được các doanh nghiệp hàng đầu thế giới lựa chọn triển khai. Đặc điểm nổi bật ERPNext là mã nguồn mở “low code, no code”. ERPNext được đánh giá cao khi đứng cạnh các đơn vị cung cấp giải pháp ERP nổi tiếng như Microsoft Dynamics 365, Oracle ERP, SAP Business One hay SAP ERP,.. mà chi phí rẻ hơn 5 lần so với NetSuite, rẻ hơn 10 lần so với SAP hoặc các Nhà cung cấp ERP hàng đầu khác.

Với tính linh hoạt, tùy chỉnh cao ERPNext đang được triển khai hiệu quả trong doanh nghiệp Việt.

Phần mềm ERPNext mã nguồn mở

Phân hệ tính năng nổi bật của ERPNext

Các tính năng nổi bật của giải pháp ERPNext giúp các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô & lĩnh vực số hóa toàn diện như:

  • Kế toán tài chính: Đơn giản hóa quy trình và quản lý mọi khía cạnh tài chính kế toán của doanh nghiệp theo thời gian thực
  • Bán hàng: Quản lý toàn bộ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp: báo giá, đơn hàng, theo dõi giao hàng…
  • Mua hàng: Giám sát ngân sách, kiểm tra dòng tiền và tối ưu hóa quy trình mua hàng trong doanh nghiệp của bạn
  • Kho hàng: Quản lý hệ thống kho, tồn kho sản phẩm, hoạt động logistic của doanh nghiệp tập trung trên một hệ thống
  • Sản xuất: Đơn giản hóa quy trình sản xuất, theo dõi chặt chẽ tiêu thụ vật tư, dự báo năng lực sản xuất hiệu quả…
  • CRM: Tối ưu hóa kinh doanh bằng cách lấy khách hàng làm trung tâm, theo dõi leads, cơ hội bán hàng và gửi báo giá
  • Công việc dự án: Quản lý tiến độ dự án dựa trên ngân sách, theo dõi và phân công nhiêm vụ cho nhóm/nhân viên dễ dàng
  • Nhân sự & Tiền lương: Quản lý toàn bộ vòng đời của nhân viên ngay từ khi bắt đầu làm việc, chấm công, tính lương, đánh giá, cho đến khi nghỉ việc
  • Tài sản thiết bị: Duy trì và quản lý thông tin chi tiết về tài sản, cấp phát, điều chỉnh giá trị và khấu hao của tài sản
Giao diện phần mềm ERPNext
Giao diện phần mềm ERPNext

Điểm nổi bật của ERPNext so với các phần mềm ERP trên thị trường hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam nên kham khảo

  • ERPNext là giải pháp mã nguồn mở 100%, được xếp hạng hàng đầu trên thế giới hiện nay, do đó doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự cài đặt và tải về sử dụng mà không mất chi phí bản quyền. Trong trường hợp cần dịch vụ tư vấn triển khai chuyên nghiệp & hỗ trợ tùy biến tính năng, tùy chỉnh phần mềm để phù hợp với quy trình vận hành của doanh nghiệp mình, bạn có thể sử dụng dịch vụ của MBW Digital.
  • Xét về tính năng, độ linh hoạt của ERPNext tương đương với Odoo
  • Giao diện ERPNext thân thiện với người dùng
  • ERPNext là phần mềm low-code/no-code dễ dàng tùy chỉnh và sử dụng ngay cả khi nhân sự không có nhiều kinh nghiệm chuyên môn về IT
  • MBW triển khai ERPNext chuyên sâu theo lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu riêng biệt của doanh nghiệp Việt Nam
  • Chi phí triển khai phù hợp với SMEs

ERPNext đầy đủ các module quản lý toàn diện cho doanh nghiệp Việt Nam, phù hợp đa lĩnh vực từ sản xuất, chuỗi bán lẻ, dịch vụ, xây dựng…

Là đối tác chính thức và duy nhất của ERPNext tại Việt Nam, MBW hỗ trợ triển khai tùy chỉnh ERPNext phù hợp với nhu cầu và đặc thù từng lĩnh vực doanh nghiệp như MBW ERP cho doanh nghiệp phân phối, bán lẻ, chuỗi bán lẻ…

Chúng tôi đánh giá ERPNext hoàn toàn đáp ứng các nhu cầu quản lý từ cơ bản đến phức tạp của doanh nghiệp Việt, có thể thay thế ERP khác. Gợi ý doanh nghiệp tìm hiểu chi tiết tính năng, giao diện của ERPNext và nhận DEMO miễn phí phần mềm qua bài viết Giới thiệu chi tiết ERPNext: Giải pháp ERP mã nguồn mở miễn phí tốt nhất thế giới

Video giới thiệu phần mềm ERP miễn phí, mã nguồn mở: ERPNext

#2. Phần mềm Odoo ERP

Odoo ERP là một phần mềm quản lý quan hệ khách hàng và hoạch định nguồn lực

Đi tìm hiểu phần mềm ERP là gì – Trong đó Odoo ERP là một phần mềm quản lý quan hệ khách hàng và hoạch định nguồn lực. Phần mềm cho phép doanh nghiệp xử lý toàn bộ quy trình kinh doanh thông qua một nền tảng duy nhất. Odoo là phần mềm lý tưởng cho các doanh nghiệp SME, cũng như các doanh nghiệp có nhiều phòng ban cùng kết hợp hoạt động. Phần mềm này có mô hình mã nguồn mở với hàng ngàn ứng dụng được tích hợp, phù hợp với nhiều hình thức và quy mô doanh nghiệp.

Odoo ERP được xem là giải pháp trọn bộ nhằm quản lý tất cả các phòng ban, hỗ trợ đắc lực cho ban lãnh đạo tại doanh nghiệp. Giải pháp phần mềm toàn diện này mang đến khả năng quản lý các bộ phận, chức năng trong doanh nghiệp.

Mô hình lưu trữ của giải pháp phần mềm ERP được triển khai dựa trên nhu cầu và thực trạng của doanh nghiệp. Toàn bộ dữ liệu trong doanh nghiệp đều được lưu trữ qua hình thức thứ điện toán đám mây, đám mây chuyên dụng và on-premise. Phần mềm có khả năng tích hợp với nhiều ứng dụng được xây dựng từ mã nguồn mở, mang đến nhiều công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp. 

Chi phí sử dụng phần mềm Odoo ERP phụ thuộc vào số người dùng. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại: https://www.odoo.com/vi_VN/

Chi phí sử dụng phần mềm Odoo ERP
Chi phí sử dụng phần mềm Odoo ERP

#3. Phần mềm ERP Openbravo

Openbravo - Phần mềm hoạt động dưới hình thức nền tảng đám mây phù hợp với các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ

Cùng tìm hiểu tiếp phần mềm ERP – trong đó có Openbravo hoạt động dưới hình thức nền tảng đám mây bán hàng đa kênh phù hợp với các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ. Hệ thống phần mềm cho phép các chuỗi cửa hàng bán lẻ tạo ra các trải nghiệm cá nhân trên kênh bán hàng một cách dễ dàng. Phần mềm được phát triển trên cả đám mây và di động, giúp nhà quản lý dễ dàng đổi mới quy trình và hoạt động kinh doanh tại nhà hàng hoặc chuỗi bán lẻ của mình. 

Openbravo có khả năng mở rộng nhờ được phát triển trên mã nguồn mở, phần mềm có thể chạy tốt trên các trình duyệt web. Một trong những ưu điểm của hệ thống ERP Openbravo chính là mức giá cả linh hoạt. Phần mềm tính phí duy trì theo tháng cũng như nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. 

#4. Phần mềm Microsoft Dynamics ERP

Phần mềm ERP được nhiều doanh nghiệp triển khai thành công

Microsoft Dynamics phần mềm ERP là gì – Microsoft Dynamics ERP là phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp hướng tới các doanh nghiệp SMEs và các công ty con, bộ phận trực thuộc các doanh nghiệp đa quốc gia, doanh nghiệp lớn. Hệ thống giải pháp Microsoft Dynamics mang đến nhiều lợi ích và tính năng dành cho người dùng. Phần mềm được phát triển từ Microsoft Dynamics do Microsoft sở hữu và quản lý. 

Microsoft Dynamics ERP mang đến khả năng phân tích sâu nhờ sử dụng Business Intelligence (BI). Các phân tích có độ chính xác cao nhờ hiển thị tại thời điểm thực, giúp người dùng dễ dàng theo dõi hiệu suất. Phần mềm còn mang đến tính năng tùy chỉnh theo nhu cầu của doanh nghiệp, với mạng lưới đối tác trên toàn thế giới.

#5. Phần mềm Oracle ERP

Oracle có nhiều tính năng như hoạch định, quản lý dự án, báo cáo tài chính,...

Oracle phần mềm ERP là gì – Oracle ERP là phần mềm quản lý nguồn lực được cung cấp bởi tập đoàn Oracle vào năm 2012. Phần mềm được sử dụng cho mọi quy mô doanh nghiệp, đây được xem là hệ thống ERP duy nhất được phát triển trên nền tảng đám mây. Oracle giúp các quy trình trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tự động hóa, tăng năng suất làm việc và giảm các chi phí không cần thiết. 

Phần mềm được thiết kế đơn giản với giao diện thân thiện với người dùng, có thể mở rộng theo nhu cầu của doanh nghiệp. Oracle có nhiều tính năng như hoạch định, quản lý dự án, báo cáo tài chính,…

Phần mềm nổi bật với công cụ quản lý tài chính, giúp doanh nghiệp sẽ dàng tạo ra các báo cáo dựa trên dữ liệu đã được phân tích. Ngoài ra phần mềm còn có tính năng quản trị rủi ro, được thiết kế nhằm giảm thiểu các rủi ro trong báo cáo tài chính, cung cấp kho lưu trữ kiểm soát rủi ro, hỗ trợ quản trị tài chính.

#6 Phần mềm ERP SAP Business One

Phần mềm ERP mang đến nhiều ưu điểm và lợi ích cho doanh nghiệp

Hệ thống ERP SAP Business One được cung cấp bởi tập đoàn SAP SE. Đây là phần mềm quản lý doanh nghiệp được thiết kế dành cho các doanh nghiệp SMEs (doanh nghiệp nhỏ và vừa). ERP SAP được xem là công cụ giúp tự động hóa quy trình quản lý nhân lực, quản lý chuỗi cung ứng cũng như các chức năng khác liên quan. 

Giải pháp phần mềm ERP SAP Business One mang đến nhiều lợi ích dành cho doanh nghiệp nhờ các tính năng và khả năng ứng dụng linh hoạt. Phần mềm mang đến giải pháp toàn diện dành cho doanh nghiệp cùng khả năng tích hợp và mở rộng.

Hệ thống phần mềm này cho phép người dùng điều chỉnh các chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cũng như quy mô của doanh nghiệp. SAP Business One có mạng lưới đối tác thứ 3 rộng lớn trên toàn thế giới, mang đến các ứng dụng và cung cấp các tích hợp cho hệ điều hành. 

Bảng so sánh các phần mềm ERP phổ biến trên thế giới
Bảng so sánh các phần mềm ERP phổ biến trên thế giới

Trên đây là thông tin giải đáp cho thắc mắc phần mềm ERP là gì, cũng như một số phần mềm được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Trong thời điểm hiện tại và tương lai các phần mềm quản lý tổng thể ERP sẽ trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn triển khai. Đây cũng là bước chuyển mình giúp các doanh nghiệp Việt theo kịp thời đại và có thể tồn tại, phát triển. 

7. Một số phần mềm ERP của Việt Nam

Bên cạnh những phần mềm ERP của nước ngoài được thông tin bên trên, vài năm gần đây phần mềm ERP của Việt Nam khá phát triển. Xét trên tính năng, mức độ hoàn thiện, phần mềm của Việt Nam chưa thể sánh với phần mềm nước ngoài. Tuy nhiên, dựa trên mức độ phù hợp, chi phí sử dụng, phần mềm ERP của Việt Nam như Bravo hay phần mềm quản trị doanh nghiệp FastWork lại chiếm ưu thế, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

#1. Giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp BRAVO 8R2 (ERP-VN)

Cấu trúc của BRAVO 8R2 được xây dựng theo định hướng quản trị tổng thể, là sự kết nối đồng bộ giữa tất cả các bộ phận phòng ban trong doanh nghiệp, linh động trong việc thiết kế mọi biểu mẫu, báo cáo, màn hình giao diện đáp ứng bất kỳ bài toán nghiệp vụ nào của tất cả các bộ phận hay các lĩnh vực ngành nghề đặc thù.

Khi ứng dụng phần mềm BRAVO vào quản lý sản xuất kinh doanh, nhà quản lý sẽ được cung cấp thông tin qua các màn hình cảnh báo và các báo cáo với “dữ liệu sống” một cách nhanh chóng chính xác, từ đó dễ dàng xử lý công việc và đưa ra các quyết định của mình.

Phần mềm BRAVO được thiết kế theo từng phân hệ với mục đích dễ dàng trong quản lý, phân quyền và thực hiện thao tác của người sử dụng. Các phân hệ cơ bản của phần mềm bao gồm:

  • Quản lý quan hệ khách hàng
  • Quản lý bán lẻ (POS)
  • Quản lý bán hàng
  • Quản lý mua hàng
  • Quản lý kho hàng hóa, vật tư
  • Quản lý sản xuất
  • Quản lý máy móc, thiết bị
  • Quản lý nhân sự – tiền lương
  • Quản lý tài chính – kế toán (Kế toán:Vốn bằng tiền, mua hàng, bán hàng, thuế, tổng hợp, …)
  • Quản trị doanh nghiệp

Dễ có thể thấy, Bravo phù hợp với mô hình tổng công ty, tập đoàn với nhiều các đơn vị công ty con, các chi nhánh.

#2. Giải pháp quản trị doanh nghiệp thống nhất FastWork.vn

Khác với Bravo, FastWork phát triển hệ thống các ứng dụng chuyên biệt phù hợp cho từng nhóm khách hàng bao gồm khách hàng vừa & nhỏ, khách hàng lớn.

Không sở hữu đầy đủ những tính năng cơ bản của một phần mềm ERP tiêu chuẩn, FastWork tập trung giải quyết bài toán tối ưu chi phí vận hành, cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ nội bộ, hiệu suất đến nhân sự.

  • Đối với doanh nghiệp SMEs: FastWork cung cấp gói giải pháp quản lý doanh nghiệp tổng thể với chi phí cực thấp.

Có module hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động bán hàng CRM, thúc đẩy kinh doanh giúp các CEO kiểm soát tốt & realtime tình hình kinh doanh, bán hàng & doanh thu của công ty mỗi ngày.

Ngoài ra, FastWork còn hỗ trợ điều hành công việc, đo lường hiệu suất nhân sự, kiểm soát hoạt động kinh doanh chặt chẽ, số hóa văn phòng điện tử từ đó nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy và hiệu quả công việc của đội ngũ.

  • Đối với doanh nghiệp lớn: FastWork cung cấp 2 bộ ứng dụng Quản trị công việc, hiệu suất & Quản trị nhân sự, hướng đến mục tiêu cốt lõi cải thiện hiệu suất, phát triển bộ máy.

Bao gồm hệ thống tính năng tiêu biểu:

  • FastWork Workplace: Giao việc & quản lý công việc, dự án
  • FastWork Workflow: Quản lý quy trình & luồng công việc
  • FastWork Timesheet: Chấm công di động nhận dạng khuôn mặt, đơn từ chấm công, lập bảng công
  • FastWork Staff: Hệ thống thông tin & hồ sơ nhân sự
  • FastWork Asset: Quản lý cấp phát trang thiết bị cho nhân viên
  • FastWork Payroll: Quản lý bảng lương, tính lương theo công thức
  • FastWork Hiring: Quản lý tuyển dụng nhân sự
  • FastWork KPI: Quản lý & đánh giá nhân viên theo KPI

Bên cạnh đó, FastWork có giải pháp quản lý chuyên sâu cho:

  • Doanh nghiệp lĩnh vực Xây dựng
  • Doanh nghiệp dịch vụ, chuỗi bán lẻ
  • Doanh nghiệp dịch vụ bảo trì, kỹ thuật, thang máy…

Như vậy, tùy vào quy mô & nhu cầu từng doanh nghiệp, FastWork.vn sẽ có những bộ giải pháp quản trị phù hợp. Doanh nghiệp Đăng ký tư vấn để trải nghiệm miễn phí & thực tế trên bản DEMO các phân hệ và giải pháp chuyên sâu.

Đăng ký tư vấn

8. Khi nào doanh nghiệp cần triển khai phần mềm ERP?

Thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng cần phải sử dụng ứng dụng ERP. Khi nào thì doanh nghiệp cần 1 hệ thống ERP?

  • Khi doanh nghiệp của bạn muốn mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng chi nhánh, hệ thống quản trị truyền thống không còn đáp ứng được, bạn gặp khó khăn trong việc quản lý nhân sự, kế toán, bán hàng,… thì bạn nên tìm hiểu ERP
  • Khó khăn trong quản lý dữ liệu của doanh nghiệp: Hiện tại, doanh nghiệp của bạn đã ứng dụng các phần mềm trong quản lý bán hàng, quản lý khách hàng, kế toán tài chính nhưng mất thời gian trong việc kết nối, tìm kiếm và sử dụng nhiều phần mềm khác nhau, thiếu tính hệ thống và tập trung hóa
  • Doanh nghiệp sử dụng nhiều phần mềm quản trị, tốn chi phí và thời gian để đồng bộ các dữ liệu, nâng cấp các phần mềm, chi phí đào tạo nhiều phần mềm cho 1 nhân sự,…
  • Doanh nghiệp muốn tái cấu trúc lại công ty vì bộ máy vận hành hiện tại quá cồng kềnh
  • Doanh nghiệp muốn bắt đầu thực hiện chuyển đổi số

Tuy nhiên, chi phí để triển khai hệ thống phần mềm ERP là khá lớn. Vì vậy, trong giai đoạn mới thành lập, đang phát triển, doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ nguồn vốn hạn chế có thể tham khảo và sử dụng các phần mềm nhỏ, lẻ hơn. Nền tảng quản trị doanh nghiệp FastWork là đề xuất phù hợp nhất.

Với 4 phân hệ chính: Quản trị công việc và dự án, Quản trị nội bộ, Quản trị nhân sựQuản trị quan hệ khách hàng CRM, doanh nghiệp có thể ứng dụng 1 hoặc nhiều phân hệ vào hệ thống quản trị, tùy thuộc vào nhu cầu. So với phần mềm ERP, nền tảng All-in-one FastWork có chi phí phù hợp hơn, đáp ứng linh hoạt mục đích sử dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

9. Quy trình cơ bản triển khai phần mềm ERP

Để triển khai phần mềm ERP, doanh nghiệp nên tham khảo quy trình sau:

  • Xác định nhu cầu – lập kế hoạch
  • Tìm hiểu, tiếp cận, đánh giá và lựa chọn giải pháp
  • Triển khai và thử nghiệm ERP tại doanh nghiệp
  • Đào tạo nguồn nhân lực
  • Vận hành và ứng dụng thực tế
  • Nâng cấp, phát triển, tái đầu tư

Để triển khai ERP thành công, bên cạnh việc triển khai giải pháp ERP theo quy trình nhất định, còn nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả triển khai. Dưới đây, đội ngũ FastWork trích dẫn nghiên cứu về các yếu tố quyết định triển khai ERP thành công tại Doanh nghiệp Việt Nam.

10. Các yếu tố quyết định triển khai thành công ERP tại Doanh nghiệp Việt Nam

Trong nghiên cứu ERP và các yếu tố quyết định triển khai ERP thành công tại Việt Nam, tác giả Bùi Thị Thanh chỉ ra mô hình các yếu tố gồm:

  • Mức độ cam kết và hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao có ảnh hưởng cùng chiều đến việc triển khai ERP thành công
  • Năng lực của Ban quản lý dự án
  • Mức độ sẵn sàng tái cấu trúc quy trình kinh doanh
  • Mức độ phù hợp giữa phần mềm và phần cứng
  • Năng lực của Nhà tư vấn triển khai
  • Năng lực và thái độ của người sử dụng
Mô hình các yếu tố quyết định đến triển khai ERP thành công ở doanh nghiệp
Mô hình các yếu tố quyết định đến triển khai ERP thành công ở doanh nghiệp

Xem và tải xuống ERP và các yếu tố quyết định triển khai ERP thành công tại Việt Nam (Tác giả: Bùi Thị Thanh)

Như vậy, để triển khai ERP thành công, doanh nghiệp có thể tham khảo các yếu tố được nghiên cứu trên. Từ đó xây dựng mục tiêu, kế hoạch, lộ trình và cách thức triển khai phần mềm ERP cho phù hợp.

Trên đây, đội ngũ FastWork đã cung cấp thông tin tổng quan nhất về phần mềm ERP, các phần mềm ERP của nước ngoài và của Việt Nam, đang được doanh nghiệp Việt triển khai phổ biến, yếu tố quyết định triển khai ERP thành công. Hy vọng những nội dung trên hữu ích với doanh nghiệp.

Hệ sinh thái phần mềm quản lý thi công xây dựng FastCons

FastWork.vn tự hào là đơn vị đồng hành cùng hơn 3500+ doanh nghiệp Việt trong hành trình chuyển đổi số. Nếu quý doanh nghiệp quan tâm đến các phần mềm của FastWork hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin vào Form đăng ký dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Đăng ký tư vấn

Nếu doanh nghiệp cần tư vấn hệ thống ERP mã nguồn mở (miễn phí bản quyền), tùy chỉnh tính năng chuyên sâu theo nhu cầu của doanh nghiệp, đề xuất tìm hiểu và dùng thử miễn phí tại Digital MBW.

Leave a Reply