Quản Lý Kém: Những Phát Sinh Thi Công Xây Dựng Nhà Thầu Gánh Chịu

By 11 Tháng Tám, 2020Tháng Năm 10th, 2022Business Hack, Nhân sự, Tin nổi bật

Công việc của đơn vị nhà thầu là: nhận dự án, thương lượng với chủ đầu tư, ký hợp đồng sau đó lên kế hoạch thi công xây dựng, cuối cùng là nghiệm thu công trình. Nghe qua có vẻ thấy “dễ dàng” nhưng “hũ mật” ngành xây dựng có dễ “nếm” như vậy. Thực tế khi chủ thầu triển khai xây dựng không thể tránh khỏi những vấn đề như: phát sinh nguyên vật liệu, nhân công, chi phí mua ngoài, máy móc thiết bị hư hỏng bất thường,…Và những phát sinh đó đơn vị chủ thầu sẽ là người chịu trách nhiệm.

Xây dựng là lĩnh vực hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm bởi mục tiêu hàng đầu của chính phủ là sớm hoàn thành sự nghiệp “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Những “ông trùm” trong ngành nhanh chóng được “chắp cánh” và trở thành “kỳ lân” trong thị trường xây dựng như: Việt Quốc Group, An Việt, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình, COTECCONS, RICONS, DELTA, UNICONS,…

Vậy những doanh nghiệp này trong quá trình thi công đã gặp những khó khăn nào? Dưới đây là những phát sinh thường gặp trong quá trình thi công của các nhà thầu xây dựng:

1. Những phát sinh thường gặp trong thi công xây dựng

Nhà thầu thi công xây dựng là người trực tiếp chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công công trình sau khi ký hợp đồng với chủ đầu tư. Do đó các phát sinh dù lớn dù nhỏ đều thuộc trách nhiệm của nhà thầu. Những phát sinh thường gặp trong quá trình thi công xây dựng:

1.1 – Thiếu nguyên, nhiên vật liệu

Nỗi lo sợ lớn nhất của đơn vị nhà thầu khi thi công xây dựng chính là phát sinh chi phí nguyên vật liệu ngoài dự toán. Nguyên nhân là do:

  • Thứ nhất, doanh nghiệp dự toán khối lượng vật tư không chính xác.

Khoản thu ghi trong hợp đồng thi công xây dựng với chủ đầu tư đã bao gồm tất cả các chi phí sau khi hai bên tính toán, ước lượng số tiền cần chi tiêu cho dự án. Do đó toàn bộ chi phí nguyên vật liệu đã được chủ đầu tư gói gọn vào một con số X nào đó. Tuy nhiên do đơn vị nhà thầu quản lý kém dẫn đến phát sinh thêm chi phí và số chi phí phát sinh thêm đó hoàn toàn do đơn vị nhà thầu chịu trách nhiệm.

Thiếu nguyên, nhiên vật liệu
Thiếu nguyên, nhiên vật liệu
  • Thứ hai, doanh nghiệp thay đổi chủng loại vật tư dẫn đến tăng chi phí.

Đơn vị chủ thầu ước tính chi phí nguyên vật liệu dựa trên giá thành loại vật tư tại thời điểm đó. Tuy nhiên có rất nhiều công trình kéo dài vài năm, trong khi đó đơn giá vật tư tăng lên dẫn đến chi phí nguyên vật liệu cũng tăng theo mà chung quy đơn vị nhà thầu lại phải gánh chịu. 

Để khắc phục tình trạng đó đòi hỏi doanh nghiệp phải lên kế hoạch, dự toán những trường hợp phát sinh vật tư có thể xảy ra trong tương lai như: vật tư tăng giá, thay đổi chủng loại vật tư, phát sinh vật liệu bắt buộc, thay đổi của chủ đầu tư,…

Xem thêm: FastWork Fieldforce – Giải pháp chuyên biệt quản lý công việc ngành xây dựng

1.2 – Phát sinh vấn đề nhân công

 Phát sinh vấn đề nhân công
Phát sinh vấn đề nhân công

Giả sử hợp đồng ghi nhận công trình trong 200 công thợ nhưng đơn vị thi công thực hiện chậm tiến độ phát sinh thêm 20 công thợ. phát sinh công nợ là câu chuyện thực tế thường thấy ngay cả các nhà thầu kinh nghiệm cũng gặp phải.

Nếu số phát sinh thêm công nợ hoàn toàn do chủ đầu tư gánh chịu thì đơn vị nhà thầu sẽ chẳng cần bận tâm. Tuy nhiên chi phí phát sinh công nợ đó dù là một hay mười đồng thì đơn vị nhà thầu đều phải gánh chịu, kéo theo đó là câu chuyện nhà thầu xây dựng sau khi trả lương công nhân không còn lợi nhuận.

Nguyên nhân nào dẫn đến phát sinh về nhân công trong thi công xây dựng:

  • Nhà thầu lên kế hoạch không sát với thực tế: Việc đấu thầu dự án trọn gói đòi hỏi nhà thầu phải có kinh nghiệm ước lượng số công nợ, chi phí nhân sự sát với thực tế. Các nhà thầu tay nghề còn non yếu thường gặp tình trạng ước tính số công nợ sai lệch dẫn đến hậu quả đơn vị nhà thầu phải chịu thiệt hại.
  • Nhà thầu quản lý công nhân kém: Nguyên nhân cốt lõi của phát sinh trong thi công xây dựng là do công nhân làm việc không hiệu quả, trốn việc, lười nhác, cố tình kéo dài thời gian thi công để chuộc lợi,…Những bất cập đó đòi hỏi nhà thầu cần thắt chặt công tác quản lý, giám sát công nhân trực tiếp tại công trường.

1.3 – Thi công lệch lạc so với hồ sơ thiết kế

Giả sử ban đầu chủ đầu tư muốn đơn vị thi công xây dựng một chung cư trên diện tích đất 1000m2 có hoa văn trần nhà tại các căn hộ. Tuy nhiên trong quá trình thi công, đơn vị nhà thầu bỏ sót phần thiết kế hoa văn đó.

 Thi công lệch lạc so với hồ sơ thiết kế
Thi công lệch lạc so với hồ sơ thiết kế

Hậu quả của việc thi công lệch lạc với hồ sơ thiết kế:

  • Thứ nhất, thi công sai thiết kế như câu chuyện trên sẽ dẫn đến đơn vị nhà thầu phải sửa lại thiết kế trần từng căn hộ dẫn đến phát sinh chi phí sửa chữa rất lớn có thể khiến doanh nghiệp không còn lợi nhuận hoặc bù lỗ.
  • Thứ hai, Làm giảm uy tín doanh nghiệp. “Niềm tin” là yếu tố thiết yếu giữ chân khách hàng giúp các đơn vị nhà thầu có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên với việc thi công sai lệch so với hồ sơ thiết kế của kỹ sư sẽ làm giảm uy tín của doanh nghiệp trong mắt các chủ đầu tư và nguy cơ nhà thầu mất cơ hội hợp tác lâu dài với các chủ đầu tư trong tương lai.

1.4 – Máy móc, thiết bị hư hỏng bất thường

Quản lý kém khiến đơn vị nhà thầu phát sinh vấn đề máy móc thiết bị hư hỏng bất thường trong quá trình thi công xây dựng xảy ra khá phổ biến tại các doanh nghiệp xây dựng.

Việc nhà thầu quản lý kém dẫn đến hư hỏng thiết bị máy móc trước tiên sẽ khiến doanh nghiệp xây dựng bị chậm tiến độ thi công, gián đoạn công trình. Thực tế cho thấy xây dựng là một trong các ngành cần sử dụng máy móc nhiều nhất hiện nay. Các máy móc trong lĩnh vực xây dựng như: máy cẩu,xe tải, xe lu, máy đổ bê tông, máy cắt sắt, máy trộn vữa,… những thiết bị này được sử dụng ngoài công trường nên dễ bị ăn mòn vật lý. Do đó doanh nghiệp cần có biện pháp quản lý máy móc thiết bị một cách khoa học.

Xem thêm: Top 3 phần mềm quản lý nhân sự hiện trường đáng trải nghiệm nhất

2. Ứng dụng công nghệ giải quyết vấn đề phát sinh trong thi công xây dựng

Công nghệ là “vị cứu tinh” tất cả các ngành, nghề lĩnh vực trong cuộc sống hiện nay. Xây dựng là một ngành trong số đó.

Vậy những phát sinh trong thi công xây dựng nói trên được giải quyết như thế nào từ giải pháp công nghệ:

2.1 – Công nghệ nâng cao khả năng quản lý thi công xây dựng

Những việc đơn vị nhà thầu cần làm để nâng cao hiệu quả quản lý:

Dự đoán, lên kế hoạch chi phí khoa học

Đơn vị nhà thầu cần lên kế hoạch chi phí nhân công, nguyên vật liệu, máy móc, bản thiết kế,… một cách khoa học và sát thực tế. Khi nhà quản lý lên được kế hoạch hợp lý, dự đoán những rủi ro có thể phải đối mặt là doanh nghiệp đã nắm chắc 30% chiến thắng trong tay. Để dự đoán, lên kế hoạch chính xác, đơn vị nhà thầu nên sử dụng phần mềm công nghệ để những thuật toán thông minh trong phần mềm phân tích, đưa đề xuất kế hoạch chi phí cho dự án.

Quản lý công nhân làm việc hiệu quả

Yếu tố then chốt để khắc phục tình trạng chậm tiến độ dự án chính là quản lý tốt công nhân làm việc, tăng năng suất lao động sớm hoàn thành công trình và tiến tới nghiệm thu dự án.

 Quản lý công nhân làm việc hiệu quả
Quản lý công nhân làm việc hiệu quả

Những phát sinh trong thi công xây dựng về nhân sự chủ yếu từ khả năng quản lý của doanh nghiệp còn hạn chế. Để quản lý, giám sát nhân viên xây dựng làm việc kỷ luật, hiệu quả doanh nghiệp cần đôn đốc, động viên công nhân và ứng dụng phần mềm giám sát tiến độ vào trong quá trình quản lý thi công xây dựng.

Quản lý thiết bị máy móc khoa học

Quản lý máy móc, thiết bị là công việc gặp nhiều khó khăn và tốn chi phí giám sát ngoài hiện trường. Máy móc gặp trục trặc là nguyên nhân chính dẫn đến chậm tiến độ của dự án thi công. Nghiêm trọng hơn là vấn đề chi phí sửa chữa, thay mới thiết bị có thể khiến doanh nghiệp giảm doanh thu, lợi nhuận thậm chí là bù lỗ.

Do vậy doanh nghiệp xây dựng cần lên kế hoạch quản lý tài sản máy móc khoa học mà giải pháp hiệu quả nhất chính là áp dụng phần mềm quản lý tài sản để giảm tải khối lượng công việc cũng như rủi ro trong thi công xây dựng.

Gợi ý tìm đọc thêm: Chọn lọc 5 phần mềm quản lý tiến độ thi công công trình hiệu quả

2.2 – Công nghệ linh hoạt trong trao đổi công việc

Công nghệ đã cứu cánh doanh nghiệp xây dựng như thế nào trong công tác trao đổi công việc với chủ đầu tư và công nhân:

 Công nghệ linh hoạt trong trao đổi công việc
Công nghệ linh hoạt trong trao đổi công việc
  • Thương lượng trực tiếp với chủ đầu tư: Thông qua phần mềm những yêu cầu, thay đổi của chủ đầu tư trong hợp đồng sẽ được trao đổi trực tiếp kế hoạch thi công xây dựng trên phần mềm. “Linh hoạt” và “nhanh chóng” là lợi ích mà phần mềm đem lại cho doanh nghiệp thay vì trao đổi qua điện thoại mà chủ đầu tư không theo dõi trực tiếp được bản kế hoạch gốc của bên đơn vị chủ thầu.
  • Giao và bổ nhiệm giám sát viên cho từng đội công nhân:  Thực tế doanh nghiệp sẽ chia nhỏ công nhân thành các đội nhóm nhỏ phụ trách từng phần khác nhau trong công trình. Thông qua phần mềm quản lý, doanh nghiệp có thể phân công người quản lý từng nhóm nhỏ để chuyên môn hóa công việc từng người và giảm tải gánh nặng quản lý quy mô lớn công nhân của nhà quản trị.
  • Trao đổi thông tin dự án với nhân sự dễ dàng:  Nhà quản lý có thể chia sẻ các thông báo, yêu cầu của chủ đầu tư, tiến độ công trình,… ngay trên phần mềm để tất cả các công nhân, giám sát viên đều nắm rõ thông tin, tránh tình trạng “chỉ đâu đánh đó” trong quá trình thi công xây dựng công trình.
  • Giám sát, đánh giá hiệu quả làm việc từng công nhân: Trên phần Task công việc của phần mềm quản lý doanh nghiệp FastWork giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng công nhân. Qua đó đơn vị nhà thầu có thể điều chỉnh khối lượng công việc, bổ nhiệm nhân sự phù hợp.

Thực tế đơn vị nhà thầu chịu rất nhiều áp lực từ phía nhà đầu tư và đội ngũ công nhân của của mình. Tình trạng “trên ép xuống, dưới ép lên” sẽ xảy ra thường xuyên, do vậy đòi hỏi các đơn vị nhà thầu cần lên kế hoạch một cách đúng đắn và khoa học.

Để tránh câu chuyện “làm không đủ bù lỗ” của các đơn vị nhà thầu hiện nay, tổ chức quản lý cần có biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu,công nợ, máy móc thiết bị,… thông qua việc áp dụng công nghệ vào trong công tác quản lý thi công xây dựng.

 Giới thiệu tính năng quản lý tài chính dự án trong phần mềm FastCons

Tham khảo Uy tín tiến độ: chìa khóa thắng thầu doanh nghiệp Xây dựng

FastCons – Ứng dụng quản lý thi công chuyên biệt cho Doanh nghiệp, Nhà thầu Xây dựng

  • Quản lý dự án xây dựng bằng Gantt chart, nhập BoQ, thiết lập định mức thi công cho từng hạng mục
  • Lập và báo cáo nhật ký thi công hàng ngày trên app mobile từ công trường
  • Quản lý khối lượng thi công được, sử dụng vật tư vật liệu, tiêu hao nhân công, đánh giá điều kiện/ chất lượng thi công
  • Quản lý tồn kho vật tư công trường, tự động xử lý số liệu, trừ tồn, cảnh báo sớm khi có nguy cơ vượt định mức vật tư
  • Kiểm soát tiến độ thi công theo thời gian thực. Cảnh báo các vấn đề thi công chậm
  • Báo cáo tài chính dự án, quản lý dòng tiền, thu chi trong dự án, tiến độ thanh toán – nghiệm thu và giải ngân công trình, quản lý công nợ & theo dõi chi phí dự án 

Để tư vấn Giải pháp quản lý dự án chuyên biệt dành cho doanh nghiệp thi công xây dựng, vui lòng liên hệ qua Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin vào Form dưới đây!

Đăng ký tư vấn

 

Leave a Reply