Zalo Youtube Phone

8 Xu hướng chuyển đổi số 2023: Doanh nghiệp xem xét để định hình và thích ứng

By 18 Tháng Một, 2023Tháng Hai 6th, 2023Business Hack, Kiến thức

2023 được các chuyên gia dự báo là năm các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều thách thức do tác động của lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng & khách hàng thay đổi hành vi tiêu dùng,… Trong giai đoạn kinh tế nhạy cảm, chuyển đổi số được xem là giải pháp sống còn giúp doanh nghiệp duy trì doanh thu và tăng lợi thế cạnh tranh. 

Lúc này, việc hiểu rõ về xu hướng số hóa đang và sẽ phát triển sắp tới là cơ sở để các nhà lãnh đạo hoạch định chiến lược & xây dựng lộ trình chuyển đổi số phù hợp với doanh nghiệp. FastWork đã tổng hợp 8 xu hướng chuyển đổi số năm 2023 theo nhận định của các Giám đốc công nghệ xuất sắc đạt giải CIO ORBIE, mời các CEO tham khảo ngay dưới đây. 

Tổng quan về xu hướng chuyển đổi số 2023

Chuyển đổi số được xem như sáng kiến thay đổi tổ chức nhằm giảm thiểu các mối đe dọa, tối đa hóa khả năng nắm bắt cơ hội, và tối ưu cách thức vận hành để tạo ra giá trị đột phá. Để không bị đào thải, doanh nghiệp cần xem việc áp dụng công nghệ như một phần cơ bản cốt lõi trong chiến lược phát triển dài hạn. 

Đặc biệt, trước làn sóng nhiều doanh nghiệp, Tập đoàn cắt giảm chi tiêu và sa thải nhân sự hàng loạt, khiến nhân viên lo sợ bị mất việc hoặc nghi ngờ về sự ổn định tài chính của doanh nghiệp. Áp lực đè nặng lên vai các CEO, đau đầu nhất là bài toán làm sao để xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững, phát triển đội ngũ nhân sự tin tưởng doanh nghiệp & làm việc linh hoạt, đến việc lựa chọn các giải pháp công nghệ phù hợp & ứng dụng chúng hiệu quả, tránh lãng phí. 

↪️ Chuyển đổi số không còn là câu chuyện vĩ mô được truyền thông thổi phồng, chuyển đổi số đã và đang chứng minh được lợi ích cụ thể mang lại cho doanh nghiệp. Để làm rõ hơn những tác động tích cực của chuyển đổi số lên doanh nghiệp SMEs, đội ngũ FastWork tổng hợp & biên soạn Ebook ”Báo cáo chuyển đổi số toàn câu & phân tích tích động của chuyển đổi kỹ thuật số lên SMEs” Mời doanh nghiệp tải Ebook tham khảo.

Theo statista.com, năm 2022, chi tiêu cho chuyển đổi số toàn cầu đạt 1,6 nghìn tỷ USD, và dự báo đạt 3,4 nghìn tỷ USD vào năm 2026. Ngay cả những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực chậm đầu tư vào công nghệ như xây dựng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục,… cũng đang dần ứng dụng các sáng kiến ​​chuyển đổi số tập trung vào tăng trưởng và khách hàng. 

Xem xét các xu hướng chuyển đổi số 2023 giúp doanh nghiệp định hình lại cách vận hành để thích ứng với những biến động, đồng thời xác định các ưu tiên số hóa để chuyển đổi thành công. Dưới đây là tổng hợp 8 xu hướng chuyển đổi số đang và sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm 2023. Chủ yếu tập trung vào việc phát triển công nghệ, dữ liệu, con người và tối ưu quy trình vận hành. Mời các CEO, CIO tham khảo.

8 xu hướng chuyển đổi số 2023

Chỉ 3/5 CEO mới được bổ nhiệm đáp ứng được kỳ vọng về hiệu suất trong 18 tháng đầu tiên làm việc, Gợi ý tìm đọc chuỗi 3 bài viết về CEO quản trị: Tư duy và cách quản lý của những nhà lãnh đạo đại tài

Xu hướng 1: Cộng tác trên Cloud, Mobile, Virtual

Các doanh nghiệp ngày càng ứng dụng nhiều hơn công nghệ đám mây – cloud, mobile, virtual để cắt giảm chi phí, cải thiện khả năng cộng tác & tăng năng suất làm việc.

Dave Smoley, Phó Chủ tịch thiết kế phần mềm tại Apple nhận định: “Điện toán đám mây Elastic Compute là xu hướng chuyển đổi số sẽ tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong năm 2023. Trong khi công nghệ Cloud đã phát triển và mở rộng quy mô thì nhiều ngành nghề và ngay cả Apple vẫn chưa tận dụng hết sức mạnh của nó”.

Bên cạnh đó, trước và sau đại dịch Covid, ứng dụng cộng tác từ xa và cộng tác ảo (Remote & Virtual Collaboration) cũng giúp nhân viên làm việc hiệu quả & thuận tiện hơn ”. Gartner dự đoán, đến năm 2024, tỷ lệ các cuộc họp trực tiếp sẽ giảm từ 60% xuống còn 25% do xu hướng làm việc từ xa và thay đổi nhân khẩu học của lực lượng lao động.

Với những lợi ích thiết thực công nghệ Cloud mang lại, cùng việc các nhà phát triển phần mềm không ngừng nâng cấp tính năng & tăng tính bảo mật dữ liệu là lý do nhiều CEO tin tưởng áp dụng để đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số.  

Xu hướng 2: Ứng dụng Low-Code Platforms

Low-Code platforms là nền tảng giúp người dùng không có nhiều kỹ năng, kiến thức về lập trình cũng có thể xây dựng, thử nghiệm & triển khai các ứng dụng phần mềm đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Nó cung cấp giao diện và công cụ kéo/ thả cho phép bạn tạo ra nhiều ứng dụng tùy chỉnh mà không cần viết mã. Từ đó giúp doanh nghiệp sáng tạo các giải pháp số hóa để thích ứng nhanh với những biến động, và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. 

Nền tảng low-code còn giúp các doanh nghiệp giảm thiểu thời gian, tiết kiệm chi phí phát triển, nâng cấp và cải thiện chất lượng ứng dụng. Những doanh nghiệp không có đội ngũ IT, ít ngân sách cũng đang bắt đầu sử dụng nền tảng này để tự động hóa các quy trình và bắt đầu chuyển đổi số. Tại Việt Nam, low-code platforms chỉ những nền tảng quản lý doanh nghiệp được cung cấp dưới dạng dịch vụ SaaS, thuê chung cloud. Doanh nghiệp chỉ cần trả một chi phí thấp để sở hữu một giải pháp quản lý tổng thể, và được hỗ trợ bảo trì hạ tầng miễn phí từ nhà cung cấp.

Ứng dụng Low-Code Platforms

John Rymer, chuyên viên phân tích & phát triển ứng dụng của Forrester nhận định: “Low-code platforms có thể thúc đẩy quá trình phát triển phần mềm nhanh hơn gấp 10 lần so với các quy trình truyền thống”. Thị trường phát triển low-code platforms toàn cầu dự kiến ​​tăng từ 7,84 tỷ USD năm 2019 lên 27,23 tỷ USD vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 28,8% “

Top 3 low-code platforms nổi bật trên thế giới, được dùng nhiều nhất hiện nay bao gồm: 

  • Microsoft PowerApps
  • Google AppSheet
  • Salesforce Platform

Tại Việt Nam, 3 low-code platforms nổi bật, bao gồm:

  • Misa amis
  • Base.vn
  • FastWork

↪️ Tham khảo nội dung Review chi tiết 3 nền tảng quản trị doanh nghiệp phổ biến hiện nay tại Việt Nam: Misa, Base và FastWork.

Xu hướng 3: Tăng cường an ninh mạng & AI

Milind Wagle – CIO của  Equinix cho rằng: “Xu hướng chuyển đổi số 2023 tiếp tục phát triển mạnh mẽ là tích hợp an ninh mạng và AI – trí tuệ nhân tạo. Đặc biệt khi công nghệ trở nên dễ tiếp cận và dân chủ hóa hơn, hai công nghệ này đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về dữ liệu, và cải thiện hiệu quả kinh doanh”. 

FastWork-Face-ID
FastWork FaceID là giải pháp chấm công di động tối ưu dành cho mọi doanh nghiệp

Meticulous Research dự báo, thị trường phát triển AI trong an ninh mạng toàn cầu sẽ đạt 46,3 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 23,6%. Một số nền tảng tích hợp AI vào hệ thống an toàn, an ninh mạng điển hình như: 

  • IBM QRadar
  • Cynet
  • Darktrace
  • FireEye

Để triển khai AI vào hệ thống an ninh mạng hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu, chọn cách tiếp cận hợp lý và có tiêu chí đánh giá rõ ràng. Đảm bảo có đủ nhân lực am hiểu về an ninh mạng và nắm rõ quy trình vận hành của doanh nghiệp. Tránh tình trạng bị quá tải và lúng túng khi xử lý các cảnh báo về lỗ hổng dữ liệu hay phần mềm độc hại.

Xu hướng 4: Chia sẻ dữ liệu realtime & Siêu tự động hóa (Hyper Automation)

Chia sẻ dữ liệu realtime & siêu tự động hóa sẽ là xu hướng chuyển đổi số lớn trong năm 2023. Là khi doanh nghiệp ứng dụng tích hợp các công nghệ tiên tiến như: trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning), tự động hóa quy trình bằng robot (RPA), phần mềm quản lý doanh nghiệp thông minh (iBPMS),… Nhằm tăng cường hỗ trợ con người và tự động hóa toàn bộ quy trình vận hành. 

Theo Deloitte, việc áp dụng các sáng kiến siêu tự động hóa giúp doanh nghiệp cải thiện 96% năng suất, tăng 93% hiệu quả hoạt động và tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn. 

xu hướng chia sẻ dữ liệu realtime & Siêu tự động hóa

Lisa Davis – CIO của Blue Shield chia sẻ: “Trong hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết của việc truy cập và chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực giữa khách hàng, nhà cung cấp và công ty bảo hiểm. Trong năm 2023, Blue Shield cũng sẽ tập trung nhiều hơn vào siêu tự động hóa – ứng dụng các giải pháp số hóa càng nhiều quy trình kinh doanh càng tốt để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng”. 

Vấn đề chia sẻ dữ liệu realtime và tự động hóa một phần đã được các doanh nghiệp Việt Nam chú tâm áp dụng trong các năm gần đây. Trong đó, CRM ứng dụng để quản lý hoạt động bán hàng thường được ưu tiên cao nhất. Tại sao lại vậy?

↪️ Tìm hiểu thêm: Lợi ích và danh sách gợi ý 8 phần mềm CRM+ phổ biến hiện nay

Xu hướng 5: Hybrid cloud

Hybrid Cloud – môi trường điện toán đám mây kết hợp giữa nền tảng Public Cloud và Private Cloud cũng là một trong những xu hướng chuyển đổi số 2023. Hybrid Cloud cho phép người dùng xây dựng các giải pháp tùy chỉnh linh hoạt và đáp ứng hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đó tăng tính bảo mật dữ liệu, cải thiện năng suất & tăng tốc độ kinh doanh tổng thể. Doanh nghiệp sử dụng hybrid cloud về cơ bản vẫn triển khai trên hạ tầng của nhà cung cấp dịch vụ, nhưng được tách thành một hệ thống cloud riêng, không dùng chung với các người dùng khác, và có thể yêu cầu bổ sung, customize tính năng tùy thích. 

FastWork là một trong các nhà cung cấp dịch vụ phần mềm quản lý doanh nghiệp theo mô hình Hybrid cloud.

Tuy nhiên, để ứng dụng hiệu quả hybrid cloud đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều chi phí ban đầu, và có bộ phận CNTT để vận hành và duy trì. 

Xu hướng 6: Mô hình XaaS (Everything as a Service) 

Xu hướng chuyển đổi số XaaS

XaaS là ​​một mô hình kinh doanh kết hợp cung cấp đa dạng phần cứng, phần mềm và dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Giải quyết hầu hết các bài toán quản trị doanh nghiệp như quản lý nhân sự, công việc, quản lý dự án, quản lý khách hàng,… Có 3 loại mô hình triển khai XaaS điển hình là phần mềm dạng dịch vụ (SaaS), nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS) và cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS).

↪️Tìm hiểu thêm: Mô hình SaaS là gì? Top 37 công ty và sản phẩm SaaS tốt nhất

Mô hình XaaS giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tối ưu quy trình vận hành và thích ứng nhanh khi thị trường thay đổi. Do vậy đây là xu hướng chuyển đổi số 2023 các CEO có thể ứng dụng để cải thiện năng suất & tạo ra nhiều giá trị đột phá cho doanh nghiệp. 

Xu hướng 7: Nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP) & hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM)

Từ cú click chuột đầu tiên của khách hàng trên các kênh truyền thông xã hội đến việc đặt hàng qua trang web, mỗi tương tác là một nguồn thông tin có giá trị cho doanh nghiệp. Song việc kiểm soát hàng trăm, hàng nghìn dữ liệu khách hàng là một nhiệm vụ khó khăn & quá sức khi doanh nghiệp không có công cụ quản lý hỗ trợ. 

Việc ứng dụng CDP, CRM trong kinh doanh trở thành xu hướng chuyển đổi số 2023 bởi những lợi ích thiết thực nó mang lại cho doanh nghiệp: 

  • Giúp hợp nhất tất cả dữ liệu khách hàng trên 1 nền tảng, cập nhật thông tin theo thời gian thực & bảo mật 
  • Dễ dàng tiếp thị đa kênh, thông điệp truyền tải được cá nhân hóa & nhanh chóng tới khách hàng 
  • Hỗ trợ quản lý vòng đời khách hàng, từ khâu tiếp cận, tương tác, chuyển đổi và chăm sóc khách hàng hiệu quả 
  • Nhà quản lý dễ dàng phân tích thông tin chuyên sâu – căn cứ để ra quyết định & lên chiến lược thúc đẩy chuyển đổi khách hàng tiềm năng. 

↪️ Tìm hiểu thêm: Sunrise Việt Nam quản lý khách hàng hiệu quả bằng FastWork CRM

Xu hướng 8: Phát triển nhà lãnh đạo số & tổ chức linh hoạt

Isaac Sacolick – CEO của StarCIO chia sẻ: “Xu hướng lớn nhất năm 2023 sẽ thuộc về các CIO, những người tiên phong phát triển phần mềm & lãnh đạo chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tối ưu mô hình kinh doanh, thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Đồng thời, CIO có thể giúp nhân viên dập tắt nỗi sợ bị sa thải trước tác động khủng hoảng kinh tế bằng cách động viên, trao quyền để họ sáng tạo, linh hoạt triển khai các giải pháp công nghệ mới gắn liền với mục tiêu và văn hóa của tổ chức”.  

Cùng với lãnh đạo số, phát triển kỹ năng số cho đội ngũ nhân sự cũng là nhiệm vụ quan trọng giúp doanh nghiệp thích nghi khi thị trường biến đổi & không bị tụt hậu trong cuộc đua chuyển đổi số. Xem thêm cách nâng cao kỹ năng số trong doanh nghiệp tại đây

Bắt đầu chuyển đổi số từ những ứng dụng thiết thực nhất

Điểm chung của 8 xu hướng chuyển đổi số 2023 chúng tôi vừa đề cập đều hướng tới việc ứng dụng & phát triển các giải pháp giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình vận hành, tăng hiệu suất nhân viên, cải thiện trải nghiệm khách hàng, và tăng tính chính xác, tức thời của dữ liệu.  

Song thực tế, để lựa chọn nền tảng chuyển đổi phù hợp, tối ưu được nguồn lực, công cụ đang có, và vận hành hiệu quả là thách thức lớn với nhiều doanh nghiệp. Khi đó, việc thiết lập lộ trình chuyển đổi số sẽ giúp CEO hiểu rõ về khả năng chuyển đổi, khoảng cách giữa thực tế và đích hướng tới, cũng như các vấn đề cần được ưu tiên giải quyết.

↪️ Đọc thêm Hướng dẫn xây dựng lộ trình chuyển đổi số & đưa vào triển khai từ con số 0

Doanh nghiệp nắm bắt những 8 xu hướng trên và đừng quên hãy bắt đầu chuyển đổi số cho doanh nghiệp từ những ứng dụng đơn giản, tác động sát sườn tới lợi ích của nhân sự trong công việc hàng ngày, có tính tương tác giữa các cấp như ứng dụng chấm công tính lương FastWork Timesheet hay các gói giải pháp quản trị nhân sự, công việc, khách hàng.

Nền tảng quản trị doanh nghiệp tổng thể FastWork

Hỗ trợ doanh nghiệp Xây dựng lộ trình chuyển đổi số từ cơ bản nhất, cung cấp các giải pháp chuyển đổi phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đa lĩnh vực, FastWork tự hào được hơn 3500 doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn,… Để nhận Tư vấn hoặc Trải nghiệm Miễn phí về Giải pháp Chuyển đổi số cho Doanh nghiệp SMEs quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0983-089-715 hoặc điền thông tin đăng ký vào Form bên dưới!  

Đăng ký dùng thử

Leave a Reply