Trong những năm qua, các công ty và sản phẩm của SaaS đã thay đổi cách thức vận hành trực tuyến của nhiều doanh nghiệp. Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều tận dụng sức mạnh từ mô hình SaaS để hỗ trợ quản lý các hoạt động hàng ngày.
Mục lục nội dung:
Mô hình SaaS là gì?
SaaS là từ viết tắt của Software as a Service (phần mềm dạng dịch vụ).
SaaS cùng với cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS) và nền tảng như một dịch vụ (PaaS), tạo thành ba trong số các nhánh chính của điện toán đám mây. Thuật ngữ này dùng để chỉ công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu trữ, quản lý và xử lý dữ liệu lớn thông qua một loạt các máy chủ từ xa được kết nối mạng. Do đó, không giống như các lĩnh vực khác bắt nguồn từ điện toán đám mây, SaaS giúp doanh nghiệp có thể truy cập phần mềm bằng trình duyệt web.
Nghĩa là, bạn có thể dễ dàng sử dụng một ứng dụng phần mềm, miễn là có internet. Những ứng dụng này được gọi là sản phẩm SaaS được các doanh nghiệp SaaS phát triển và đưa ra thị trường để người tiêu dùng sử dụng. Người dùng truy cập chúng bằng cách đăng ký với nhà cung cấp phần mềm và trả phí.
Lợi ích của SaaS
Mô hình SaaS cung cấp nhiều lợi ích cho cả nhà cung cấp và người tiêu dùng.
Đối với các công ty SaaS
Với các công ty phát triển và lưu trữ SaaS, khoản đầu tư của họ mang lại 4 lợi ích chính góp phần tạo nên thành công trong ngành.
- Đối tượng tiếp cận rộng: SaaS tương thích với các nền tảng sử dụng trình duyệt hiện đại. Các nền tảng này bao gồm Android, iOS, Windows, MacOS, Linux và X. Do đó, nhà cung cấp SaaS thu hút nhiều đối tượng khách hàng vì các dịch vụ của họ có thể dễ dàng truy cập.
- Hạn chế vi phạm bản quyền phần mềm: SaaS có xu hướng an toàn hơn những phần mềm truyền thống được cài đặt trên máy tính.
- Tạo ra một sản phẩm đáng tin cậy hơn: Sản phẩm an toàn, khách hàng cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ thông tin cá nhân của họ bằng phần mềm dựa trên đám mây.
- Đáng tin cậy: SaaS được áp dụng ngày càng nhiều, các nhà đầu tư sẽ bơm thêm tiền vào nó để thúc đẩy sự tăng trưởng. Khi các nền tảng đám mây tiếp tục được cải tiến, nó sẽ trở nên đáng tin cậy hơn.
Văn hóa dữ liệu trang bị cho mọi cá nhân trong một tổ chức cách tư duy theo hướng dữ liệu để giải quyết những trở ngại và thách thức kinh doanh khó khăn nhất. Tại sao Văn hóa dữ liệu (Data Culture) lại quan trọng? Như thế nào là văn hóa dữ liệu tốt? Làm thế nào để cải thiện văn hóa dữ liệu (Data Culture)?
Đối với khách hàng của SaaS
- Khả năng truy cập: Vì tất cả những gì bạn cần là kết nối internet để sử dụng các dịch vụ của SaaS. Nên bạn có thể truy cập bất kỳ lúc nào, từ bất kỳ thiết bị nào mà không cần phải tải phần mềm.
- Nâng cấp: Người dùng SaaS có quyền truy cập ngay lập tức vào các bản nâng cấp phần mềm và sửa lỗi trong quá trình sử dụng. Khi nhà phát triển nâng cấp phần mềm trên máy chủ.
- Khả năng chi trả: Các công ty SaaS cung cấp dịch vụ theo nhu cầu đăng ký của khách hàng. Thông thường, sẽ có gói tùy chọn đăng ký hàng tháng và hàng năm. Thay vì phải trả một số tiền đáng kể cùng một lúc để truy cập dịch vụ như các phần mềm truyền thống.
Hiểu mô hình kinh doanh SaaS
Trước khi tìm hiểu danh sách các công ty SaaS hàng đầu, việc hiểu rõ mô hình kinh doanh SaaS là rất quan trọng.
Nó mô tả các giai đoạn mà một doanh nghiệp phải trải qua trong suốt vòng đời, từ khi đối mặt với những thách thức kinh doanh đến mở rộng quy mô nhanh chóng và thành công. Điều này giúp bạn hiểu lý do tại sao một số doanh nghiệp lại xuất hiện trong danh sách, mặc dù họ không thành công như những doanh nghiệp khác.
Để xác định danh sách này, chúng tôi xem xét không chỉ dựa vào thành tựu của các công ty SaaS, mà còn cả những gì họ dự kiến sẽ đạt được. Cụ thể, chúng ta hãy tìm hiểu về ba giai đoạn mà mọi mô hình kinh doanh SaaS đều trải qua:
- Startup: Đây là giai đoạn mà các công ty SaaS đang bắt đầu tiến hành mọi thứ. Bao gồm việc lập kế hoạch, phát triển sản phẩm và tất cả các giai đoạn khác để ra mắt.
- Tăng trưởng: Khi một công ty đã tham gia vào thị trường và không thất bại, nó sẽ tăng trưởng nhờ khách hàng mua phần mềm. Tùy thuộc vào lượng khách hàng thu hút được, công ty sẽ phải mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình sao cho phù hợp.
- Tính ổn định: Khi các doanh nghiệp SaaS quen với cách hoạt động cũng như nhu cầu của khách hàng, điểm ổn định sẽ đến. Đây là khoảng thời gian mà doanh nghiệp bắt đầu thu về một khoản lợi nhuận đáng kể. Trong khi vẫn có cơ sở hạ tầng phần mềm đủ để xử lý khối lượng khách hàng của doanh nghiệp.
37 Công ty SaaS & sản phẩm SaaS tốt nhất
Sau khi tìm hiểu về mô hình SaaS, chúng tôi giới thiệu đến bạn một số ví dụ về các công ty và sản phẩm SaaS nổi bật dưới đây (tham khảo từ nguồn Joshfechter.com)
Ngày nay, Google là thương hiệu phổ biến và quen thuộc trên thị trường được nhiều người biết đến. Các nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin đã tiên phong trong việc mở rộng và phát triển 137 sản phẩm SaaS cho công ty. Bao gồm phần mềm phân tích, tạo tài liệu và quảng cáo trực tuyến.
- FutureFuel
FutureFuel là công ty giải quyết nhu cầu trả nợ sinh viên với cam kết chống lại nợ nần. Họ có một nền tảng kỹ thuật số giúp quản lý các khoản thanh toán dễ dàng hơn. Mặc dù mới ra mắt gần đây, nhưng nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Laurel Taylor kỳ vọng rằng, công ty sẽ xóa được khoản nợ 30 tỷ USD cho sinh viên ở Mỹ vào năm 2021.
- Microsoft
Với hơn 40 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ, Microsoft vẫn là công ty có tên tuổi và được cả thế giới biết đến. Ngoài Microsoft Azure, sản phẩm cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS), công ty còn có một loạt sản phẩm dựa trên đám mây có sự kết hợp hoạt động của các doanh nghiệp.
- Squibler (B2C)
Squibler là một ứng dụng phần mềm hiện đại cho phép người viết sản xuất nội dung nhanh hơn so với những gì họ đã làm trước đây. Kể từ khi ra mắt, công ty đã có mức tăng trưởng ổn định và được khách hàng đánh giá cao. Sản phẩm SaaS của họ hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm tới.
- Slack (B2B, B2C)
Trong nhiều năm, Slack là chất keo gắn kết các đội nhóm khi họ giao tiếp trong không gian kỹ thuật số. Sản phẩm SaaS là nền tảng giúp doanh nghiệp dễ dàng chia sẻ thông tin trong mạng lưới nguồn nhân lực. Kể từ khi ra mắt, nhiều doanh nghiệp không thể tưởng tượng sẽ hoạt động thế nào khi không có nó hỗ trợ. Gợi ý tìm hiểu thêm nền tảng cộng tác, giao việc của Việt Nam phù hợp với nhóm và SMEs.
- Boastcapital (B2B)
Boastcapital là một phần mềm tự động hóa SaaS tính thuế hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Khi đủ điều kiện, nền tảng và thuật toán của họ sẽ ghi lại và quản lý số tiền bạn chi cho các dự án R&D. Các giải pháp SaaS của Boastcapital tăng khả năng phục hồi cho hoạt động R&D và giảm rủi ro kiểm toán.
- Zoom (B2B)
Zoom là công ty hàng đầu trong lĩnh vực phát triển phần mềm dựa trên đám mây. Doanh nghiệp này đã đóng góp vào thị trường ngách bằng cách phát hành một trong những công cụ truyền thông video phổ biến và được đón nhận nhiều nhất ngày nay. Zoom kết nối các chuyên gia thông qua việc tạo các hội nghị âm thanh và video, hội thảo và các hoạt động cộng tác khác.
- Lumen5 (B2B, B2C)
Lumen5 là một dịch vụ dựa trên đám mây khác được ra mắt cách đây vài năm. Nó bao gồm một trình tạo video trực tuyến có thể chuyển đổi văn bản thành các slide video trong vòng chưa đầy một phút. Sản phẩm SaaS của họ đã có sự tăng trưởng đáng kể trong thời gian ngắn ngay sau khi phát hành.
- Zendesk (B2B, B2C)
Zendesk là một công ty SaaS có trụ sở tại California giúp kết nối các doanh nghiệp với khách hàng của họ trên nhiều kênh. Chúng giúp cải thiện việc quản lý mối quan hệ với khách hàng trong việc cung cấp thông tin liên lạc liền mạch giữa các bên.
- Shopify (B2B, B2C)
Với hơn 1 triệu doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, Shopify là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới. Nền tảng này giúp các doanh nghiệp có thể phát triển các cửa hàng trực tuyến của họ. Khi nền tảng thương mại điện tử tiếp tục chứng kiến sự phát triển vượt bậc, Shopify đã sớm vượt qua các đối thủ và trở thành nền tảng mua sắm lớn nhất hiện nay.
- DropBox (B2B, B2C)
DropBox là một dịch vụ tập tin thông qua công nghệ điện toán đám mây. Đây là một trong những công cụ phổ biến nhất để lưu trữ tài liệu kinh doanh cũng như thông tin cá nhân.
- Drips (B2B)
Drips là một doanh nghiệp SaaS đã cách mạng hóa cách các doanh nghiệp tiếp cận tiếp thị đối thoại. AI là một công cụ giúp tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn mà bạn không cần phải chi một số tiền quá lớn cho nó.
- Wix (B2B, B2C)
Wix là một trình xây dựng trang web đạt được sức hút đáng kể sau vài năm có mặt trên thị trường. Quảng cáo chiến lược cùng với các sáng kiến tiếp thị vững chắc đã đưa nền tảng này trở thành một trong những công cụ tạo trang web được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian gần đây.
- MaintainX (B2B, B2C)
MaintainX là một nền tảng SaaS giúp các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp cải thiện hoạt động tuyến đầu của họ và cải thiện giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm. Do đó, nó tác động tích cực đến trải nghiệm của khách hàng khi họ tương tác với nhân viên.
- Teem (B2B)
Tương tự như MaintainX , Teem là một sản phẩm SaaS có chức năng chính là xây dựng một môi trường làm việc tốt hơn. Nó cho phép các thành viên trong nhóm đặt lịch và quản lý các cuộc họp dễ dàng hơn. Điều này giúp các công ty tránh được tình trạng hỗn loạn khi mọi thứ không được sắp xếp đúng quy trình.
- Adobe (B2B, B2C)
Là một cái tên quen thuộc, Adobe là chủ sở hữu của hơn 50 công cụ phần mềm điện toán đám mây. Những công cụ này phục vụ nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm in ấn, tiếp thị, xuất bản và phương tiện kỹ thuật số. Adobe vẫn là một trong những công ty SaaS mạnh nhất trên thế giới.
- Square (B2B)
Square là gói dịch vụ SaaS cung cấp một số công cụ cho các doanh nghiệp điều hành cửa hàng trực tuyến. Các dịch vụ bao gồm từ bảng lương, bán lẻ, thẻ ghi nợ và hóa đơn. Square giúp các doanh nghiệp thiết lập và quản lý cửa hàng trực tuyến của họ theo cách tốt nhất có thể.
- Fresh Service (B2B)
Fresh Service là một nền tảng giúp đơn giản hóa các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp bằng cách sử dụng sức mạnh của công nghệ thông tin. Fresh Service dễ sử dụng và giúp doanh nghiệp quản lý tài sản, quản lý phát hành và quản lý sự cố đơn giản hơn.
- Ring Central (B2B)
Ring Central là một gói dịch vụ đám mây đa năng dành cho cả doanh nghiệp nhỏ và lớn. Các dịch vụ của họ tích hợp hội nghị truyền hình, nhắn tin nhóm và các trình hỗ trợ làm việc khác, nhằm cải thiện hiệu quả giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm.
- Salesforce (B2B, B2C)
Salesforce là nhà cung cấp dịch vụ đứng đầu lĩnh vực điện toán đám mây trong vài năm qua. Sản phẩm SaaS của họ giúp liên kết các phòng ban trong tổ chức và cung cấp tầm nhìn đồng bộ về khách hàng và cách họ tương tác với công ty.
- KnowBe4
KnowBe4 không giống bất kỳ sản phẩm khác đã đề cập trên đây. Trong khi những sản phẩm khác có xu hướng tập trung vào các dịch vụ thương mại, KnowBe4 là một sản phẩm SaaS bảo mật nhằm giáo dục người dùng về các vấn đề an ninh mạng. Giúp người dùng có thể phát hiện chúng nhanh hơn, bảo vệ tính toàn vẹn và chức năng hoạt động của doanh nghiệp.
- Service Now (B2B)
Service Now là một trong những sản phẩm và dịch vụ ứng dụng SaaS hàng đầu khi đề cập đến sự đổi mới tại nơi làm việc. Nó cung cấp một sản phẩm số hóa quy trình làm việc trong công ty, giúp cho việc vận hành các quy trình hoạt động hàng ngày trở nên trơn tru hơn.
- Workday (B2B)
Workday là một công ty phát triển phần mềm giúp các doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình quản lý và cải thiện quy trình làm việc. Sản phẩm cho phép người dùng thực hành quản lý nhân sự, quản lý dự án, lập kế hoạch tài chính và chiến lược, tất cả trên một nền tảng duy nhất.
- Hubspot (B2B)
Hubspot là một công ty SaaS nổi tiếng chuyên phát triển các công cụ inbound marketing giúp người dùng tiếp thị truyền thông xã hội, SEO và quản lý nội dung. Thương hiệu này đã phát triển vượt bậc kể từ lần đầu tiên được tung ra thị trường. Hiện tai, Hubspot tự định vị là một trong những cơ quan hàng đầu về tiếp thị kỹ thuật số.
- Amazon Web Services (B2B, B2C)
Amazon Web Services là một công ty con của Amazon, phát triển các dịch vụ đám mây cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Công ty có một loạt các sản phẩm đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau, bao gồm phân tích, blockchain, tương tác với khách hàng và thậm chí cả các công nghệ ảo nhập vai được xây dựng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của bạn.
- MailChimp (B2B)
MailChimp đã phát triển một nền tảng SaaS giúp doanh nghiệp cải thiện các nỗ lực tiếp thị của họ. Được xây dựng trên cơ sở hạ tầng đám mây vững chắc, nó cho phép doanh nghiệp xác định và hiểu rõ nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu. Từ đó phát triển các sáng kiến tiếp thị và quảng cáo phù hợp. MailChimp cạnh tranh với các công ty như Klaviyo và Constant Contact.
- Jamf (B2B)
Đối với các công ty sử dụng sản phẩm của Apple, Jamf cho phép bạn cung cấp năng lượng cho doanh nghiệp của mình bằng phần mềm của Apple. Điều này thật tiện lợi vì phần mềm của Apple nổi tiếng là có khả năng chống lại các cuộc tấn công mạng. Do đó, các tổ chức xử lý dữ liệu khách hàng nhạy cảm có thể bảo vệ tài nguyên của họ bằng cách sử dụng nền tảng Jamf.
- Veeva (B2B)
Hướng đến lĩnh vực khoa học đời sống và dược phẩm, Veeva cung cấp các ứng dụng SaaS trao quyền cho các doanh nghiệp, hỗ trợ để hợp lý hóa việc tiếp thị sản phẩm trong ngành của họ.
- Proofpoint (B2B, B2C)
Proofpoint phát triển các dịch vụ SaaS nhằm bảo vệ doanh nghiệp của bạn trước các mối đe dọa an ninh mạng. Các sản phẩm phần mềm của họ bao gồm đào tạo nâng cao nhận thức về bảo mật, bảo mật ứng dụng đám mây, lưu trữ và tuân thủ, cũng như bảo vệ rủi ro kỹ thuật số.
- Oracle Netsuite (B2B)
Oracle Netsuite tạo ra phần mềm giúp doanh nghiệp phát triển thành công các dự án kinh doanh. Sản phẩm của họ bao gồm thương mại đa kênh, tiếp thị qua email, quản lý nguồn nhân lực và quản lý tài chính. Họ cung cấp các sản phẩm dịch vụ đám mây đầy đủ giúp quản lý doanh nghiệp của bạn dễ dàng hơn.
- Atlassian (B2B)
Atlassian giúp các doanh nghiệp có thể truy cập vào phần mềm họ cần để quản lý đội nhóm và phát huy hết tiềm năng của họ. Với vô số sản phẩm hỗ trợ lập kế hoạch, giao tiếp và bảo mật, Atlassian cung cấp một gói trang bị cho các doanh nghiệp những gì họ cần để thành công.
- Concur (B2B)
Ẩn mình trong phân khúc du lịch và quản lý tài chính, Concur giúp các doanh nghiệp lập kế hoạch, tổ chức và quản lý mọi chi phí phải gánh chịu do du lịch dễ dàng hơn. Nền tảng này cũng cho phép bạn tích hợp với phần mềm khác để tạo ra một gói tùy chỉnh đầy đủ.
- Splunk (B2B)
Splunk dẫn đầu trong các giải pháp dữ liệu kể từ khi được thành lập vào năm 2003. Công ty có gói SaaS cung cấp cho người dùng dữ liệu thời gian thực về khách hàng tương ứng của họ. Điều này giúp doanh nghiệp có đủ thông tin để đưa ra các quyết định chiến lược nhằm cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
- Elastic NV (B2B, B2C)
Elastic NV là công ty SaaS kết hợp các giải pháp dữ liệu với các dịch vụ bảo mật, trang bị cho doanh nghiệp nguồn lực để xây dựng thương hiệu trực tuyến. Công ty sở hữu các công cụ như Elasticsearch, Logstash, Kibana và Beats, tất cả cho phép người dùng phân tích dữ liệu để có được thông tin thị trường quan trọng.
- Twilio (B2B)
Twilio cung cấp SaaS tiếp thị nội dung trọn gói cho các doanh nghiệp muốn xây dựng mối quan hệ với khách hàng của họ. Phần mềm kết nối khách hàng trên nhiều kênh, bao gồm cả Whatsapp, để thống nhất trải nghiệm khách hàng và cải thiện việc hỗ trợ khách hàng cho doanh nghiệp.
- Pluralsight (B2B, B2C)
Pluralsight phát triển và tạo ra sản phẩm kỹ thuật số giúp các thành viên trong nhóm chuẩn bị cho thế giới kỹ thuật số. Cụ thể, họ cung cấp một loạt các khóa học về phát triển phần mềm, bảo mật không gian mạng, cũng như chứng chỉ CNTT để nhóm của bạn phát triển vượt trội, hiểu rõ mọi thứ về phần mềm.
- Piesync (B2B, B2C)
PieSync có gói SaaS giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian nhập liệu. Phần mềm cho phép bạn đồng bộ hóa dữ liệu trên tất cả các thiết bị và nền tảng của doanh nghiệp. Điều này giúp công ty có thể ghi lại, lưu trữ và xử lý dữ liệu mới, khi được đăng ký trên mọi thiết bị, từ đó thúc đẩy các quy trình hoạt động và quản lý liền mạch.
Tra cứu 150 công cụ quản lý và cộng tác từ xa: Danh sách duy nhất bạn cần
Số hóa doanh nghiệp của bạn với mô hình SaaS
Tất cả các công ty và sản phẩm SaaS được liệt kê trên đây có thể giúp bạn phát triển doanh nghiệp dễ dàng hơn. Cho dù đó là bảo mật dữ liệu, quản lý tài chính, quản lý tiếp thị hoặc một số hình thức đồng bộ hóa thông tin khác, các mô hình SaaS này đều mang lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp của bạn.
Hãy xem xét và đánh giá các bộ phận trong doanh nghiệp, sau đó tìm gói SaaS liên quan phù hợp để biến điều đó thành hiện thực. Đây chính là thời điểm tốt nhất để phát triển doanh nghiệp và thương hiệu của bạn với mô hình SaaS.
Tiên phong trong việc phát triển và phân phối các dịch vụ SaaS, FastWork cung cấp nhiều giải pháp phần mềm giúp các doanh nghiệp vận hành tốt hơn, tiến tới chuyển đổi số thành công. Nền tảng Quản trị & điều hành doanh nghiệp FastWork.vn, bao gồm 4 phân hệ chính:
- FastWork OFFICE+ (Phân hệ Quản trị nội bộ & văn phòng): Giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường văn phòng không giấy tờ, số hóa 100% các nghiệp vụ hành chính nội bộ, tổ chức thông tin.
- FastWork WORK+ (Phân hệ Quản trị công việc & hiệu suất): Số hóa quản lý mọi công việc, dự án và tự động hóa các quy trình phòng ban. Thay thế các phương thức thủ công (Email, Zalo, Facebook, Skype,…).
- FastWork CRM+ (Phân hệ Quản trị bán hàng & khách hàng): Hỗ trợ công việc của Telesale, Marketing, CSKH. Góp phần tăng trưởng khách hàng tiềm năng, doanh thu và nâng cao chất lượng dịch vụ.
- FastWork HRM+ (Phân hệ Quản trị nhân sự): Giúp quản trị nhân sự toàn diện từ: chấm công, tính lương, cấp phát trang thiết bị nhân sự đến quản lý tuyển dụng, số hóa hồ sơ & đánh giá năng lực nhân sự bằng KPI.
Để nhận tư vấn phần mềm miễn phí hoặc DEMO 1-1 từ chuyên gia FastWork, vui lòng liên hệ Hotline 0983-089-715 hoặc điền thông tin vào Form đăng ký bên dưới!