Top 9 xu hướng ngành Xây dựng trong năm 2023: Dự báo có nhiều khởi sắc

By 16 Tháng Một, 2023Tháng Hai 6th, 2023Business Hack, Kiến thức

Theo McKinsey, xây dựng là ngành công nghiệp lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 13% GDP toàn cầu, nhưng cũng ngành có tốc độ phát triển chậm nhất. Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, năm 2023 dự báo ngành xây dựng sẽ có nhiều khởi sắc hơn. 

Song tình trạng giá vật liệu tăng cao, thiếu lao động vẫn tiếp tục tạo áp lực buộc các CEO phải tìm kiếm giải pháp đổi mới cách vận hành để tối ưu chi phí & nguồn lực. Lúc này, ứng dụng công nghệ là một trong những xu hướng ngành xây dựng 2023 giúp doanh nghiệp tăng khả năng thắng thầu dự án, và cải thiện tỷ suất lợi nhuận. Cùng FastWork tìm hiểu chi tiết về 9 xu hướng phát triển ngành xây dựng dưới đây để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong những năm tới. 

xu hướng ngành xây dựng 2023

1. Thiết bị bảo hộ thông minh

Đại dịch COVID-19 đã gây nhiều thiệt hại đến ngành xây dựng. Các dự án phải tốn thêm nhiều chi phí, thời gian để hoàn thành, và quy trình kiểm soát an toàn trên công trường thì được siết chặt hơn. Ngay lập tức, các nhà thầu xây dựng đã nhanh chóng đưa các thiết bị bảo hộ tích hợp công nghệ hiện đại vào sử dụng nhằm cảnh báo sớm và loại bỏ kịp thời rủi ro cho người lao động trong quá trình thi công. Sử dụng các thiết bị bảo hộ tích hợp công nghệ hiện đại giúp cảnh báo và loại bỏ kịp thời rủi ro cho người lao động trong quá trình thi công. 

Sau đó, các thiết bị bảo hộ thông minh tiếp tục trở thành xu hướng ngành xây dựng 2023. Các thiết bị bảo hộ thông minh nổi bật bao gồm: 

  • Giày, mũ và áo bảo hộ lao động thông minh, có kết nối bluetooth, wifi giúp cảnh báo khi té ngã hoặc có vật thể lại gần   
  • Robot hỗ trợ dựng giàn giáo, xếp gạch, di chuyển vật liệu nặng
  • Tai nghe giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn.
thiết bị bảo hộ - xu hướng ngành xây dựng 2023

Ngoài ra, mô hình thông tin (BIM) sử dụng phần mềm mô hình 3D tiếp tục được nhiều nhà thầu dùng để giảm rủi ro vận chuyển vật liệu, cảm biến môi trường tại các địa điểm xây dựng, và đưa ra cảnh báo sơ tán công nhân, di chuyển thiết bị khi gặp sự cố khẩn cấp hoặc thiên tai.

Lượng tìm kiếm “thiết bị an toàn xây dựng” ngày càng tăng trong 5 năm qua

↪️ Tải 4 bộ tài liệu BIM miễn phí: Đào tạo bồi dưỡng kiến thức áp dụng BIM (từ Bộ Xây dựng) gồm Tổng quan về mô hình thông tin công trình; Môi trường, nền tảng và các công cụ BIM; Tiêu chuẩn, hướng dẫn và triển khai BIM cho dự án; Kiến thức, kỹ năng áp dụng BIM

2. Tăng cường hiệu quả trong ứng dụng công nghệ 

Đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả và tăng năng suất làm việc là xu hướng ngành xây dựng sẽ phổ biến & phát triển mạnh mẽ trong năm 2023. Dưới đây là 3 loại công nghệ mà các nhà quản lý dự án xây dựng cần lưu tâm. 

  • Hợp đồng thông minh: Là giao thức có khả năng tự động thực hiện các điều khoản, thỏa thuận, và theo dõi hoạt động mua bán, thanh toán vật tư,… nhờ vào blockchain. Công nghệ này giúp cải thiện khả năng kết nối, cho phép tất cả các bên liên quan tiếp cận thông tin nhanh chóng, chính xác hơn. Đồng thời tăng tính bảo mật dữ liệu, giúp ban quản lý dễ dàng kiểm soát dự án & theo dõi chuỗi cung ứng tự động.
  • Máy bay không người lái: Sử dụng máy bay không người lái tiếp tục là xu hướng phát triển nhanh nhất trong ngành xây dựng. Chúng hỗ trợ khảo sát địa điểm thi công, di chuyển vật liệu, giám sát tiến độ dự án, giám sát nhân công,… Phần mềm máy bay không người lái cung cấp dữ liệu realtime, hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định nhanh hơn để hợp lý hóa toàn bộ quy trình xây dựng. Tuy nhiên ở Việt Nam, đây vẫn còn là một công nghệ mới mẻ và chưa được áp dụng thực tiễn.

Mời doanh nghiệp Xây dựng trải nghiệm miễn phí App quản lý dự án thi công: Quản lý tiến độ thi công, vật tư công trình & tài chính dự án được PC1, STRACO, CONSTREXIM… triển khai

Xu hướng tìm kiếm máy bay không người lái
Xu hướng tìm kiếm máy bay không người lái đã tăng 261% trong thập kỷ qua
  • Tương tác thực tế ảo – Augmented Reality: Doanh nghiệp xây dựng, bất động sản ứng dụng công nghệ AR để trực quan hóa sản phẩm dự án, từ đó tăng trải nghiệm khách hàng. Ngoài ra, việc tích hợp video 360 độ và công nghệ thiết bị đeo AR còn hỗ trợ: Mô phỏng nhanh chóng thay đổi kết cấu và kiến trúc công trình; Đo lường tự động các tòa nhà; Đo đạc, tu sửa, lắp đặt nội thất,…

AR ứng dụng trong thiết kế nội thất sẽ giúp các bản vẽ 3D chi tiết được trực quan hóa dưới dạng không gian ảo 3D. Khách hàng có thể đi lại, tương tác với dự án, trải nghiệm căn phòng, thay đổi nội thất v.v… 

  • Mô hình thông tin xây dựng – BIM: là công nghệ tạo lập và quản lý những đặc trưng kỹ thuật số nhằm tối ưu hóa khâu thiết kế, thi công & vận hành công trình. So với bản vẽ 2D, 3D đơn thuần, BIM giúp các kỹ sư tạo mẫu công trình ảo sát thực với đầy đủ thành phần, thông tin vật tư. Đồng thời xác định vị trí, số model, thông số vận hành thích hợp để sửa chữa hoặc thay thế khi thi công lỗi. 

Theo nghiên cứu của CIFE, BIM giúp các doanh nghiệp giảm đến 80% thời gian lập kế hoạch dự án, tiết kiệm 10% chi phí, và giảm 40% các yêu cầu thay đổi. 6 giải pháp phần mềm BIM hàng đầu hiện nay bao gồm: 

  • Autodesk BIM 360
  • Trimble Connect 
  • Archicad
  • Navisworks
  • Revit
  • BIMx
Xu hướng xây dựng - tìm kiếm BIM
Xu hướng tìm kiếm BIM đã tăng 217% trong 10 năm qua

3. Nhu cầu lao động tăng cao

Sự gia tăng về nhu cầu sử dụng lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao tiếp tục là xu hướng ngành xây dựng 2023. Năm 2022, tình trạng thiếu hụt lao động trong ngành xây dựng toàn cầu đã đạt đến “mức khủng hoảng”. Theo khảo sát của tổ chức AGC, 89% công ty xây dựng gặp khó khăn trong việc tuyển dụng, và 61% doanh nghiệp chậm trễ nhiều dự án do thiếu lao động. 

Trong thời gian tới, các doanh nghiệp xây dựng cần nhiều nhân sự chất lượng cao để quản lý, thử nghiệm & phát triển các công nghệ mới. Tuyển dụng nhân sự nữ giữ các vị trí cấp cao và thu hút lao động Gen Z cũng được nhiều công ty chú trọng.  

↪️ Sớm tích lũy các kinh nghiệm quản lý dự án xây dựng sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế trong thị trường lao động đầy cạnh tranh. Đọc thêm: Những kinh nghiệm quản lý dự án cần tích lũy để thăng tiến sự nghiệp.

4. Tăng chi phí vật liệu 

Nhiều chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung, và áp lực vì tình trạng “bão” giá vật liệu xây dựng. Hơn 90% các nhà thầu trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vật liệu. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Viện Chiến lược & Phát triển Giao thông vận tải, từ quý 4/2020 đến quý 1/2022, các loại nhiên vật liệu có biến động giá lớn nhất bao gồm: đất, đá, nhựa đường, xi măng, sắt thép, xăng dầu.  

Ứng dụng công nghệ như máy bay không người lái, AR, BIM, và các vật liệu sáng tạo như Graphene 3D, bê tông tự phục hồi, nhôm trong suốt, pin mặt trời vô hình,… có thể giúp doanh nghiệp giảm áp lực chi phí & duy trì tiến độ dự án. 

5. Công trình xanh

công trình xanh - xu hướng ngành xây dựng 2023

Công trình xanh là xu hướng thiết kế nhà ở và phong cách sống dẫn đầu hiện nay. Công trình xanh liên quan đến việc xây dựng các tòa nhà tiết kiệm năng lượng & tài nguyên, giảm chất thải ra môi trường, đặc biệt đề cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Theo tính toán, các công trình xanh giúp chủ đầu tư tiết kiệm từ 20-40% chi phí vận hành/ tháng nhờ vào thiết kế thông minh. 

Nắm bắt xu hướng này, các chủ đầu tư có thể tăng cường cải tiến công nghệ, phát triển công trình xanh để mang lại lợi ích bền vững cho bản thân doanh nghiệp và cộng đồng. 

6. Xây dựng mô-đun và Xây dựng ngoại vi

Xây dựng mô-đun và nhà ở lắp ghép sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2023. Xây dựng theo mô-đun là quá trình trong đó toàn bộ hạng mục công trình, bao gồm các thành phần dự án, vật liệu, thiết bị,… được xây dựng sẵn, sau đó vận chuyển đến địa điểm cuối cùng để lắp ráp. 

xu hướng xây dựng mô-đun

Thị trường xây dựng mô-đun toàn cầu có trị giá khoảng 82,3 tỷ USD trong năm 2020, và dự kiến ​​sẽ tăng lên 108,8 tỷ USD vào năm 2025. Do nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư công nghệ, và tình trạng thiếu lao động lành nghề & cắt giảm chi phí. So với xây dựng truyền thống, xây dựng mô-đun giúp các nhà thầu cắt giảm đáng kể thời gian, chi phí, và nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư.

Xây dựng mô-đun hay xây dựng ngoại vi thường được chọn trong xây dựng các không gian cao cấp hoặc trường hợp các dự án có thời gian thi công gấp rút. Xu hướng này cũng đang được áp dụng nhiều tại một số công trình tại Việt Nam. 

7. Thành phố thông minh – Smart City

Thành phố thông minh – thành phố về cơ bản được tích hợp hoàn toàn với Internet vạn vật (IoT) cũng sẽ là xu hướng ngành xây dựng 2023. Smart City bao gồm các hệ thống bãi đậu xe thông minh, quản lý giao thông thông minh, giám sát anh ninh & cảm biến cảnh báo khi có thiên tai,… 

Một số siêu dự án Smart City được triển khai thành công như: Thành phố Masdar thuộc các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, khu Thương mại Quốc tế Songdo ở Hàn Quốc, Hudson Yards ở New York, và Hành lang nối liền Delhi-Mumbai ở Ấn Độ. 

Các tìm kiếm về “thành phố thông minh” đã tăng 106% trong 10 năm qua

IDC dự đoán, chi phí đầu tư vào các thành phố thông minh toàn cầu sẽ tăng lên 203 tỷ USD vào năm 2024. Bằng cách áp dụng các phương pháp mới, sử dụng công nghệ mới và đầu tư vào các dự án mới, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro trước biến động thị trường, giành được nhiều hợp đồng hơn & cải thiện lợi nhuận. Tại Việt Nam, smart city cũng đặc biệt được Nhà nước đầu tư với 54/63 tỉnh, T.p trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai Smart city.

8. Công nghệ in 3D

Thị trường in 3D xây dựng đang trong giai đoạn phát triển đáng kinh ngạc, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm – CAGR dự kiến đạt 100,7% từ 2022 đến 2030. In 3D tạo ra nhiều loại vật liệu như bê tông, geopolyme, sợi, cát, các vật liệu có thể phân hủy sinh học như bùn, đất, rơm,… Thậm chí, hệ thống ống nước, thiết bị điện cũng được tích hợp vào tòa nhà thông qua in 3D. 

Ứng dụng công nghệ in 3D giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian thi công, tạo ra các cấu kiện chắc chắn, và cắt giảm lao động kỹ thuật do khả năng tự động và robot hóa. 

9. Phần mềm quản lý dự án

Phần mềm quản lý dự án xây dựng toàn diện là công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh, tạo ra nhiều giá trị kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động. 

Ví dụ, nhờ ứng dụng phần mềm quản lý dự án xây dựng chuyên sâu – FastCons Công ty Xây Dựng Quê Hương đã có thể quản lý dự án tập trung, hiệu quả, kết nối realtime văn phòng & công trường.

Anh Huỳnh Thái Lel – Giám đốc Công ty chia sẻ: “Trước đây tôi chỉ quản lý dự án một cách đơn giản thủ công qua Excel, Email. Việc áp dụng FastCons đưa toàn bộ dự án lên quản lý online giúp tôi chủ động trong việc kiểm soát tiến độ dự án mà không phải đợi tổng hợp báo cáo từ các trưởng dự án gửi về, giảm thiểu rủi ro chậm tiến độ dự án ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh và uy tín với khách hàng”. 

phần mềm quản lý dự án xây dựng FastCons
Giao diện phần mềm quản lý dự án xây dựng FastCons

Quy mô thị trường phần mềm xây dựng toàn cầu đạt 9,3 tỷ USD trong năm 2021, và dự kiến tăng lên 23,9 tỷ USD vào năm 2031 với CAGR đạt 10,2%. 

↪️ Các phần mềm nổi bật trong và ngoài nước đã được chúng tôi tổng hợp & đánh giá tính năng chi tiết trong bài viết: 9 phần mềm quản lý dự án xây dựng tốt nhất 2023

Việc lựa chọn phần mềm quản lý xây dựng phù hợp là rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Các CEO cần đánh giá kỹ lưỡng các phần mềm hiện có dựa trên những yếu tố như: Tích hợp hệ thống liền mạch; Khả năng mở rộng & tùy chỉnh tính năng; Bảo mật dữ liệu; Cho phép khai thác dữ liệu nhanh chóng & realtime,… trước khi đưa vào triển khai. 

Giới thiệu App quản lý dự án & tiến độ thi công xây dựng realtime - FastCons 

FastCons là ứng dụng quản lý dự án thi công chuyên sâu cho các nhà thầu thi công, xây lắp, công trình,... Phần mềm sở hữu nhiều tính năng hỗ trợ hiệu quả, đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản lý thi công dự án xây dựng như: 

- Quản lý chặt chẽ tiến độ dự án realtime theo ngày
- Quản lý kế hoạch thi công  bằng Gantt chart thông minh
- Quản lý vật tư, đề xuất sử dụng vật tư theo định mức
- Kiểm soát tài chính, ngân sách dự án minh bạch & chính xác
- Báo cáo công việc, lập nhật ký thi công ngay trên App di động 

Đã có hơn 3500 khách hàng tin tưởng & ứng dụng thành công FastWork, với những doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng như: Tập đoàn PC1, T&T Group, FBV, Constrexim, FACCO, Xây dựng Quê Hương, Tân Cảng số 1, XCons, Thép Tân Khánh, Thịnh Cường,…

Trên đây là tổng hợp top 9 xu hướng ngành xây dựng 2023 và dự báo sẽ còn phát triển mạnh mẽ trong vài năm tới. Nhìn chung, việc áp dụng phần mềm và phát triển dự án xanh bền vững là yếu tố gắn kết các xu hướng này lại với nhau. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các CEO, nhà quản lý lựa chọn được giải pháp công nghệ phù hợp để tối ưu nguồn lực, quản lý tốt dự án & vận hành doanh nghiệp xuất sắc.  

Quý doanh nghiệp quan tâm đến giải pháp quản lý dự án xây dựng chuyên sâu – FastCons, vui lòng liên hệ Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin vào Form đăng ký dưới đây để nhận tư vấn miễn phí từ đội ngũ FastWork. 

Đăng ký dùng thử

Tìm hiểu thêm: 

Leave a Reply