Trong bối cảnh kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp nhỏ cần nỗ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm các giải pháp để gia tăng lợi thế cạnh tranh và cơ hội phát triển trong ngành của họ. Mặc dù Big data có vẻ như là một khái niệm dành riêng cho các tập đoàn lớn, nhưng sự thật là các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể tận dụng sức mạnh của dữ liệu để khám phá những thông tin có giá trị và thúc đẩy sự thành công của họ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách các doanh nghiệp nhỏ có thể khai thác tiềm năng của Big Data và tận dụng thông tin từ dữ liệu để có lợi thế cạnh tranh đáng kể.
Mục lục nội dung:
1. Big data là gì?
Big data (dữ liệu lớn) là thuật ngữ đề cập đến lượng thông tin khổng lồ mà doanh nghiệp thu thập từ các nguồn trực tuyến và ngoại tuyến. Những nguồn này bao gồm các trang web, mạng xã hội, ứng dụng di động, phần mềm, tài liệu, nhật ký máy tính, mạng cảm biến, v.v. Big data có một số loại như: có cấu trúc, không có cấu trúc hoặc bán cấu trúc.
Big data bao gồm 5 đặc trưng tương ứng với 5 chữ V:
- Volume – Khối lượng dữ liệu
- Variety – Sự đa dạng của các loại dữ liệu
- Velocity – Tốc độ xử lý dữ liệu
- Veracity – Tính xác thực
- Value – Tính giá trị
Trích lời Daniel Keys Moran – lập trình viên máy tính nổi tiếng nói về Big data: “Bạn có thể có dữ liệu mà không cần thông tin, nhưng bạn không thể có thông tin nếu không có dữ liệu”.
Sự bùng nổ của Big data trong các năm gần đây thật sự đã làm thay đổi cách mà các doanh nghiệp kinh doanh & vận hành.
Tận dụng Big data trong doanh nghiệp nhỏ sẽ giúp các nhà tiếp thị & quản lý kinh doanh tổ chức các chương trình tiếp thị hiệu quả cao hơn thu hút nhiều khách hàng hơn và đem lại lợi nhuận tốt hơn cho các chủ doanh nghiệp.
Dưới đây là một sự thật đáng kinh ngạc về Big data (dữ liệu lớn):
- Big data có thể tạo thêm hơn 4,4 triệu việc làm cho nền kinh tế Mỹ trong vài năm tới.
- Con người tạo ra 2,5 triệu byte dữ liệu mỗi 24 giờ.
- Google xử lý hơn 40.000 truy vấn tìm kiếm mỗi giây. Đó là 3,5 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày, tương đương 1,2 nghìn tỷ lượt tìm kiếm mỗi năm.
2. Little Data là gì?
Big data có thể đòi hỏi lượng tài nguyên khổng lồ mà các doanh nghiệp nhỏ không có. Một cách để các công ty nhỏ hơn đạt được kết quả có lợi tương tự là xem xét little data (dữ liệu nhỏ) bối cảnh hóa dữ liệu lớn trong phạm vi khả năng của doanh nghiệp nhỏ.
Theo Larry Augustin, Giám đốc điều hành của nhà cung cấp phần mềm CRM SugarCRM: “Ngày nay, thông tin về từng khách hàng tăng theo cấp số nhân. Theo tôi, mục tiêu là tạo ra ít dữ liệu từ dữ liệu lớn về khách hàng.”
Không giống như Big data, little data có thể được tìm thấy trong các nguồn sẵn có mà không cần đầu tư thêm. Một ví dụ là cách CRM có thể được sử dụng để “lắng nghe” những gì khách hàng nói về thương hiệu. Augustin cho biết: “Một công ty có thể lấy dữ liệu từ Twitter hoặc Facebook để nghe khách hàng nói gì về dịch vụ của họ, tính dễ sử dụng của sản phẩm, phương thức thanh toán,… Phản hồi của khách hàng có thể được phân tích để sửa đổi hoặc cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ.”
Augustin cho biết thêm, các công ty cũng có thể phân khúc và đánh giá khách hàng tiềm năng bằng cách sử dụng thông tin có thể tìm thấy trên internet. Khi làm như vậy, các doanh nghiệp nhỏ có nguồn lực tiếp thị và bán hàng hạn chế có thể sử dụng các bộ lọc và công cụ phân khúc thông minh trong CRM của họ để xác định những khách hàng tiềm năng tốt nhất.
Aldrete cho biết trong một số trường hợp, các doanh nghiệp nhỏ thậm chí không cần khai thác dữ liệu bằng cách sử dụng các nguồn bên ngoài, “Chúng tôi nhận thấy rằng nhiều công ty chỉ mới khám phá được bề nổi của những lợi ích kinh doanh ẩn giấu trong dữ liệu họ đã có, mà chúng tôi coi là little data.” – Aldrete nói.
Ông nói thêm, khi các công ty nghĩ về Big data, họ thường tưởng tượng đến một khoản đầu tư công nghệ thông tin tốn nhiều tài nguyên và thời gian, đầy rủi ro, trị giá hàng triệu đô la, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng.
Aldrete nói: “Thực tế là lợi ích kinh doanh ẩn trong tất cả dữ liệu, vì vậy kích thước của dữ liệu không thực sự quan trọng”. “Cho dù bạn có dữ liệu lớn hay chỉ đơn giản là dữ liệu giao dịch và khách hàng, điều quan trọng là kết quả kinh doanh mà bạn đang cố gắng đạt được cũng như cách bạn xử lý và phân tích dữ liệu đó”.
3. Lợi ích của Big data (dữ liệu lớn) đối với doanh nghiệp nhỏ
Điều quan trọng cần lưu ý là bản thân dữ liệu lớn nếu không có phương án xử lý đúng đắn thì sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức của bạn. Tuy nhiên, công nghệ phù hợp sẽ trích xuất một cách có hệ thống các tập dữ liệu lớn từ nhiều nguồn khác nhau để bạn có thể tìm thấy các mẫu, xu hướng và mối tương quan trong nguồn dữ liệu này.
Các công cụ phân tích tốt nhất cung cấp thông tin chuyên sâu hơn về hoạt động kinh doanh của bạn và được thay thế nhiều phương pháp thủ công liên quan đến phân tích dữ liệu.
Dưới đây là một số lợi ích chính của việc sử dụng dữ liệu lớn trong doanh nghiệp nhỏ của bạn:
3.1. Cắt giảm chi phí
Dữ liệu lớn có thể có tác động đáng kể đến việc cắt giảm chi phí trong tổ chức của bạn bằng cách xác định các quy trình tốn kém và quy trình công việc dư thừa.
Với việc sử dụng thông tin dữ liệu mới nhất, bạn có thể xác định các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp cần mở rộng hoặc giảm quy mô. Điều này có thể mang lại lợi ích tài chính lâu dài.
Tham khảo: Giải pháp số hóa quy trình Workflow cho doanh nghiệp SME
3.2. Cải thiện dịch vụ khách hàng
Dữ liệu lớn (Big data) thúc đẩy dịch vụ khách hàng tốt hơn. Ứng dụng Big data có thể giúp doanh nghiệp tăng 5% tỷ lệ giữ chân khách hàng, tương đương với 25% mức tăng lợi nhuận.
Dịch vụ khách hàng được cá nhân hóa từ việc phân tích dữ liệu lớn, hỗ trợ doanh nghiệp tương tác với khách hàng ở mức độ sâu hơn và cung cấp dịch vụ tùy chỉnh giúp thúc đẩy doanh số bán hàng.
Theo bài viết trên website CIO.com, Nhà báo kinh doanh Allen Bernard cho biết : “Dữ liệu lớn có khả năng giúp các nhà tiếp thị tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng theo một cách hiệu quả hơn mà ít doanh nghiệp có thể nhận ra nếu không sử dụng.”
Có thể bạn quan tâm: 9 Chiến Lược Giữ Chân Khách Hàng Trung Thành Cho Doanh Nghiệp SME
3.3. Xác định & giải quyết vấn đề
Dữ liệu lớn giúp chúng ta trả lời câu hỏi: Tại sao khách hàng chỉ dừng lại ở việc thêm sản phẩm vào giỏ hàng? Khi nào thì khách hàng ra quyết định mua hàng?
Mặc dù phân tích dữ liệu không phải là một môn khoa học chính xác nhưng nó cung cấp cho bạn những công cụ cần thiết để giải quyết nhiều vấn đề phức tạp.
Ngoài việc theo dõi khách hàng, bạn cũng có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến nhà cung cấp, nhà đầu tư và các khách hàng khác. Với báo cáo thời gian thực, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp của mình và có thể đưa ra quyết định thông minh hơn trong tương lai.
3.4. Tăng doanh thu
Dữ liệu lớn giúp doanh nghiệp tăng doanh thu theo nhiều cách khác nhau. Phân tích dữ liệu cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về vòng đời của khách hàng và tìm ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động mua hàng của từng giai đoạn. Thông thường, các công ty kết hợp dữ liệu lớn vào hoạt động kinh doanh của mình tạo ra mức tăng lợi nhuận 8%.
Một nhà khởi nghiệp cho biết: “Hầu hết mọi người từng nghĩ rằng dữ liệu lớn chỉ dành cho doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, theo thời gian, rõ ràng công nghệ này là dành cho tất cả mọi người”.
3.5. Quản lý nhóm
Dữ liệu lớn cũng giúp quản lý nhóm trong doanh nghiệp nhỏ của bạn dễ dàng hơn. Ví dụ: Bạn có thể xác định những nhân viên mang lại cho bạn nhiều giá trị nhất hoặc những nhân viên chưa thực sự đem lại nhiều giá trị, cần đào tạo bổ sung.
Theo website Hppy – Trang web chuyên về các vấn đề liên quan đến tạo sự tương tác tích cực và sự cam kết của nhân viên, cho biết: “Giá trị mà dữ liệu lớn mang lại trong việc quản lý nhân viên là xác định và phân tích mối quan hệ giữa sự gắn kết và giữ chân nhân viên.”
4. Làm thế nào để doanh nghiệp nhỏ có thể tận dụng Big data?
Big data (dữ liệu lớn) chỉ là một phần nhỏ của chiếc bánh. Bạn cần phân tích dữ liệu và sử dụng những phát hiện đó để ra quyết định kinh doanh, đồng thời làm hài lòng khách hàng. Vậy, làm thế nào để doanh nghiệp nhỏ của bạn có thể tận dụng dữ liệu lớn để đạt được kết quả tốt nhất?
Trước tiên, bạn cần đầu tư vào các phần mềm Quản lý quan hệ khách hàng giống như FastWork CRM. Bộ ứng dụng Quản trị bán hàng & Khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp thông qua việc cải thiện chất lượng bán hàng & dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Kết hợp với phần mềm CRM, các doanh nghiệp nhỏ ở mọi nơi đều có thể truy cập được dữ liệu hữu ích – dù lớn hay nhỏ. Augustin cho biết, các công cụ CRM tiên tiến ngày nay có thể trợ giúp người dùng doanh nghiệp nhỏ bằng cách chỉ cung cấp những dữ liệu cần thiết nhất mà họ cần khi dữ liệu đó quan trọng nhất.
“Thông qua việc lọc thông tin và biến dữ liệu lớn thành dữ liệu nhỏ, các doanh nghiệp nhỏ có thể làm cho cuộc chơi trở nên cân bằng hơn và cạnh tranh với các đối thủ lớn của họ trong một thị trường toàn cầu ngày càng cạnh tranh,” ông nói.
4.1. CRM và mối liên hệ với Big data
CRM (Customer Relationship Management) được hiểu là Quản lý quan hệ khách hàng – Đây là hệ thống giúp tổ chức tổng hợp thông tin về khách hàng, từ thông tin liên hệ đến lịch sử giao dịch và tương tác trước đây. Điều này giúp cải thiện việc quản lý khách hàng, phân tích hành vi, cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho tăng doanh số bán hàng và lòng trung thành của khách hàng.
Javier Aldrete, giám đốc quản lý sản phẩm tại Zilliant, một nhà cung cấp phần mềm bán hàng và định giá cho biết, mặc dù hệ thống CRM được phát triển để giúp các nhân viên kinh doanh hoạt động hiệu quả hơn và dành nhiều thời gian hơn cho việc bán hàng, nhưng thay vào đó, chúng lại trở thành một công cụ báo cáo để theo dõi tình trạng của hệ thống và tài khoản bán hàng.
Có thể khẳng định rằng, khi được sử dụng đúng cách, CRM sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ theo nhiều cách.
>> Đọc thêm: Phần mềm CRM: 08 lý do doanh nghiệp nên sử dụng
4.2. Lợi ích của CRM theo góc nhìn từ các chuyên gia
Lợi ích đầu tiên của CRM có thể kể đến đó là giúp các doanh nghiệp nhỏ thu được nhiều lợi nhuận hơn, bằng cách giúp họ chốt doanh số và tạo ra những khách hàng trung thành, hài lòng.
Theo Mike Salem, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Vorex, nhà cung cấp phần mềm tự động hóa dịch vụ chuyên nghiệp cho biết: “Người dùng CRM dành cho doanh nghiệp nhỏ sẽ có rất nhiều thông tin để tự trang bị khi tiếp cận một công ty tiềm năng với một dự án mới”.
Thông tin này giúp bạn biết liên hệ đúng người (chẳng hạn như người có quyền ra quyết định và người kiểm soát thông tin), giúp bạn có nhiều cơ hội giành được hợp đồng với khách hàng tiềm năng. Salem cho biết: “Giải pháp CRM trao quyền cho đội ngũ bán hàng có một công cụ tạo điều kiện cho họ chốt giao dịch.”
Salem cho biết thêm, CRM cũng mang đến cho các công ty một “cái nhìn toàn cảnh” về triển vọng, ngành, quy mô công ty và các mục tiêu khác mang lại lợi nhuận cao nhất. Ông nói: “Công ty có thể tập trung nỗ lực tốt hơn dựa trên những thông tin mà hệ thống CRM cung cấp và hướng dẫn họ đi theo hướng mang lại lợi nhuận tiềm năng cao nhất”.
Thứ hai, CRM cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng, tạo dựng niềm tin và cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời.
“Tất cả chúng ta đều đã từng trải qua trải nghiệm này: Khi gọi tới một công ty lần thứ hai để mua sản phẩm hoặc yêu cầu hỗ trợ, chúng ta phải trò chuyện với một người khác so với lần đầu, và chúng ta phải giải thích lại thông tin về doanh nghiệp hoặc vấn đề của mình cho người mới.” Theo Larry Augustin, Giám đốc điều hành của nhà cung cấp phần mềm CRM SugarCRM. Ngoài ra, Augustin còn nói thêm “Việc thường phải trình bày lại các vấn đề của công ty đã và đang xảy ra không mang lại trải nghiệm tốt và chúng tôi, với tư cách là người tiêu dùng, cảm thấy rằng nhà cung cấp không thực sự quan tâm tới khách hàng.
“CRM giải quyết được vấn đề đó,” Augustin nói. Ông cho biết CRM cho phép nhân viên mang lại trải nghiệm nhất quán, chất lượng cao mỗi khi họ tương tác với khách hàng hiện tại hoặc tương lai, với mục tiêu củng cố mối quan hệ khách hàng và lòng trung thành.
Các hệ thống CRM tốt sẽ cần giải quyết và sắp xếp khoa học cơ sở dữ liệu khách hàng phục vụ mục đích tái tiếp thị, tư vấn và chốt sale tốt hơn.
FastWork CRM sau khi đưa vào áp dụng tại CMC Telecom đã giải quyết tới gần 80% những rắc rối trong khâu quản lý CSKH và triển khai dịch vụ tại khách hàng so với trước kia, tạo ra quy trình CSKH liền mạch, nhất quán và đảm bảo mọi khách hàng đều nhận được chất lượng hỗ trợ tốt như nhau.
5. Tại sao nên tích hợp Big data với CRM của bạn?
Big data và CRM có mối quan hệ mật thiết và cộng sinh với nhau. Big data có thể cung cấp giá trị cao hơn nếu nó được tích hợp vào các hệ thống CRM. CRM khi đó sẽ đóng vai trò như công cụ phân tích dữ liệu và cho ra các báo cáo, chỉ báo về xu hướng, dự báo tiềm năng kinh doanh, cảnh báo các vấn đề, thay đổi trong mối quan tâm của khách hàng…
Các dữ liệu về khách hàng thường gặp trên hệ thống CRM, bao gồm như:
- Tên công ty và thông tin đầy đủ, đúng người liên hệ và người ra quyết định trong công ty
- Thông tin trên mạng xã hội (tin tức của công ty)
- Một bản ghi lịch sử về sự tương tác với công ty tiềm năng, làm cho mối quan hệ trở nên cá nhân hơn.
- Lịch sử được lưu trữ của tất cả các dự án, cơ hội và đề xuất với khách hàng tiềm năng (cho phép nhân viên hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng tiềm năng và chuẩn bị các đề xuất cụ thể hơn).
- Thông tin chi tiết về doanh thu tiềm năng, dựa trên các cơ hội sắp tới của CRM và tiềm năng chuyển đổi thành dự án có lợi nhuận.
Trên thực tế, lượng dữ liệu lớn như vậy có thể khiến các doanh nghiệp nhỏ choáng ngợp. Vậy tại sao doanh nghiệp nên tích hợp CRM & Big data?
5.1. Mô hình dự đoán
Thị hiếu và sở thích của khách hàng được hỗ trợ kỹ thuật số ngày nay không ngừng phát triển. Big data trao quyền cho các doanh nghiệp dự đoán cách khách hàng sẽ phản hồi trong tương lai dựa trên hành vi mua hàng trong quá khứ và hiện tại của họ và đưa ra cho họ các đề xuất phù hợp. Đề xuất càng tốt thì tỷ lệ chuyển đổi càng cao.
5.2. Phân tích thị trường
Mỗi thương hiệu đều có một câu chuyện để kể và một câu chuyện để bán. Việc hiểu rõ khách hàng của bạn để thực hiện tiếp thị trực tiếp đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Dữ liệu từ CRM cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh toàn diện về xu hướng, thị trường khách hàng hiện tại.
Với CRM & Big data, xu hướng của khách hàng có thể được khai thác và sử dụng để dự đoán các nhu cầu, từ đó có thể quyết định các nỗ lực quảng cáo và phát triển sản phẩm.
5.3. Sự hiểu biết của khách hàng vượt trội
Bằng cách tích hợp tận dụng Big data từ CRM, giờ đây các công ty có thể dễ dàng tìm hiểu xem sản phẩm hoặc thương hiệu của họ được khách hàng cảm nhận trực tuyến như thế nào. Họ có thể sử dụng dữ liệu để xác định điểm yếu của mình và sửa đổi chiến lược tiếp thị và bán hàng.
Điều này sẽ vừa cải thiện khả năng giữ chân khách hàng vừa làm phong phú thêm trải nghiệm của khách hàng
5.4. Thúc đẩy doanh thu và tăng trưởng
Big data cung cấp cho các công ty số liệu hiệu suất chính xác, giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Đội ngũ bán hàng có thể tạo ra khách hàng tiềm năng và chốt giao dịch nhanh hơn khi biết rõ đối tượng mục tiêu của mình. Hơn nữa, nhân viên dịch vụ khách hàng của bạn sẽ có nhiều thông tin hơn khi phục vụ khách hàng.
6. Phần mềm CRM cho doanh nghiệp nhỏ
Theo Gartner (công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ lớn và nổi tiếng trên toàn thế giới), Big Data sẽ là “công nghệ đột phá” tiếp theo và sẽ làm thay đổi cách ngành Quản lý Quan hệ Khách hàng đang hoạt động. Bằng cách tích hợp Big data và CRM, doanh nghiệp có thể cách mạng hóa cách tiếp thị sản phẩm và phục vụ khách hàng của mình.
Với 3.500+ doanh nghiệp ứng dụng, 30.000+ người dùng hàng ngày, FastWork CRM cung cấp đầy đủ các tính năng cốt lõi trong hoạt động CRM cho doanh nghiệp. Hỗ trợ hiệu quả cho các phòng ban: Phòng Marketing, Phòng Telesales, Phòng kinh doanh và Phòng chăm sóc khách hàng. Một số tính năng nổi bật trong quản lý của Phần mềm FastWork CRM:
- Quản lý cơ hội bán hàng: Luôn biết được tình trạng, số lượng cơ hội bán hàng đang theo đuổi và lý do một cơ hội thành công hoặc thất bại.
- Quản lý báo giá: Khởi tạo báo giá, quản lý thông tin, hiệu lực, trạng thái, số lần sửa đổi báo giá… tập trung trên một hệ thống
- Quản lý hợp đồng: Khởi tạo, quản lý thông tin hợp đồng trên cùng một hệ thống. Cảnh báo thanh lý, gia hạn,… hợp đồng
- Quản lý cơ hội khách hàng – Lead: Tự động thu thập Lead từ các nguồn tiếp thị, quảng cáo. Điều phối tự động, minh bạch tới các nhân viên và giám sát xử lý Lead theo quy trình.
- Quản lý khách hàng: Mọi thông tin khách hàng, lịch sử giao dịch sẽ được quản lý, lưu giữ tập trung và phân loại phục vụ cho hoạt động kinh doanh và tái tiếp thị.
- …..
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để có buổi tư vấn MIỄN PHÍ.