Chuyển đổi số y tế: xu hướng, thách thức & giải pháp tối ưu hiệu quả quản lý

By 22 Tháng Mười, 2022Tháng Hai 3rd, 2023Business Hack, Kiến thức

Chuyển đổi số hiện đang là xu hướng chung của toàn ngành và ngành chăm sóc sức khỏe –  y tế cũng không ngoại lệ, đặc biệt sau tác động của đại dịch Covid-19. Đây được xem là bước đi chiến lược giúp Ngành y tế giải quyết bài toán hiệu suất khám chữa bệnh cao hơn trong cả ngắn và dài hạn. 

Mặc dù chuyển đổi số đang dần được ứng dụng nhiều hơn  trong các bệnh viện & cơ sở khám chữa bệnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, so với nhiều ngành nghề khác, ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe vẫn đang bị tụt hậu và gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các chiến lược chuyển đổi số. Thách thức chính đến từ khả năng tiếp cận dịch vụ của bệnh nhân đến nguồn lực triển khai của doanh nghiệp. 

Cùng FastWork tìm hiểu chi tiết hơn về thực trạng, xu hướng & giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số y tế tại Việt Nam và thế giới ngay trong bài viết dưới đây. 

Chuyển đổi số y tế là gì?

chuyển đổi số y tế

Chuyển đổi số y tế là ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp và quy trình một cách toàn diện và tổng thể trong hoạt động khám, chữa bệnh. Trong đó đặc biệt chú trọng tới các công nghệ số hiện đại dẫn đến sự thay đổi tích cực toàn bộ hoạt động chăm sóc sức khỏe hàng ngày. 

Mục đích các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh áp dụng công nghệ không chỉ để nâng cao hiệu suất hoạt động, mà còn mang lại giá trị bền vững cho bệnh nhân & chuyên gia chăm sóc sức khỏe, các bên liên quan & cộng đồng.  

Theo nghiên cứu gần đây của Deloitte, khoảng 92% các chuyên gia và tổ chức chăm sóc sức khỏe đã đạt được hiệu suất làm việc tốt hơn nhờ chuyển đổi kỹ thuật số. Tuy nhiên, những người tham gia phỏng vấn cũng thừa nhận rằng, để tổ chức chuyển đổi số toàn diện vẫn là một quá trình lâu dài & đòi hỏi sự cam kết theo thời gian mới có thể thấy được kết quả.

Các cấp độ, phạm trù trong chuyển đổi số ngành Y tế

Do tính chất đặc biệt của Ngành Y tế bao gồm cả khối nhà nước, cơ sở khám chữa bệnh công (bệnh viện) và tư nhân, cũng như sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp thiết bị y tế, dược phẩm… dẫn tới sự phân cấp khá rộng trong ngành Y tế. 

Tại bài viết này, chúng tôi sẽ liệt kê và đưa ra vài đánh giá nhận xét về vấn đề chuyển đổi số ngành Y tế ở cấp độ ngành và cấp độ doanh nghiệp. Nhận định chung, đây vẫn là một trong những ngành yêu cầu chuyển đổi số ở cấp độ khó thực hiện nhất hiện nay.

Ông Nguyễn Trường Nam – Phó cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin (Bộ Y tế) cho biết: “Ứng dụng CNTT trong khám, chữa bệnh được các chuyên gia đánh giá là một trong những lĩnh vực khó khăn và phức tạp nhất so với các lĩnh vực khác. Chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh liên quan đến sức khỏe, tính mạng người dân, nếu triển khai không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu cũng như quy trình, sẽ tạo ra những hiệu ứng, kết quả ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân.”

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các ý kiến chuyên gia tại đây 

Gợi ý tìm hiểu thêm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ & hành trình đổi mới phương thức chấm công hơn 1300 nhân sự

Nhiều lợi ích thiết thực khi ngành y tế tiến hành chuyển đổi số

lợi ích chuyển đổi số y tế

Những năm gần đây, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đã mang lại nhiều thay đổi tích cực từ việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân đến cách thức làm việc, quy trình quản trị & vận hành trong các tổ chức y tế. Cụ thể, 

Phát triển mô hình kinh doanh & sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới

Khi tích hợp ứng dụng công nghệ, các tổ chức có thể nâng cao giá trị của sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc thậm chí tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới. 

Ví dụ các phần mềm y tế như ERM (Electronic Medical Record) hoặc EHR (Electronic Health Record) thay thế hồ sơ giấy, giúp các bác sĩ dễ dàng truy cập hồ sơ điện tử của bệnh nhân để theo dõi tình trạng sức khỏe, lịch sử khám chữa bệnh nhanh chóng và chính xác hơn.  

Điều trị “cá thể hóa” & tăng khả năng cứu sống người bệnh

Nhờ việc áp dụng các công nghệ 4.0, công tác chăm sóc sức khỏe hiện nay đang chuyển dần sang hướng điều trị cá thể hóa. Các mô hình chăm sóc sức khỏe tại nhà, chăm sóc sức khỏe ảo cho phép bệnh nhân dễ dàng đặt lịch hẹn, tương tác trực tuyến với bác sĩ, và theo dõi các chỉ số sức khỏe trong thời gian thực ngay tại nhà. Nhờ đó, người bệnh và nhân viên y tế đến đội ngũ bác sĩ cũng đỡ vất vả hơn. 

Ngoài ra, các giải pháp chuyển đổi số y tế còn giúp tăng khả năng cứu sống bệnh nhân, nhất là những ca nặng cần hỗ trợ sơ cứu, cấp cứu tức thời. 

Ví dụ tại Việt Nam, với nền tảng khám chữa bệnh từ xa (Telehealth), các cơ sở y tế có thể cung cấp dịch vụ chẩn đoán bệnh, chỉ đạo phương pháp điều trị mà không cần gặp mặt trực tiếp. Trong quá trình triển khai đề án Telehealth giai đoạn 2020 – 2025 do Bộ Y tế ban hành, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh tuyến dưới xử lý kịp thời & cứu sống gần 300 ca bệnh khó.

Nâng cao hiệu quả quản trị & khả năng ra quyết định

Việc ứng dụng các giải pháp phần mềm quản trị đã giúp nhiều cơ quan, đơn vị trong ngành y tế nâng cao hiệu quả hoạt động & vận hành ngày một tối ưu hơn. Đồng thời, làm việc trên nền tảng số cũng giúp công tác chỉ đạo, quản lý công việc & ra quyết định của cấp lãnh đạo luôn đảm bảo tính chính xác, kịp thời. 

Ví dụ các phòng khám, cơ sở y tế có thể ứng dụng công nghệ để dễ dàng theo dõi tình hình hoạt động tài chính, kiểm soát chính xác số lượng thuốc & vật tư y tế trong kho, hay chấm công, chia ca trực & quản lý hồ sơ nhân sự (bác sĩ, điều dưỡng, y tá, nhân viên…) hiệu quả.

Tối ưu chi phí vận hành, rút ngắn thời gian xử lý công việc

Khi mọi hoạt động trao đổi thông tin, cộng tác được số hóa, hay sử dụng máy móc, thiết bị tự động hóa, các cơ sở y tế còn có thể giảm thiểu nhân công & rút ngắn quy trình khám chữa bệnh. Từ đó tiến tới tối ưu chi phí vận hành, và góp phần giảm tải áp lực cho các bệnh viện tuyến trên. 

Nhờ những tác động tích cực đó, ngày càng nhiều tổ chức y tế trong và ngoài nước bắt nhịp với đường đua chuyển đổi số. Đồng thời, các nhà phát triển phần mềm cũng nỗ lực cải tiến sản phẩm, cho ra thị trường nhiều giải pháp công nghệ thông minh, vừa đáp ứng nhu cầu quản trị doanh nghiệp, vừa mang lại nhiều giá trị cho xã hội.

Đơn vị Y tế tham khảo trải nghiệm DEMO FREE Bệnh viện Âu Cơ số hóa quy trình quản trị nội bộ, giảm thiểu tối đa tác vụ thủ công

Các xu hướng, phần mềm công nghệ được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam & thế giới

Theo số liệu nghiên cứu của statista, số tiền đầu tư chuyển đổi kỹ thuật số trên toàn thế giới là hơn 1,3 nghìn tỷ USD, và vẫn tiếp tục tăng 10,4% mỗi năm. Riêng thị trường toàn cầu về chuyển đổi số lĩnh vực chăm sóc sức khỏe dự kiến sẽ tăng lên 210 tỷ USD vào năm 2025. 

Tại Việt Nam, mức chi cho dịch vụ y tế – chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người dự kiến sẽ tăng khoảng 2,3 lần trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2027 (theo Vietnam Healthcare and Pharmaceutical report. 2018). Tháng 12.2020, trước tác động của đại dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nhờ đó tốc độ số hóa của ngành y tế trong nước được đẩy nhanh. 

Theo đó, tầm nhìn của chuyển đổi số y tế tại Việt Nam tới năm 2030 là hình thành nền y tế thông minh với ba nội dung chính: phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.

Dưới đây là một số xu hướng chuyển đổi số y tế phổ biến đang được Việt Nam và thế giới áp dụng.

xu hướng chuyển đổi số y tế

1. Khám chữa bệnh từ xa (TeleHealth) 

Sau đại dịch COVID-19, việc áp dụng TeleHealth đã trở thành một trong những xu hướng phát triển nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Với nền tảng thăm khám trực tuyến này, các cơ sở y tế có thể cung cấp dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh cho bệnh nhân mà không cần gặp mặt trực tiếp.

Khám chữa bệnh từ xa (TeleHealth) 

Việc khám chữa bệnh từ xa không những làm giảm thời gian chờ đợi khám bệnh của bệnh nhân, mà còn nâng cao năng suất làm việc cho đội ngũ nhân viên y tế. 

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng đã và đang tích cực tiến hành xây dựng hệ thống TeleHealth và gặt hái được nhiều thành công. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, tính đến năm 2021, đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020-2025 đã được 32 bệnh viện tuyến trên triển khai (chiếm 78%), kết nối với 1.500 bệnh viện tuyến dưới (trong đó có 2 bệnh viện của Lào và 1 bệnh viện của Campuchia). 

2. AI hỗ trợ khám sàng lọc (DrAid™)

AI hỗ trợ quá trình khám sàng lọc trong y tế

Bằng cách tận dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo – AI hỗ trợ quá trình khám sàng lọc,  các bác sĩ có thể nhanh chóng phát hiện bệnh nhân nào cần được điều trị trước, kết hợp với hệ thống Chatbots tự động hóa để hướng dẫn bệnh nhân đến các kênh chăm sóc thích hợp. 

Ví dụ điển hình trong việc áp dụng xu hướng công nghệ này phải kể đến phần mềm DrAid™ được Tập đoàn Vingroup phát triển từ năm 2019. Đây là phần mềm AI đầu tiên tại Việt Nam, hỗ trợ chẩn đoán các bệnh về phổi, tim và xương dựa trên X-quang, đặc biệt tích hợp chức năng đánh giá tiên lượng bệnh nhân phục vụ điều trị COVID-19.

3. Thiết bị đeo theo dõi sức khỏe (Health Wearables)

Các thiết bị đeo trên người sử dụng hệ thống internet vạn vật (IoT) ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên, tức thời (real-time) của bệnh nhân & những người quan tâm đến sức khỏe. 

Thiết bị đeo theo dõi sức khỏe (Health Wearables)

Ví dụ một số thiết bị theo dõi sức khỏe phổ biến như: 

  • Đồng hồ, vòng đeo tay thông minh theo dõi nhịp tim, giấc ngủ, cảnh báo ngồi lâu,… 
  • Máy đo mồ hôi theo dõi lượng đường trong máu cho bệnh nhân tiểu đường;
  • Bơm insulin tự động giúp kiểm soát đường huyết;
  • Máy đo nồng độ oxy trong máu Oximeter. 

Theo nghiên cứu của Mordor Intelligence, thị trường thiết bị đeo theo dõi sức khỏe dự báo sẽ vượt 74 tỷ USD vào năm 2026, tăng vượt trội so với mức 27 tỷ USD năm 2020. 

4. Số hóa hệ thống dữ liệu 

Với công tác chăm sóc sức khỏe & phòng bệnh, Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy triển khai sáng kiến “Mỗi người dân có một bác sĩ riêng”. Bằng việc áp dụng hồ sơ sức khỏe điện tử, người dân có thể dễ dàng quản lý, tra cứu thông tin sức khỏe của mình, đồng thời được tư vấn, chăm sóc sức khỏe trực tuyến. 

Tất cả dữ liệu như: đơn thuốc, bảo hiểm, thời gian thăm khám, kết quả xét nghiệm,… đều được số hóa & lưu trữ trên một nền tảng trực tuyến tập trung thống nhất. Nhờ đó giúp các tổ chức y tế loại bỏ tình trạng thất lạc hồ sơ bệnh án, giảm thiểu sai sót trong quá trình chẩn đoán bệnh & kê đơn thuốc. 

Dù nhiều tổ chức chăm sóc sức khỏe trong và ngoài nước đã nỗ lực triển khai ứng dụng mạnh mẽ các giải pháp công nghệ, nhưng thực tế, chuyển đổi số y tế toàn diện vẫn là một quá trình lâu dài, phức tạp & đầy khó khăn.

5. Các nền tảng số hóa hoạt động quản trị nội bộ 

Hiện nay, không chỉ các doanh nghiệp mà cả các đơn vị y tế công, bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám… cũng đã bắt đầu đẩy mạnh việc ứng dụng các giải pháp, nền tảng quản lý vận hành số nhằm nâng cao công tác quản lý, hướng tới mục tiêu chuyển đổi số toàn diện, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. 

Giải pháp chuyển đổi số y tế

Tiêu biểu có Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu ngành Y tế. Từ giữa 2021, bệnh viện đa khoa Phú Thọ đã triển khai phần mềm chấm công di động cho hơn 600 nhân sự (gồm bác sĩ, điều dưỡng, y tá), bước đầu số hóa thành công công tác quản lý thời gian làm việc, phân công lịch trực cho toàn thể cán bộ nhân viên y tế, thay cho các hình thức ký sổ, điểm danh ca trực truyền thống.

Biện pháp này đã giúp Đa khoa Phú Thọ tiết kiệm nhiều giờ làm việc cho các trưởng khoa, ban lãnh đạo bệnh viện, phòng hành chính khi xử lý thời gian, tính công và lương cho CBNV. Mặt khác, việc này cũng giúp CBNV chủ động hơn trong việc kiểm soát chuyên cần của mình, tránh các khúc mắc không đáng có trong việc ghi nhận thời gian, ca trực. 

Các xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh thiết bị y tế

Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng tối đa, nhanh nhất nhu cầu thị trường và khách hàng, tùy vào từng doanh nghiệp mà quyết định đến các xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh thiết bị y tế, có thể kể đến 3 xu hướng nổi bật bao gồm: 

  • Xu hướng thương mại điện tử

Phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế trong nhóm ngành sản phẩm thiết bị y tế gia đình, thiết bị y tế dành cho người bệnh

  • Kết nối IoT 

Phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh và cung cấp dịch vụ kỹ thuật liên quan đến các thiết bị y tế được sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh như bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế

  • Ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số vào hoạt động vận hành và quản trị của doanh nghiệp

Phù hợp với tất cả các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao công tác quản trị và điều hành doanh nghiệp.

Thách thức chuyển đổi số ngành y

Thách thức chuyển đổi số ngành y

Khi đánh giá về tình hình chuyển đổi số y tế tại Việt Nam, ông Trần Hồng Quang, Điều phối quốc gia của Sáng kiến Dữ liệu cho Sức khỏe tại Vital Strategies nhận định: “Y tế là một lĩnh vực có rào cản gia nhập ngành ở mức độ cao. Ngay cả các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới (Google, Microsoft, Apple) đều gặp khó khăn khi gia nhập lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, hệ sinh thái y tế số của Việt Nam đang còn rất non trẻ trên cả phương diện số lượng các giải pháp, các bên tham gia cũng như phương diện mức độ “chất xám y tế” của các giải pháp. Phần lớn các giải pháp chỉ mới tập trung ở khía cạnh “số hóa” chứ chưa thực sự chạm đến “chuyển đổi”.  

Nhìn chung, hệ sinh thái y tế số tại Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu và yếu khi phải đối mặt với nhiều thách thức, cụ thể:

1. Khó thay đổi văn hóa tổ chức y tế & nhận thức của bệnh nhân

Các dự án chuyển đổi số có thể tác động đến cơ cấu tổ chức, nhân sự, văn hóa, và cách thức làm việc trong các bệnh viện & cơ sở khám chữa bệnh. Đối với các tổ chức y tế quy mô vừa & lớn thì đây là một rào cản rất lớn. Ngoài ra, lịch trình làm việc dày đặc cũng khiến đội ngũ nhân viên y tế không có đủ thời gian để tham gia học cách sử dụng phần mềm mới. 

Ngay cả khi các giải pháp công nghệ phục vụ vấn đề chăm sóc sức khỏe đã sẵn sàng về mặt sản phẩm thì chúng vẫn cần phải vượt qua rất nhiều thử thách trước khi trở thành lựa chọn của người dân. Nhiều bệnh nhân lớn tuổi, người ở vùng nông thôn vẫn còn nhiều hoài nghi và lo lắng về tính bảo mật, tính chính thống của thông tin được cung cấp trên các nền tảng y tế.

2. Hạn chế về thông tin các giải pháp chuyển đổi số y tế

Các giải pháp số hóa y tế trên thị trường trong nước và quốc tế rất đa dạng. Tuy nhiên, để tìm hiểu và xác định được đâu là giải pháp phù hợp với điều kiện, nhu cầu của các tổ chức không phải là điều đơn giản.

Bên cạnh đó, có những bệnh viện lại sử dụng nhiều phần mềm riêng lẻ, với công năng rời rạc dẫn đến tình trạng khó đồng bộ dữ liệu, kết nối làm việc giữa các phòng ban, giữa các đơn vị khám chữa bệnh. 

3. Chi phí đầu tư, triển khai & duy trì các giải pháp số hóa

Nhiều bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh quan tâm, mong muốn số hóa quy trình làm việc cho đơn vị mình, nhưng thường “bỏ cuộc” ngay giai đoạn N;pđầu khi gặp khó khăn về vấn đề chi phí. 

Phần lớn các công nghệ hỗ trợ khám chữa bệnh hiện đại chủ yếu được áp dụng ở bệnh viện công tuyến trung ương & bệnh viện tư ở các đô thị loại I. Bởi chi phí triển khai chuyển đổi số y tế là rất lớn, từ chi phí đầu tư sản phẩm, hạ tầng công nghệ, đến chi phí đào tạo & thay đổi quy trình,… Đây là gánh nặng cho các đơn vị chăm sóc sức khỏe muốn bắt nhịp với cuộc đua chuyển đổi số. 

4. Thiếu nhân lực triển khai 

Để triển khai chuyển đổi số thành công, đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế đòi hỏi phải nâng cao thêm các kỹ năng số. Đồng thời, các tổ chức y tế cũng cần chú trọng xây dựng phòng ban chuyên phụ trách về vấn đề công nghệ thông tin. Đây cũng là thách thức lớn tại nhiều bệnh viện & cơ sở chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.  

Tìm hiểu thêm những Kỹ năng số cần thiết trong môi trường làm việc hiện đại 

Thực tế, chuyển đổi số y tế toàn diện không chỉ đơn giản là đưa công nghệ số vào, mà cần kết hợp với chuẩn hóa quy trình quản trị doanh nghiệp, quy trình kinh doanh. Vì thế, để nhanh chóng thấy được “quả ngọt”, các tổ chức y tế nên có thiết lập lộ trình chuyển đổi số cụ thể để quản lý chặt chẽ về mặt ngân sách, tiến độ, KPIs đến tạo dựng văn hóa kỹ thuật số, tuyển dụng & giữ chân nhân tài,… khi triển khai. 

Giải pháp giúp đơn vị y tế/bệnh viện tối ưu hiệu quả quản lý, đẩy nhanh tốc độ số hóa

Số hóa quy trình làm việc, phát triển “bệnh viện không giấy tờ” không chỉ giúp cho việc quản lý trở nên dễ dàng hơn, mà còn giảm tải công việc cho đội ngũ y bác sĩ. Nền tảng quản trị và điều hành FastWork chính là một lựa chọn tối ưu để các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh nhanh chóng bắt nhịp cuộc đua chuyển đổi số. 

phần mềm chuyển đổi số y tế FastWork
Giao diện phần mềm hỗ trợ Chuyển đổi số y tế FastWork

FastWork cung cấp giải pháp quản lý chuyên sâu, tối ưu hiệu quả quản lý nhân sự, công việc & vận hành cho các doanh nghiệp/ cơ sở Y tế – Bệnh viện quy mô lớn, lên đến hàng nghìn nhân sự. 

Từ khi ra đời, phần mềm hỗ trợ chuyển đổi số y tế – FastWork đã nhận được sự tin tưởng của nhiều bệnh viện, phòng khám, doanh nghiệp phân phối trang thiết bị y tế,… tiêu biểu như: Bệnh viện Trưng Vương, bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, phòng khám Đông y Sài Gòn, công ty Dược phẩm Hoàng Hường,… 

Tìm hiểu giải pháp giúp Bệnh viện Âu Cơ số hóa quy trình quản trị nội bộ, giảm thiểu tối đa tác vụ thủ công TẠI ĐÂY

Để nhận tư vấn Miễn phí hoặc Demo 1-1 về phần mềm chuyển đổi số y tế, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0983-089-715 hoặc điền thông tin đăng ký vào Form bên dưới! 

Đăng ký dùng thử

Leave a Reply