Six Sigma là gì và những ứng dụng thực tiễn trong doanh nghiệp

By 9 Tháng Tư, 2021Tháng Mười Một 18th, 2021Business Hack, Kiến thức

Six Sigma hay 6 Sigma hay 6σ được xem là phương pháp giúp cải tiến quy kinh doanh và quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp. Thông qua hệ thống phương pháp này các doanh nghiệp có thể thay đổi tư duy, gia tăng hiệu suất và giảm thiểu sai sót, cải thiện lợi nhuận. 

Nguyên tắc 6 sigma giúp cải thiện chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ cũng như tinh thần của nhân viên trong doanh nghiệp cụ thể qua nội dung dưới đây.

Six Sigma là gì?

Six Sigma là một phương pháp kiểm soát chất lượng được phát triển vào năm 1986 bởi Motorola, Inc. 

Phương pháp này sử dụng đánh giá theo hướng dữ liệu để hạn chế những sai lầm hoặc khiếm khuyết trong quy trình của công ty hoặc doanh nghiệp. 6 Sigma nhấn mạnh việc cải thiện thời gian chu kỳ, đồng thời giảm thiểu các lỗi sản xuất xuống mức không quá 3.4 lần xuất hiện trên một triệu đơn vị hoặc sự kiện. Nói cách khác, hệ thống quản lý chất lượng Six Sigma là một phương pháp hoạt động nhanh hơn với ít sai sót hơn.

“Chất lượng Six Sigma” là một thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ một quy trình được kiểm soát tốt (trong giới hạn quy trình ± 3s tính từ đường tâm trong biểu đồ kiểm soát và yêu cầu / giới hạn dung sai ± 6s tính từ đường trung tâm).

Ban đầu 6 sigma được phát triển như một phương pháp quản lý để làm việc nhanh hơn với ít sai sót hơn. Trong những năm gần đây, Six Sigma đã phát triển thành một triết lý quản lý-kinh doanh tổng quát hơn. Hệ thống này tập trung vào việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, cải thiện khả năng giữ chân khách hàng cũng như các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh.

Six Sigma hiện đang được áp dụng cho tất cả các ngành. Nhiều nhà cung cấp, bao gồm cả Motorola, cung cấp đào tạo Six Sigma với các chứng chỉ đặc biệt mang tên đai vàng, đai xanh và đai đen.

Six Sigma - Hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng
Six Sigma – Hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng

5 bước của Six Sigma

Những doanh nghiệp thực sự tin tưởng và thực hành phương pháp Six Sigma tuân thủ theo quy trình tiếp cận được gọi là DMAIC. 

Đây là cụm từ viết tắt từ các thuật ngữ như: 

  • Define(D) – Xác định
  • Measure (M) – Đo lường
  • Analyze (A) – Phân tích
  • Improve (I) – Cải tiến
  • Control(C) – Kiểm soát
5 bước của six sigma

DMAIC là phương pháp luận được định hướng thống kê được các công ty, doanh nghiệp thực hiện theo khuôn khổ nhằm cải tiến quy trình kinh doanh. Tư tưởng đằng sau DMAIC là một doanh nghiệp có thể giải quyết mọi vấn đề theo các bước của phương pháp này.

  1. Define(D) – Xác định: Làm rõ vấn đề cần giải quyết, xác định lỗi sai từ đó tập trung giải quyết vấn đề. Từ đó phác thảo vấn đề, xác định mục tiêu dự án. 
  2. Measure (M) – Đo lường: Giúp hiểu thực trạng của doanh nghiệp, đo lường hiệu suất làm việc, năng lực của nhân sự, thời gian tiến hành, các sự cố có thể xảy ra. 
  3. Analyze (A) – Phân tích: Các thông số thu thập được trong bước 2 sẽ được tiến hành phân tích từ đó tìm ra gốc rễ của vấn đề. 
  4. Improve (I) – Cải tiến: Từ những phân tích trên nhóm làm việc có thể tối ưu thời gian làm việc, tăng năng suất nhân viên.
  5. Control(C) – Kiểm soát: Việc thêm các biện pháp kiểm soát vào quy trình giúp tiến độ công việc được đảm bảo, hiệu suất tốt hơn. 
Quy trình áp dụng 6 sigma trong doanh nghiệp
Quy trình áp dụng 6 sigma trong doanh nghiệp

Lean Six Sigma nghĩa là gì?

Six Sigma tập trung vào việc giảm sự biến đổi và tăng cường kiểm soát quy trình. Trong khi đó Lean loại bỏ lãng phí (quy trình và thủ tục không có giá trị gia tăng), thúc đẩy quá trình và tiêu chuẩn hóa công việc. 

Tuy nhiên sự khác biệt giữa Six Sigma và Lean ngày càng trở nên mờ nhạt với thuật ngữ “Lean Six Sigma”. Lean Six Sigma ngày nay được sử dụng thường xuyên hơn do cải tiến quy trình đòi hỏi các khía cạnh của cả hai cách tiếp cận để đạt được kết quả tích cực.

Lean Six Sigma là một phương pháp quản lý tập trung vào nhóm nhằm cải thiện hiệu suất bằng cách loại bỏ lãng phí và khiếm khuyết. Nó kết hợp các phương pháp và công cụ 6 Sigma và triết lý sản xuất tinh gọn – doanh nghiệp tinh gọn.  Lean Six Sigma giúp giảm lãng phí nguồn lực vật chất, thời gian, công sức và tài năng đồng thời đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất và tổ chức.

Theo nguyên lý của Lean Six Sigma, bất kỳ việc sử dụng tài nguyên nào không tạo ra  giá trị cho khách hàng cuối cùng đều bị coi là lãng phí và cần được loại bỏ.

Cách thức triển khai trong doanh nghiệp

Triển khai 6 Sigma như một chiến lược kinh doanh thay vì các công cụ là giải pháp giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc đầu tư vào đào tạo 6 Sigma. Tùy thuộc vào giá trị cốt lõi và mục tiêu kinh doanh chiến lược kinh doanh ciat từng doanh nghiệp mà các chiến lược thực hiện Six Sigma có thể khác nhau.

Khi quyết định triển khai, ứng dụng 6 Sigma các doanh nghiệp có thể lựa chọn 2 tùy chọn bao gồm: Triển khai chương trình hoặc sáng kiến ​​6 Sigma và Tạo cơ sở hạ tầng 6 Sigma.

#1: Thực hiện Chương trình hoặc Sáng kiến ​​6 Sigma

Với cách tiếp cận này, một số nhân viên sẽ được đào tạo các công cụ thống kê theo thời gian và được yêu cầu áp dụng một số công cụ vào công việc khi cần thiết. Sau đó, các học viên có thể tham khảo ý kiến ​​của một nhà thống kê nếu họ cần giúp đỡ. Nếu muốn phương pháp này thành công cần có sự hỗ trợ của cấp quản lý trong việc đẩy mạnh việc áp dụng các công cụ thống kê và phương pháp luận 6 Sigma trong tổ chức. 

#2: Tạo cơ sở hạ tầng Six Sigma

Thay vì tập trung vào các công cụ riêng lẻ, khi đào tạo 6 Sigma doanh nghiệp nên cung cấp phương pháp tiếp cận theo định hướng dạy cho các học viên quá trình để chọn đúng công cụ, đúng thời điểm, cho một dự án được xác định trước. Đào tạo 6 Sigma cho các học viên (Black Belts) này thường bao gồm bốn tuần giảng dạy trong bốn tháng. Phương pháp này giúp học viên làm việc trên các dự án của họ trong ba tuần giữa các phiên học. 

6 Sigma mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
6 Sigma mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Lợi ích triển khai 6 Sigma trong doanh nghiệp

6 Sigma mang đến các lợi ích trong quá trình quản lý, điều hành và thực hiện dự án như: 

  • Mang lại tác động lớn liên quan đến kết quả cuối cùng thông qua các dự án 
  • Sử dụng các công cụ một cách tập trung và hiệu quả hơn
  • Cung cấp các quy trình/chiến lược quản lý dự án được nghiên cứu và cải tiến
  • Tăng cường giao tiếp giữa nhà quản lý và các học viên thông qua các buổi thuyết trình dự án
  • Tăng sự hiểu biết chi tiết về các quy trình kinh doanh chính
  • Cung cấp cho nhân viên và ban quản lý thông tin chi tiết về cách các công cụ thống kê có giá trị to lớn đối với tổ chức
  • Cho phép các đai đen nhận phản hồi về các phương pháp dự án của họ trong quá trình đào tạo
  • Triển khai Six sigma thông qua phương pháp tiếp cận vòng kín, tạo thời gian cho việc đánh giá và kết hợp các bài học kinh nghiệm vào chiến lược kinh doanh tổng thể 

FastWork vừa mang đến các thông tin liên quan đến hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng – Six Sigma đến các bạn. 

Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng hệ phương pháp này nhằm tăng lợi nhuận và tránh lãng phí. Ngoài ra nhà quản lý doanh nghiệp có thể tham khảo các phần mềm quản lý chuyên nghiệp tại Fastwork.vn, trở thành đơn vị tiên phong, đi trước đón đầu trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Cải tiến quy trình trong doanh nghiệp:
9 giải pháp cải tiến quy trình làm việc đạt hiệu quả bất ngờ
Quy trình làm việc là gì? Vai trò của quy trình trong việc tăng tỷ lệ thành công dự án
Tăng sức mạnh toàn diện cho doanh nghiệp bằng Quy trình đào tạo nội bộ
Quy trình Đào tạo và phát triển nguồn lực trong doanh nghiệp có tầm quan trọng như thế nào?

 

Leave a Reply