Cập nhật mới nhất về lương tối thiểu vùng 2021

By 8 Tháng Tám, 2021Kiến thức, Nhân sự

Lương tối thiểu vùng 2021 là căn cứ để người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận mức lương. Không những thế đây còn là cơ sở để các đơn vị sử dụng lao động xác định mức đóng BHXH bắt buộc tối thiểu cho người lao động của mình. Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 được thực hiện theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP.

Quy định về mức lương tối thiểu vùng 2021

Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 được triển khai theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP. Cụ thể quy định bao gồm các điều khoản và nội dung sau đây:

1. Giữ nguyên mức lương tối thiểu vùng

Tại ngày 14/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP đề cập đến mức lương tối thiểu vùng từ 01/01/2021. Cụ thể nội dung nghị định bao gồm: 

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 96, Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về chế độ, điều kiện hoạt động của hòa giải viên lao động:

“1. Hòa giải viên lao động được hưởng các chế độ:

a) Mỗi ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động do cơ quan có thẩm quyền cử được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ)”.

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 103, Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chế độ, điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động

“1. Trọng tài viên lao động được hưởng các chế độ:

a) Mỗi ngày thực tế nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập bằng chứng và tiến hành cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động theo phân công thì được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ)”

Như vậy, mức lương tối thiểu vùng được giữ nguyên, kể từ ngày 01/01/2021. Tiếp tục thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP ban hành ngày 15/11/2019. Mức lương tối thiểu vùng sẽ được triển khai khi có quy định mới.

Mức lương tối thiểu vùng 2021

Vùng áp dụngMức lương tối thiểu
Vùng I4.420.000 đồng/tháng
Vùng II3.920.000 đồng/tháng
Vùng III3.430.000 đồng/tháng
Vùng IV3.070.000 đồng/tháng
Mức lương tối thiểu vùng 2021

Các thông tin bổ sung về mức lương tối thiểu vùng

Ngoài quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2021, quy định về mức lương còn một số thông tin bổ sung như: Tiền thưởng, Tiền làm thêm giờ, Nghĩ lễ, Thưởng tết và các khoản tương tự, Làm thêm giờ vào ban đêm, lương tháng 13, … Cụ thể: 

Ngày nghỉ hàng năm có lương (Điều 111 BLLĐ 2012)

Người lao động làm việc đủ 12 tháng sẽ được nghỉ hàng năm và áp dụng cách tính lương theo điều khoản trong hợp đồng lao động. Bao gồm: 

a) Đối với người lao động làm việc trong điều kiện thông thường sẽ được nghỉ 12 ngày. 

b) Đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nơi có điều kiện sống khắc nghiệt, người tàn tật, người lao động chưa đủ tuổi sẽ được nghỉ 14 ngày. 

c) Đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, làm việc tại nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt, độc hại và nguy hiểm sẽ được nghỉ 16 ngày.

Tiền lương làm thêm giờ, tăng ca vào ban đêm (Điều 97 BLLĐ 2012)

1. Tiền lương làm thêm giờ sẽ được trả theo công việc hoặc đơn giá tiền lương: Ít nhất 150% cho ngày thường; Ít nhất 200% cho ngày nghỉ; Ít nhất 300% cho ngày lễ,… không kể tiền lương vào ngày nghỉ, ngày lễ của người lao động. 

2. Tết Dương lịch được nghỉ 1 ngày; Tết Âm lịch được nghỉ 5 ngày; Ngày Giải phóng đất nước (30/4) được nghỉ 1 ngày; Ngày Quốc tế Lao động (⅕) được nghỉ 1 ngày; Ngày Quốc khánh (2/9) được nghỉ 1 ngày; Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 AL) được nghỉ 1 ngày 

3. Trong trường hợp những ngày nghĩ lễ theo quy định trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào trước hoặc sau nghỉ lễ. 

Tiền thưởng (Điều 103 BLLĐ 2012) 

Đây là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động dựa trên mức độ hoàn thành công việc và kết quả kinh doanh. Quy chế thưởng sẽ được người sử dụng lao động quyết định sau khi tham khảo ý kiến ​​của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Quy chế này sẽ được công bố công khai tại nơi làm việc. 

Biến động mức lương tối thiểu vùng qua các năm

Mức lương tối thiểu vùng mỗi năm là cơ sở để người lao động và người sử dụng lao động xác định mức lương phù hợp. Không những thế đây còn là căn cứ để xác định mức đóng BHXH tối thiểu cũng như các khoản trợ cấp, lương net và lương gross cho người lao động. Biến động mức lương tối thiểu vùng qua các năm như sau: 

NămMức lương (đồng/tháng) Nghị định
Vùng IVùng IIVùng IIIVùng IV
20183.980.0003.530.0003.090.0002.760.000141/2017/NĐ-CP
20194.180.000 3.710.0003.250.0002.920.000157/2018/NĐ-CP
20204.420.0003.920.0003.430.0003.070.00090/2019/NĐ-CP
20214.420.0003.920.0003.430.0003.070.00090/2019/NĐ-CP
Bảng mức lương tối thiểu vùng qua các năm từ 2018-20121

Chi tiết các đơn vị hành chính thuộc khu vực

Tùy thuộc vào từng địa bàn mà mức lương tối thiểu vùng 2021 sẽ có sự thay đổi. Người lao động và người sử dụng lao động có thể đối chiếu với Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Cụ thể: 

Vùng I

Bao gồm thành phố, quận, huyện, thị xã trực thuộc trung tâm có nền kinh tế phát triển như: 

  • Huyện Đông Anh; Chương Mỹ; Sóc Sơn; Gia Lâm; Thanh Trì; Quốc Oai; Thanh Oai; Thạch Thất; Mê Linh; Thường Tín; Hoài Đức và thị xã Sơn Tây
  • Các thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát; Thành phố Thủ Dầu Một
  • Thị xã Dầu Tiếng, Các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương

Vùng II

Bao gồm các huyện, tỉnh, thành phố ngoại thành có nền kinh tế tương đối phát triển như: 

  • Huyện Ba Vì, thị xã Mỹ Hào, Tp. Hải Dương, Tp Hưng Yên, Vĩnh Yên; Phúc Yên
  • Các thành phố Châu Đốc, Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang
  • Các thành phố Hà Tiên, Rạch Giá và huyện Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang
  • Tp.Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh
  • Tp Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình
  • TP Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau

Vùng III

Bao gồm các quận, huyện, thị xã, có nền kinh tế ở mức khá tuy nhiên thấp hơn ở vùng II như:

  • Các huyện Kim Thành; Kinh Môn; Cẩm Giàng; Nam Sách; Gia Lộc; Bình Giang; Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương
  • Thị xã Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu
  • Thị xã Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh
  • Thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng
  • Các huyện Năm Căn, Trần Văn Thời, Cái Nước, U Minh thuộc tỉnh Cà Mau
  • Các huyện Vĩnh Tường, Lập Thạch, Tam Đảo, Tam Dương, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc

Vùng IV

Bao gồm các vùng, địa bàn còn lại. Là các huyện, thị xã có nền kinh tế chưa phát triển, khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Trên đây là các cập nhật mới nhất về lương tối thiểu vùng 2021, theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Người lao động, người sử dụng lao động có thể căn cứ vào mức lương này để đóng bảo hiểm và thỏa thuận các điều khoản về tiền lương. 

Để nhận tư vấn miễn phí phần mềm FastWork, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin vào Form đăng ký dưới đây!

Đăng ký tư vấn

Đăng ký tư vấn

Hoặc truy cập Events để nhận vé mời sự kiện đặc sắc từ chúng tôi!

Tham khảo thêm các nội dung khác về Lương:
Cập nhật mới nhất về lương cơ bản 2021
Giải đáp các thắc mắc về lương tháng 13 ngươi sử dụng lao động cần biết
Người lao động nên đề xuất tăng lương thế nào và khi nào cho hiệu quả?
Phân loại 6 cách tính lương phổ biến nhất trong doanh nghiệp Việt Nam
TOP 7 phần mềm quản lý tính lương 2021 nên tham khảo
HRM 4.0: Kinh nghiệm xây dựng Quy chế lương thưởng cuối năm
Quy chế lương thưởng cuối năm: Làm thế nào chi trả hợp lý và hiệu quả?

Leave a Reply