Thời Đại Công Nghệ Số Và Sự Chuyển Mình Mạnh Mẽ Của Ngành Xây Dựng (Phần 2)

By 11 Tháng Chín, 2020Tháng Một 14th, 2021Business Hack, Tin nổi bật

Tiếp theo phần 1..

Đào tạo và An toàn

Một trong những yếu tố khác mà doanh nghiệp khi áp dụng công nghệ xây dựng quan tâm đó là cải thiện chỉ số an toàn. Thống kê trong năm 2016 cho thấy trong số 4.963 trường hợp tử vong thì có 991 người đang trong quá trình xây dựng tại công trường. 

An toàn lao động được các doanh nghiệp xây dựng và các nhà quản trị đặt lên làm ưu tiên số một. Ứng dụng công nghệ là một giải pháp tối ưu để các nhà thầu ngăn ngừa tai nạn và giảm tỷ lệ thương tích nghiêm trọng và tử vong của công nhân.

An toàn lao động được các nhà quản trị đặt làm ưu tiên số 1
An toàn lao động được các nhà quản trị đặt làm ưu tiên số 1

Công nghệ xây dựng mới: Thực tế ảo tăng cường

Hai lĩnh vực mà thực tế ảo (VR) có thể tác động mạnh mẽ đến ngành xây dựng đó là đào tạo an toàn và đào tạo vận hành. Thông qua công nghệ VR, người lao động có thể được tiếp xúc với các môi trường có không gian hạn chế hoặc làm việc trên cao trong điều kiện cơ sở vật chất được kiểm soát chặt chẽ và an toàn.

Tính mô phỏng của công nghệ VR đã được sử dụng một thời gian trước đây để đào tạo binh lính, phi công và ngành phẫu thuật. Cũng áp dụng tương tự như với ngành xây dựng, VR có thể được ứng dụng để đào tạo công nhân về mọi thứ trên công trường, từ vận hành cần cẩu, máy xúc đến thực hành hàn và xây dựng. 

Ngành xây dựng hiện nay đã được ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường VR
Ngành xây dựng hiện nay đã được ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường VR

Ngoài ra với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, thực tế ảo tăng cường là một cải tiến nhằm mục đích cải thiện sự an toàn tối đa cho công nhân tại công trường. Công nghệ thực tế ảo tăng cường cho phép triển khai kế hoạch an toàn, chi tiết và cả đào tạo các thiết bị máy móc hạng nặng thực tế ngay tại công trường.

Với công nghệ thực tế ảo tăng cường, người lao động có thể thực hiện một công việc ngay tại công trường kèm theo một danh sách kiểm tra an toàn và cụ thể cho công việc đang làm. Các chỉ dẫn đó được tích hợp ngay trên màn hình của mũ cứng thông minh hoặc kính bảo hộ được trang bị của người lao động. Từ đó họ có thể theo dõi được công việc nhờ vào các chỉ báo an toàn đó. 

Bên cạnh đó, người quản trị dự án và huấn luyện an toàn cũng có thể theo dõi được chính xác những chỉ báo và nhiệm vụ được hiện lên trên màn hình của người lao động để điều phối và hướng dẫn công nhân các công việc khác trong quá trình làm việc.

>>> Xem thêm Giải pháp giám sát nhân viên hiện trường cho doanh nghiệp xây dựng

Các thiết bị đeo

Ngoài các ứng dụng công nghệ vào xây dựng, các trang thiết bị đeo còn được cung cấp cho người lao động nhằm sử dụng với mục đích giám sát và điều phối môi trường làm việc an toàn. Công nghệ thiết bị đeo trong xây dựng được đưa vào quần áo và thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), đã rất phổ biến trên các công trường xây dựng như mũ cứng, găng tay, áo bảo hộ và ủng bảo hộ lao động.

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì các thiết bị đeo trong xây dựng đã được nâng cấp trang bị sinh trắc học và cảm biến môi trường, GPS và bản đồ vị trí, Wifi, máy dò điện áp và các cảm biến khác. Mục đích của những cảm biến được tích hợp này để theo dõi chuyển động của người lao động, chuyển động lặp lại, cảnh báo tư thế cũng như trượt ngã. 

Định vị và bản đồ vị trí cho phép người giám sát công trình hoặc giám sát an toàn thiết lập các khu vực hạn chế hoặc nguy hiểm để cảnh báo tới người lao động thông qua kết hợp của hệ thống báo động và đèn.

>>> Tham khảo Field force là gì? Giải pháp quản lý nhân viên hiện trường hiệu quả

Các thiết bị đeo trong xây dựng được ứng dụng công nghệ mới nhất hiện nay
Các thiết bị đeo trong xây dựng được ứng dụng công nghệ mới nhất hiện nay

Công trường hiện đại ngày nay được trang bị thêm các trang phục bảo hộ thông minh, hoặc vải dệt điện tử để có thể theo dõi các dấu hiệu quan trọng như nhịp thở, nhiệt độ, nhịp tim của người lao động. Những thiết bị đeo này có nhiệm vụ theo dõi tư thế làm việc của công nhân, theo dõi chuyển động, xác định cơ thể họ có đảm bảo sức khỏe để tham gia lao động hay không. Việc theo dõi cơ thể người lao động có thể giúp các nhà quản trị dự án hay an toàn lao động dự đoán trước được tai nạn lao động xảy ra.

Hệ thống cảm biến công trường

Công trường hiện đại ngày nay nhờ ứng dụng công nghệ cảm biến được lắp đặt toàn bộ công trường có thể theo dõi nhiệt độ, mức độ tiếng ồn, bụi, và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi để giúp hạn chế tiếp xúc với người lao động.

Nhờ vào hệ thống cảm biến được lắp đặt tại công trường, hệ thống có thể cảnh báo ngay lập tức cho công nhân khi họ gặp rủi ro từ mức độ phơi nhiễm cho phép. Các dữ liệu từ các cảm biến được thu thập và phân tích để giảm thiểu mức độ phơi nhiễm, từ đó giữ an toàn cho người lao động và tuân thủ các quy định của OSHA.

Các dữ liệu từ hệ thống cảm biến cảnh báo cho người lao động
Các dữ liệu từ hệ thống cảm biến cảnh báo cho người lao động

Sự thiếu hụt lao động

Sau sự sụp đổ của nhà nước và cuộc Đại suy thoái, đã có hơn 2,3 triệu công nhân rời khỏi ngành xây dựng qua việc bị sa thải, nghỉ hưu sớm hoặc tham gia các ngành khác. Trong khi đó mức độ tăng trưởng trong ngành công nghiệp diễn ra mạnh mẽ trong những năm qua, và sự thiếu hụt lao động có tay nghề cao xảy ra ở hầu hết các nước.

Trong tình hình đó, nhu cầu về lao động trong lĩnh vực xây dựng được dự kiến sẽ tăng đáng kể trong thập kỷ tới. Cục Thống kê Lao động dự kiến tăng trưởng việc làm ngành xây dựng là 11% trong giai đoạn từ 2016 đến 2026. Lực lượng lao động trẻ, những người đang được coi là thiếu kỹ năng và kinh nghiệm sẽ được hưởng những tiện ích mà công nghệ sẽ đem lại trong tương lai.

Nhu cầu về lao động xây dựng được dự kiến tăng đáng kể
Nhu cầu về lao động xây dựng được dự kiến tăng đáng kể

Máy bay không người lái

Máy bay không người lái được sử dụng trên công trường với nhiều mục đích khác nhau. Ngoài việc chúng được sử dụng để tiến hành kiểm tra công trường và xác định mối nguy hiểm tiềm ẩn mỗi ngày, thì máy bay không người lái còn được sử dụng để giám sát công nhân trong suốt quá trình làm việc để đảm bảo an toàn cho con người.

Bên cạnh đó, nhằm tạo ra các mô hình công việc được lên kế hoạch thông báo đến người lao động về công việc mỗi ngày, máy bay không người lái được sử dụng để chụp ảnh công trường đang thi công để tạo ra mô hình đó.

Ngoài ra, máy bay không người lái còn được sử dụng để giải quyết các công việc nguy hiểm hơn, như kiểm tra những cây cầu và các tòa nhà. Điều đó không có nghĩa là các nhà thầu sẽ loại bỏ yếu tố con người mà đồng nghĩa với việc người lao động cần được đào tạo về cách sử dụng công nghệ để thực hiện công việc đó.

Xem thêm: FastWork Fieldforce – Giải pháp chuyên biệt quản lý công việc ngành xây dựng

Công nghệ máy bay không người lái đang được sử ứng dụng rộng rãi tại công trường
Công nghệ máy bay không người lái đang được sử ứng dụng rộng rãi tại công trường

Sử dụng robot

Ngày nay rất dễ dàng để bắt gặp hình ảnh doanh nghiệp sử dụng robot để xếp gạch hay buộc thép do robot rất giỏi trong những công việc đơn giản, có tính chất lặp đi lặp lại.

So với công nhân thì sức lao động của robot đã được thiết lập này nhanh hơn và tốt hơn. 

Tuy vậy thì yếu tố con người vẫn cần thiết để thực hiện một số công việc khác. Ví dụ đối với công việc lát gạch, vẫn cần có một lao động giám sát công việc để đảm bảo các viên gạch được đặt chính xác và được dọn dẹp sạch sẽ sau khi đã được thực hiện xong. Với công việc buộc cốt thép vẫn cần con người để sắp đặt và buộc cốt thép trước khi robot hoạt động.

Thay vì sử dụng robot để thay thế con người thì hầu hết các robot xây dựng hiện nay được dùng để hỗ trợ và nâng cao hiệu suất của người lao động, từ đó giúp họ làm việc hiệu quả hơn.

Robot xây dựng đã được nghiên cứu và ứng dụng tại công trường
Robot xây dựng đã được nghiên cứu và ứng dụng tại công trường

Vận hành thiết bị hạng nặng

Được ứng dụng công nghệ tương tự như công nghệ dành cho ô tô tự lái, các thiết bị hạng nặng tự vận hành hiện nay đang được sử dụng tại công trường cho các công việc như đào, ủi, hoặc xây đắp tại chỗ. Nhờ có công nghệ này mà yếu tố con người được loại bỏ một phần, cho phép nhà thầu triển khai cùng một khối lượng công việc với số lượng công nhân ít hơn.

Ngoài công nghệ tự vận hành được ứng dụng thì các thiết bị hạng nặng này còn được kết hợp hệ thống cảm biến, máy bay không người lái và định vị GPS. Các tính năng này được tích hợp nhằm mục đích điều hướng thiết bị tới địa điểm xây dựng được cho phép và tiến hành dựa xây dựng dựa trên mô hình 3D có sẵn. Công nghệ GPS tăng cường, kết hợp các trạm vệ tinh tại chỗ được ứng dụng để thiết bị có thể khoanh vùng địa lý và cho phép tự vận hành xung quanh địa điểm đó với độ chính xác cao.

Có thể nhận thấy, lợi ích của doanh nghiệp được nhân lên gấp nhiều lần bởi việc áp dụng các công nghệ máy bay không người lái, robot và thiết bị tự vận hành. Trong vòng một thập kỷ tới, lực lượng lao động trưởng thành gần như đã hoàn toàn sử dụng thành thạo máy tính bảng và điện thoại thông minh. Do đó việc việc vận hành những chiếc máy này sẽ là điều cực kỳ đơn giản. Bên cạnh đó thì lực lượng lao động dù ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều hi vọng việc áp dụng công nghệ sẽ khiến công việc được dễ dàng hơn.

Công nghệ máy móc, thiết bị tự vận hành hạng nặng hỗ trợ con người tối đa
Công nghệ máy móc, thiết bị tự vận hành hạng nặng hỗ trợ con người tối đa

Tính liên kết trong công việc

Hiện nay, một vấn đề lớn trong các dự án xây dựng mà các chuyên gia trong ngành đều nhận thấy đó là xây dựng là một ngành có tính chất phân mảnh cao.

Từ các công nhân, kỹ sư, các thiết bị được phân bổ xung quanh công trường. Đến các đối tác liên quan bên ngoài, bao gồm quản lý dự án và khách hàng, thì khi cần thiết thật khó để đưa ra quyết định cùng một lúc.

Công nghệ di động

Ngày nay nhờ vào những chiếc điện thoại thông minh cùng các ứng dụng cho thiết bị di động, đã giúp cho việc giao tiếp và chia sẻ thông tin trong các dự án trở nên dễ dàng hơn.

Thay vì các nhà quản trị dự án, khách hàng, hay chủ đầu tư phải đến văn phòng để tham gia cuộc họp đột xuất thì các doanh nghiệp giờ đây có thể sử dụng công nghệ di động để sắp xếp một cuộc họp lấy ý kiến mà không làm gián đoạn các công việc khác của những người tham gia.

Mọi vấn đề ngay tại công trường sẽ được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả nhờ vào công nghệ giao tiếp trong thời gian thực, điều đó đảm bảo cho mọi bên liên quan đều có tiếng nói và trách nhiệm của mình. Các giải pháp tích hợp được đồng bộ hóa tại thời gian thực cho phép các bộ phận liên quan thêm ghi chú, thay đổi bản vẽ, phản hồi ngay lập tức. Để từ đó cùng lúc thông tin được chia sẻ với tất cả những cá nhân liên quan đến dự án.

Công nghệ thông tin và thiết bị di động ngày nay đã hỗ trợ tối đa việc giao tiếp và chia sẻ thông tin
Công nghệ thông tin và thiết bị di động ngày nay đã hỗ trợ tối đa việc giao tiếp và chia sẻ thông tin

>>> Tham khảo Phần mềm quản lý công việc trực tuyến FastWork Workplace

BIM (Building Information Modeling)

Mô hình hóa thông tin tòa nhà (BIM) là một quy trình tiên tiến dựa trên các mô hình kỹ thuật số 3D để tạo điều kiện hợp tác xuyên suốt giữa các bên liên quan trong một dự án thiết kế, hạ tầng và xây dựng.

Với mô hình BIM, mọi cá nhân liên quan đều làm việc với thông tin được cập nhật mọi lúc.

Các thay đổi từ mô hình BIM đều diễn ra trong thời gian thực, do vậy khi có bất kỳ thay đổi hoặc cập nhật nào đó đều được thông báo đến tất cả các cá nhân liên quan đến dự án. 

Lịch trình trong mô hình BIM được mô phỏng do vậy việc trình bày trực quan quá trình xây dựng cho phép các thành viên trong dự án có thể lập kế hoạch cho từng giai đoạn triển khai.

Việc kết hợp công nghệ ứng dụng VR và BIM sẽ giúp hợp tác và giao tiếp trở nên dễ dàng hơn nhờ vào dự án sẽ được trực quan hóa đa dạng và phong phú. Hiện nay, hầu hết các ứng dụng thực tế ảo đang được phát triển cho ngành công nghiệp xây dựng (AEC) đang sử dụng mô hình BIM làm cơ sở tạo ra môi trường ảo. 

Công nghệ thực tế ảo trong các dự án và công trình xây dựng sẽ giúp người quản trị dự án xây dựng và nhà thầu có thể dễ dàng theo dõi và quan sát tiến độ thông qua việc áp dụng lên mô hình BIM. Bên cạnh đó quản trị dự án xây dựng cũng có thể truy cập danh sách kiểm báo cáo hàng ngày trên màn hình hiển thị. Nhà thầu hay quản trị dự án có thể lập tức chụp ảnh hoặc ghi lại thông qua công nghệ AR để gửi cho các cá nhân liên quan trong trường hợp dự án có vấn đề.

Mô hình hóa thông tin tòa nhà (BIM)
Mô hình hóa thông tin tòa nhà (BIM)

Tổng kết lại ứng dụng công nghệ trong xây dựng

Những lợi ích mà công nghệ đem lại đã khiến các doanh nghiệp xây dựng bắt đầu triển khai ứng dụng công nghệ lên các công trình. Có thể nhận thấy những doanh nghiệp đi đầu trong việc nghiên cứu và triển khai công nghệ trong xây dựng đang gặt hái được nhiều thành quả. Thể hiện cụ thể ở việc doanh nghiệp tăng năng suất lao động, công tác kết nối tốt hơn và tiến độ dự án được hoàn thành đúng thời hạn. Đồng nghĩa với việc tiết kiệm được ngân sách và tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

Dù việc thay đổi là một thử thách không nhỏ đối với các doanh nghiệp hiện nay. Nhưng nếu từ chối đổi mới thì sớm muộn những doanh nghiệp đó cũng không còn khả năng cạnh tranh với những đối thủ đang áp dụng và triển khai các giải pháp công nghệ hiện đại.

>>> Xem thêm Cơ hội và thách thức tự động hóa ngành xây dựng

>>> Xem thêm Thời đại công nghệ số và sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành xây dựng phần 1

Theo Kendall Jones: https://www.constructconnect.com/blog/technology-reshaping-construction-industry

Leave a Reply