Zalo Youtube Phone

Tổng hợp 35 ứng dụng nên sử dụng khi Làm việc từ xa

By 30 Tháng Bảy, 2021Tháng Tám 17th, 2021Review công nghệ, Tin tức

Trong thời điểm Việt Nam đang đối mặt với làn sóng Covid-19 khắc nghiệt nhất từ trước đến nay, làm việc từ xa đã và đang là phương thức bắt buộc áp dụng và được ưu tiên triển khai trong tương lai tại hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn nhằm hạn chế lây nhiễm chéo, đảm bảo an toàn sức khỏe cho đội ngũ cán bộ, nhân viên. Xóa bỏ nỗi lo giảm hiệu suất và chậm tiến độ công việc, FastWork giới thiệu đến bạn 35 ứng dụng làm việc từ xa tương ứng với 10  nhóm công cụ phổ biến nên sử dụng khi remote working. 

1. Nhóm ứng dụng chat, trao đổi nhanh thông tin

Trao đổi, thảo luận liên quan đến công việc là hành động diễn ra thường xuyên dù làm việc tại nhà hay tại văn phòng. Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, rất nhiều các ứng dụng chat online miễn phí ra đời thay thế cho hình thức nhắn tin mất phí truyền thống. Với giao diện thân thiện, dễ dùng, nó hỗ trợ các cá nhân tương tác thuận tiện dù ở bất kỳ vị trí địa lý nào. 5 công cụ làm việc từ xa hỗ trợ trao đổi thông tin được tin dùng và khiến người dùng hài lòng nhất tại Việt Nam bao gồm:

  • Zalo: Zalo là ứng dụng nhắn tin, gọi điện & video call miễn phí hoạt động trên hai nền tảng chính là máy tính và điện thoại. Ứng dụng chat này có dung lượng nhẹ, ít tốn dữ liệu mạng và có giao diện thân thiện với mọi người, do vậy Zalo phù hợp mới mọi lứa tuổi người dùng. Zalo cho phép chia sẻ file tài liệu, hình ảnh lên đến 20 MB với chất lượng HD, thu hồi tin nhắn đã gửi, ghim thông tin quan trọng,…..
  • Telegram: Nằm trong top các công cụ giao tiếp, làm việc từ xa, sở hữu 200 triệu người dùng trong đó có 700.000 người dùng thường xuyên, Telegram được đánh giá là một trong những ứng dụng chat nhóm miễn phí tốt nhất trên thế giới. Telegram có tính bảo mật cao, không có tin nhắn rác và tin nhắn quảng cáo, phù hợp sử dụng tại các doanh nghiệp.
  • Skype: Là ứng dụng thuộc sở hữu của Microsoft nên Skype dễ dàng kết nối với Microsoft Teams để quản lý công việc, quản lý nhóm. Ưu điểm của Skype là tính bảo mật cao, đường truyền ổn định tuy nhiên nhược điểm là hay gặp lỗi kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ kém.
  • Viber: Ngoài các tính năng chat, chia sẻ hình ảnh, tài liệu có mặt ở hầu hết các ứng dụng, điểm nổi bật của Viber là đồng bộ hóa danh bạ và có thể gọi điện ngay cả các số điện thoại ngoài nền tảng. Hỗ trợ 60 ngôn ngữ, tạo nhóm tối đa 40 người tuy nhiên không có chức năng Facetime.
  • Facebook Messenger: Messenger cũng sở hữu đầy đủ các tính năng như chat riêng tư, chat nhóm, gọi thoại, video call hay chia sẻ tài liệu, hình ảnh, vị trí thuận tiện. Tuy nhiên, người dùng phản ánh thường xuyên bị làm phiền bởi những tin nhắn rác, spam – kèm theo khả năng bảo mật kém nên Messenger không được khuyến khích dùng tại các doanh nghiệp.
5 ứng dụng trao đổi thông tin phổ biến
5 ứng dụng trao đổi thông tin phổ biến

2. Ứng dụng làm việc từ xa: Nhóm ứng dụng họp trực tuyến

Các ứng dụng họp trực tuyến không chỉ giúp kiểm soát chính xác tình hình làm việc từ xa tại nhà của nhân sự mà còn là phương tiện kết nối đội ngũ, chia sẻ tài liệu dễ dàng và truyền tải chính xác quan điểm mà đôi khi việc nhắn tin có thể gây hiểu lầm. 

  • Zoom Cloud Meeting: Đây là ứng dụng họp trực tuyến lý tưởng được hơn 170.000 tổ chức đã và đang sử dụng. Zoom hỗ trợ sử dụng đa nền tảng, thiết bị, chia sẻ màn hình với độ nét cao. Đặc biệt là chức năng ghi âm lại cuộc họp giúp các cá nhân không thể tham gia vẫn cập nhật, nắm bắt được thông tin. Zoom cung cấp cả bản miễn phí và bản trả phí với mức giá hợp lý.
  • Google Meeting: Google Meeting cho phép bất cứ ai có tài khoản Google đều có thể tạo lịch họp kéo dài 60 phút, tối đa 100 người tham gia. Với giao diện thân thiện, người dùng dễ dàng sử dụng và truy cập Google Meeting từ bất kỳ trình duyệt Web hay thiết bị thông minh nào. Đối với gói trả phí, Google Meeting cho phép tối đa 250 người tham gia cũng như phát trực tiếp cho tối đa 100.000 người xem trong một miền.
  • Skype: Skype là ứng dụng nhắn tin và gọi nhóm quen thuộc, dành cho các cá nhân hoặc nhóm nhỏ với các gói gọi truyền hình tối đa là 100h/ tháng, 10h/ ngày và 4h/ ngày. Skype có khả năng bảo mật chặt chẽ, dễ dàng tích hợp với các chương trình Microsoft Office. Tuy nhiên nếu bạn có nhu cầu sử dụng Skype cho các cuộc họp trực tuyến của doanh nghiệp, nên nâng cấp phiên bản trả phí Skype For Business.
3 ứng dụng họp trực tuyến tiêu biểu
3 ứng dụng họp trực tuyến tiêu biểu

3. Nhóm ứng dụng quản lý công việc

Đối mặt với bài toán giảm hiệu suất và chậm tiến độ khi làm việc từ xa, hầu hết các doanh nghiệp đã nhanh chóng tiếp cận và triển khai các phần mềm quản lý công việc cho nhóm/doanh nghiệp, hỗ trợ vận hành nhằm kiểm soát nhân viên – duy trì hiệu suất làm việc – thông suốt thông tin. Những phần mềm này cũng được sử dụng với mục đích quản lý nhân viên làm việc từ xa.

4 phần mềm quản lý công việc tốt nhất được đánh giá cao bởi hầu hết người dùng bao gồm:

  • FastWork Workplace: FastWork cung cấp phần mềm quản lý công việc trực tuyến giúp ban lãnh đạo kiểm soát tập trung tiến độ triển khai công việc của từng cá nhân, phòng ban chỉ với một thiết bị di động. Việc kiểm soát tình hình làm việc tại nhà của nhân viên trở nên đơn giản hơn khi yêu cầu toàn bộ nhân viên khởi tạo và báo cáo công việc hàng ngày trên phần mềm, các trao đổi – tài liệu chia sẻ cũng được quản lý & lưu trữ tập trung, không giới hạn. Bạn cũng có thể giao việc nhanh chóng, kèm deadline cụ thể, và nhận được thông báo tức thời nhân viên cập nhật hoàn thành  công việc.
  • Trello: Trello là phần mềm quản lý công việc từ xa được phát triển nước ngoài, được xây dựng dựa trên mô hình Kanban (dạng bảng). Giao diện quản lý của Trello là một bảng thông tin, trực quan hóa trạng thái, tiến độ công việc tương ứng với các cột. Ví dụ: To do, Doing và Done. Thiết kế tối giản, dễ dàng thay đổi thời gian thực hiện, trạng thái công việc bằng cách kéo thả giữa các cột với nhau.
  • Asana: Asana cũng là phần mềm quản lý công việc nước ngoài đang được đánh giá tốt, có khá nhiều khách hàng lớn sử dụng như Deloitte, Salesforce, VOXMedia,… Phần mềm giúp tổ chức công việc và kết nối đội nhóm chặt chẽ, hiệu quả. Giao diện của phần mềm Asana khá đẹp mắt, khoa học và đầy đủ thông tin. Dễ dàng thêm công việc, sắp xếp mức độ ưu tiên và thời gian hoàn thành công việc theo tầm quan trọng.
  • Wrike: Wrike được đánh giá là phần mềm quản lý công việc tốt và dễ sử dụng với 20.000 tổ chức trên toàn thế giới sử dụng. Phần mềm phù hợp để quản lý, giao việc cho đội và nhóm từ 5 thành viên trở lên, không giới hạn người dùng. Cung cấp thông tin quản lý công việc qua bảng Kanban, biểu đồ Gantt, tích hợp sẵn với phần mềm quản lý tệp phổ biến nhất của Microsoft, Google, Dropbox, cùng với phần mềm bán hàng và tiếp thị từ Salesforce và Marketo.
4 ứng dụng quản lý công việc từ xa
4 ứng dụng quản lý công việc từ xa

4. Nhóm ứng dụng hỗ trợ từ xa

Trong thời gian làm việc từ xa, do không thể sắp xếp được các cuộc gặp trực tiếp, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ từ xa để hỗ trợ, tư vấn khách hàng – giảm tác động tới hoạt động kinh doanh. 

  • Ultraviewer: UltraViewer cung cấp ngôn ngữ tiếng Việt, thuận tiện cho các doanh nghiệp Việt sử dụng và triển khai nhanh chóng – dễ dàng. Ứng dụng này cho phép người dùng truy cập miễn phí vĩnh viễn với tốc độ nhanh đảm bảo sự kết nối và khả năng làm việc rất tốt. Đây được coi là một công cụ hỗ trợ từ xa được khuyến khích áp dụng khi sở hữu hệ thống tính năng không thua kém các phiên bản nước ngoài.
  • Teamviewer: TeamViewer cũng là một công cụ khá ấn tượng và rất được ưa chuộng cung cấp 2 phiên bản cao cấp & miễn phí. Các tính năng tập trung giải quyết vấn đề xoay quanh việc hỗ trợ điều khiển từ xa phục vụ truy cập và kết nối trực tuyến dễ dàng. Tuy nhiên với phiên bản miễn phí, TeamViewer bị giới hạn thời gian gây gián đoạn công việc, còn việc mua bản quyền teamviewer phiên bản cao cấp thì chi phí tương đối cao.
  • Splashtop: Splashtop có ưu thế ở tốc độ làm mới màn hình và khả năng truyền tải âm thanh, video từ xa rất tốt. Đặc biệt Splashtop phù hợp với môi trường lĩnh vực giáo dục khi có khả năng tạo một lớp học ảo giúp bạn dễ xử lý và điều khiển.
3 ứng dụng hỗ trợ từ xa
3 ứng dụng hỗ trợ từ xa

5. Nhóm ứng dụng lưu trữ tài liệu

Việc ứng dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây giúp lưu trữ dữ liệu an toàn – bảo mật – chia sẻ thuận tiện ngày càng được các doanh nghiệp triển khai rộng rãi. Bạn có thể sử dụng phiên bản miễn phí giới hạn dung lượng hoặc nâng cấp lên phiên bản cao cấp hơn với nhiều tính năng chuyên sâu hơn. 

  • DropBox: Người dùng Dropbox được cung cấp dung lượng miễn phí 2GB và có thể tăng lên 16GB nếu giới thiệu cho bạn bè cùng tham gia hoặc liên kết với phương tiện truyền thông xã hội. Dropbox hỗ trợ chia sẻ tài liệu dễ dàng, tự động cập nhật, sao lưu dữ liệu và lưu trữ vào điện thoại, máy tính người dùng đồng thời trên cả website Dropbox.
  • Google Drive: Google Drive cho phép người dùng mới 15GB dung lượng miễn phí để lưu trữ hình ảnh, câu chuyện, bản vẽ, bản ghi âm, video và các nội dung khác. Ưu điểm của dịch vụ đám mây này là tốc độ download và upload khá nhanh, phân quyền cụ thể đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu.
  • Onedrive: Onedrive là dịch vụ lưu trữ đám mây của Microsoft, cung cấp 5GB miễn phí cho người dùng mới đăng ký và có thể mở rộng dung lượng lưu trữ khi đồng bộ hóa ảnh trên thiết bị di động hoặc giới thiệu bạn bè. Onedrive có nhiều điểm tương đồng với DropBox tuy nhiên không linh hoạt bằng do hạn chế thiết bị đồng bộ.
3 ứng dụng lưu trữ điện toán đám mây
3 ứng dụng lưu trữ điện toán đám mây

6. Nhóm ứng dụng quản lý nhân sự (chấm công từ xa)

Ngoài nỗi lo quản lý công việc thì quản lý thời gian của nhân sự khi làm việc tại nhà cũng là vấn đề đau đầu của rất nhiều chủ doanh nghiệp. Một số đơn vị có áp dụng phương thức điểm danh qua Zoom, Google Meeting sau đó các trưởng bộ phận gửi lại báo cáo chấm công hàng ngày của các thành viên cho bộ phận hành chính, nhân sự tổng hợp và quản lý. Tuy nhiên, hình thức này tồn tại khá nhiều bất cập như tốn kém thời gian, nguồn lực, gian lận sửa công cho những cá nhân thân thiết. Một số ứng dụng quản lý nhân sự (chấm công từ xa) doanh nghiệp có thể cân nhắc thay thế giải quyết trọn vẹn bài toán thiếu minh bạch trong việc quản lý nhân sự từ xa.

Tìm hiểu thêm: 7 phần mềm quản lý nhân sự toàn diện cho doanh nghiệp
  • FastWork FaceID: Đây được xem là giải pháp chấm công mùa dịch thu hút sự quan tâm triển khai của hầu hết các doanh nghiệp Việt. FastWork cung cấp ứng dụng chấm công khuôn mặt định vị vị trí đầu tiên tại Việt Nam, giúp việc quản lý nhân sự WFH đơn giản – minh bạch – chính xác. Mỗi nhân sự sẽ được khởi tạo 1 tài khoản trên FastWork, thiết lập vị trí chấm công theo đúng địa chỉ nhà nhân sự cung cấp và thực hiện chấm công dễ dàng thông qua chụp ảnh khuôn mặt. Dữ liệu chấm công sẽ được cập nhật tức thời trên hệ thống bao gồm ca làm việc, thời gian, vị trí và hình ảnh chấm công. Tính năng cảnh báo sai vị trí, sai khuôn mặt giúp ban lãnh đạo nắm bắt chính xác tình hình làm việc tại nhà của đội ngũ, tránh tình trạng gian lận công, sửa công thiếu công bằng.
  • Wisami: WISAMI là phần mềm có chức năng ghi nhận công trực tuyến tự động, lưu trữ hồ sơ từng nhân viên và quản lý thời gian thực của nhân viên đi làm, báo cáo được giờ ra vào,…. Hiện nay thì Wisami đã được tích hợp trên cả di động và chấm công bằng máy quét thẻ. Sử dụng linh hoạt trên thiết bị có kết nối Wifi, 3G/ 4G.
  • Kronos: Với giao diện đầy tính cổ điển nhưng không kém phần trực quan, Kronos là 1 trong những nền tảng chấm công đám mây nước ngoài đầu tiên xuất hiện và được đánh giá rất cao trong lĩnh vực chấm công, quản lý giờ giấc và vắng mặt. Ứng dụng có sẵn trên các thiết bị IOS & Android, sử dụng đồng hồ màn hình cảm ứng 7 inch, cho phép nhân viên check in bằng dấu vân tay hoặc thẻ.
3 ứng dụng quản lý nhân sự (chấm công từ xa)
3 ứng dụng quản lý nhân sự (chấm công từ xa)

7. Nhóm ứng dụng truyền thông nội bộ

Bất cả là làm việc tại văn phòng hay từ xa thì việc ban hành các văn bản, thông báo luôn là hoạt động xảy ra hàng ngày trong nội bộ doanh nghiệp. Để đảm bảo mọi thông tin truyền tải đến nhân sự đúng – đủ ý và thuận tiện cho việc quản lý, 3 ứng dụng truyền thông nội bộ sau rất cần thiết cho doanh nghiệp.

  • FastWork News: FastWork News giúp chuẩn hóa quy trình soạn thảo – phê duyệt – ban hành thông báo nội bộ trên một giao diện thống nhất. Lưu trữ và quản lý tập trung các thông báo theo loại, mức độ quan trọng, trạng thái. Đồng thời xây dựng môi trường trao đổi, thảo luận xuyên suốt giữa các thành viên, ghi nhận & xét duyệt phản hồi của nhân sự.
  • Igloo: Igloo chuyên về mạng nội bộ xã hội để quản lý tài liệu, bao gồm kiểm soát phiên bản và nhận xét về tất cả các loại nội dung (microblog, wiki, diễn đàn thảo luận, nhiệm vụ và tài liệu). Là kênh cộng đồng cho phép nhân viên tương tác liên tục, có thể được quản lý bởi nhóm chức năng cụ thể, như nhân sự, bán hàng hoặc kỹ thuật.
  • OnSemble: OnSemble là ứng dụng truyền thông nội bộ nước ngoài cho phép nhân viên và nhóm làm việc chia sẻ tài liệu, tệp, hình ảnh, video. Nơi lưu trữ hệ thống thông tin & đường dây liên hệ liên tục về doanh nghiệp cho chính tổ chức bạn cung cấp. Xây dựng môi trường cộng tác toàn diện, củng cố sự tin tưởng lẫn nhau giữa cán bộ nhân viên với doanh nghiệp và ngược lại.
3 ứng dụng truyền thông nội bộ
3 ứng dụng truyền thông nội bộ

8. Nhóm ứng dụng quản lý chăm sóc khách hàng

Khách hàng luôn là yếu tố cuối cùng chúng ta hướng tới với mục đích duy nhất là bán sản phẩm, gia tăng doanh thu. Khi làm việc từ xa, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ gặp phải không ít khó khăn trong việc quản lý chăm sóc khách hàng của nhân sự, điều phối lead họ có liên hệ ngay không? Quá trình tư vấn đến đâu rồi? Có gặp vấn đề gì không? Chỉ khi số hóa toàn bộ lên phần mềm CRM, mọi câu hỏi, thắc mắc mới được giải đáp.

  • FastWork CRM: FastWork CRM cung cấp đầy đủ các tính năng cốt lõi trong hoạt động CRM cho doanh nghiệp. Hỗ trợ hiệu quả cho các phòng ban: Phòng Marketing, Phòng Telesales, Phòng kinh doanh và Phòng chăm sóc khách hàng. FastWork cho phép tích hợp liền mạch tất cả các ứng dụng phổ biến. FastWork cung cấp API giúp tự động hóa đồng bộ dữ liệu từ tất cả các công cụ bạn sử dụng.
  • SalesForce CRM: Salesforce cung cấp hệ thống CRM dựa trên cơ sở điện toán đám mây – là nền tảng CRM thống trị thị trường với hơn 14% thị phần. Các tính năng từ quản trị bán hàng – Marketing – dịch vụ của Salesforce đều làm hài lòng không chỉ các doanh nghiệp lớn nhỏ mà ngay cả khách hàng cũng rất thích thú. Salesforce CRM tích hợp được với một số dịch vụ khác như Trò chuyện (trên Mạng xã hội của doanh nghiệp) và có thể hoạt động trên các thiết bị dùng hệ điều hành iOS và Android.
  • Zoho CRM: Zoho cung cấp phiên bản CRM miễn phí cho ba người sử dụng trở xuống và có chi phí khoảng từ $12 đến $35 cho mỗi người sử dụng/tháng trên ba mức hỗ trợ khác nhau (tiêu chuẩn, chuyên nghiệp, và cao cấp). Phần mềm còn có một API cho các nhà phát triển – những người muốn xây dựng các tích hợp tùy chỉnh. Các ứng dụng di động của Zoho CRM chạy được trên các thiết bị iOS, Android, và Blackberry.
  • HubSpot CRM: HubSpot CRM là phần mềm dễ sử dụng và có mức giá hợp lý, nó tích hợp được với các phần mềm phổ biến và tự động hóa các công việc có tính chất lặp đi lặp lại. Mặc dù không có nhiều tính năng nâng cao bằng Zoho CRM nhưng đối với người mới bắt đầu sử dụng hệ thống CRM thì HubSpot vẫn là một sản phẩm nên được cân nhắc hàng đầu.
Tìm đọc thêm: Review chi tiết 8 phần mềm CRM cho mọi doanh nghiệp
4 ứng dụng quản lý khách hàng  khi làm việc từ xa
4 ứng dụng quản lý khách hàng khi làm việc từ xa

9. Nhóm ứng dụng xử lý văn bản trực tuyến

Làm việc từ xa đồng nghĩa với việc bạn phải giải quyết trực tuyến mọi thứ, bao gồm cả việc ban hành – phê duyệt các văn bản, công văn đi đến. Các ứng dụng sau đây hỗ trợ số hóa toàn bộ các văn bản lên phần mềm, đảm bảo quá trình xử lý diễn ra xuyên suốt – nhanh chóng & chính xác.

  • FastWork Dispatch: FastWork Dispatch giúp chuẩn hóa quy trình tiếp nhận – xử lý văn bản đi/ đến, tránh thất thoát văn thư. Quản lý – lưu trữ – phân loại theo nhóm phục vụ công tác tra cứu – tìm kiếm dễ dàng mọi lúc mọi nơi. Tính bảo mật cao.
  • Doceye: DocEye là một hệ thống được sử dụng để thu nhận, quản lý, lưu trữ và phân phối toàn bộ thông tin phi cấu trúc của tổ chức tới người dùng, tới các ứng dụng khác và tới các quy trình nghiệp vụ của tổ chức đó. Hỗ trợ tìm kiếm – quản lý chia sẻ tài liệu nhanh chóng, tiết kiệm chi phí quản lý, bảo mật thông tin.
  • Samepage: Samepage hỗ trợ giao tiếp, quản lý tác vụ, chia sẻ tệp và cộng tác tài liệu nhóm theo thời gian thực trong một không gian làm việc cộng tác dựa trên điện toán đám mây. Cho phép xử lý văn bản trực tuyến xuyên suốt, đồng bộ thông tin, tránh sai sót, lệch lạc.
3 ứng dụng xử lý văn bản trực tuyến khi làm việc từ xa
3 ứng dụng xử lý văn bản trực tuyến

10. Nhóm ứng dụng tăng cường sự tập trung

Ngoài nhóm 9 công cụ làm việc từ xa phục vụ quản trị và vận hành doanh nghiệp, ban lãnh đạo có thể giới thiệu đến nhân sự những ứng dụng làm việc từ xa giúp tăng khả năng tập trung để cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc.

  • AppBlock: AppBlock là một giải pháp mạnh tay đối với những con nghiện smartphone. Đây là một ứng dụng khá toàn diện, bao gồm đa dạng các tính năng như điều chỉnh giờ chặn, ngày chặn, số lượng app cần chặn,… Bên cạnh đó, bạn còn có thể phân chia các ngày trong tuần dưới những danh mục khác nhau: đi làm, đi học, ngày nghỉ,…
  • Forest: Forest là một ứng dụng có thể giúp bạn tập trung bằng cách trồng một cái cây ảo. Cây sẽ chỉ phát triển nếu bạn không sử dụng điện thoại của bạn trong khoảng thời gian mà bạn đã thiết lập. Nếu bạn thoát khỏi ứng dụng, cây sẽ chết ngay lập tức!  Nếu tránh xa được điện thoại trong một thời gian nhất định (20-25 phút), bạn sẽ được thưởng một cái cây bé xinh. Ngoài ra, bằng cách tích lũy đủ điểm, bạn cũng có thể mua những cây ảo khác để trồng. Chẳng mấy chốc, với sự tập trung làm việc, bạn sẽ trồng được cả một rừng cây thôi!
  • Focus Booster: Focus Booster là một dụng là vô cùng linh hoạt. Ứng dụng này cho phép bạn thiết lập thời gian dành cho công việc, nghỉ ngơi bằng cách tạo các biểu đồ hiển thị cho bạn thời gian trong ngày đã được phân bổ như thế nào. Bạn có thể tối đa hóa lượng thời gian bạn muốn sử dụng trong ngày. Bởi vậy, sự tập trung của bạn sẽ tăng cao hơn.
  • Noisli: Noisli là một website cung cấp những âm thanh giúp bạn thư giãn khi làm việc. Website nổi tiếng với các loại âm thanh như tiếng lá rụng, chim hót, tiếng mưa, sấm, gió thổi… Không chỉ vậy, bạn còn có thể chọn nhiều kiểu âm thanh cùng lúc và điều chỉnh âm lượng mỗi âm thanh sao cho hợp ý mình nhất. Nếu đăng ký tài khoản trên Noisli, bạn còn có thể lưu lại các kiểu kết hợp âm thanh mà mình đã tạo ra để nghe lại sau.
4 ứng dụng gia tăng sự tập trung khi làm việc từ xa
4 ứng dụng gia tăng sự tập trung

Trên đây là bộ 10 nhóm công cụ bao gồm 35 ứng dụng làm việc từ xa. Hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được những giải pháp phần mềm hỗ trợ phù hợp để hoạt động WFH nhanh chóng ổn định.

Là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp hệ thống giải pháp quản trị & điều hành doanh nghiệp trực tuyến, FastWork phát triển bộ giải pháp Work From Home quản lý thời gian và công việc toàn diện – tự hào được hơn 300+ doanh nghiệp triển khai áp dụng mạnh mẽ kể từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, làm việc tại nhà được triển khai trên diện rộng.

Bộ giải pháp Work From Home

Qúy doanh nghiệp quan tâm vui lòng liên hệ Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin vào Form đăng ký dưới đây!

Đăng ký tư vấn

Leave a Reply