TOP các thương hiệu xây dựng văn hóa doanh nghiệp “đỉnh cao”

By 31 Tháng Năm, 2021Tháng Mười Một 16th, 2021Business Hack, Kiến thức, Nhân sự

Thông qua một số ví dụ về văn hóa doanh nghiệp “đỉnh cao” dưới đây sẽ cho người đọc thấy xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một chặng đường dài và không hề bằng phẳng đối với tất cả các doanh nghiệp ở mọi quy mô và lĩnh vực. 

Bằng các chính sách đãi ngộ dành cho nhân sự, các doanh nghiệp đang dần tạo ra  môi trường làm việc lý tưởng và củng cố văn hóa cho đơn vị mình.

Lương và thưởng là yếu tố quan trọng, tuy nhiên một gói phúc lợi dành cho nhân viên sẽ tạo nên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân sự. 

Có đến 80% nhân viên cho biết họ sẽ lựa chọn các phúc lợi bổ sung cho nhân viên thay vì tăng lương. 

Dưới đây là một số ví dụ về văn hóa doanh nghiệp về các đơn vị có chế độ phúc lợi tốt nhất cho nhân sự của mình bao gồm: Google, Microsoft, Airbnb và một số doanh nghiệp khác.

Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp

Các chương trình chăm sóc sức khỏe cho nhân viên

Bao gồm Google, Microsoft, Whole Foods Market, v.v..

Một trong những ví dụ về văn hóa doanh nghiệp điển hình cung cấp các chương trình chăm sóc sức khỏe cho nhân viên chính là Google, Microsoft, Whole Foods Market, v.v. 

Có đến 89% nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp có hỗ trợ các gói dịch vụ sức khỏe sẽ giới thiệu về nơi mình làm việc đến những người khác. 

Việc cung cấp các chương trình chăm sóc sức khỏe mang đến lợi ích cho cả người sử dụng lao động và nhân sự.

Google

Một số doanh nghiệp cung cấp các phúc lợi như bữa trưa miễn phí và phòng tập thể dục. “Ông lớn” Google thực hiện tất cả những điều này và nhiều hơn thế nữa trong khuôn viên làm việc của họ. 

“Gã khổng lồ công nghệ” này đã được Comparably bình chọn đứng đầu về về văn hóa công ty toàn cầu vào năm 2021. Google giành chiến thắng khi cung cấp dịch vụ mát-xa miễn phí, chăm sóc và trị liệu thần kinh cột sống, chăm sóc y tế tại chỗ. Nhân viên của Google có thể phát triển kỹ năng bản thân qua các khóa học miễn phí.

Google là một điển hình thành công trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Google là một điển hình thành công trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Microsoft

Tại công ty công nghệ lớn Microsoft, họ không chỉ chi trả các chi phí gym & fitness cho nhân viên mà còn cung cấp các lựa chọn thực phẩm lành mạnh tại các quán cà phê trong khuôn viên.

Công ty còn cung cấp dịch vụ kiểm tra sức khỏe miễn phí cho nhân sự và gia đình của họ. Nhân viên sẽ được kiểm tra các căn bệnh như tim mạch và tiểu đường, cũng như nhận được lời khuyên chăm sóc sức khỏe từ các dược sĩ và bác sĩ tại chỗ.

Tập đoàn công nghệ Microsoft là một không gian làm việc đáng mơ ước của mọi nhân viên trên toàn thế giới
Tập đoàn công nghệ Microsoft là một không gian làm việc đáng mơ ước của mọi nhân viên trên toàn thế giới

Whole Foods Market

Chuỗi siêu thị đa quốc gia Whole Foods Market mang đến gói chăm sóc sức khỏe có tên là Total Health Immersion Program dành cho nhân sự của mình. Các nhân sự được chọn sẽ được đi nghỉ mát trong thời gian một tuần. Mọi chi phí sẽ được công ty chi trả, đối với vợ/chồng của nhân viên cùng tham gia, công ty sẽ chi trả 50% mức chi phí. 

Chế độ nghỉ thường niên (Chế độ nghỉ hàng năm)

Bao gồm Netflix, LinkedIn và nhiều công ty khác

Nói đến các ví dụ về văn hóa doanh nghiệp “đỉnh cao” không thể không nhắc đến Netflix và LinkedIn. 

Netflix, LinkedIn và nhiều công ty khác cho phép nhân sự nghỉ thường niên không giới hạn. Ở Mỹ, số ngày nghỉ phép trung bình hàng năm của nhân viên là 10 ngày trong năm đầu tiên và tăng lên 15 ngày sau 5 năm làm việc. 

Tại một quốc gia có số ngày nghỉ ít ỏi như vậy, việc Netflix và LinkedIn đưa ra kỳ ngủ hàng năm không giới hạn như một đặc quyền cho nhân sự khiến nhiều người ngạc nhiên.

Netflix

Kể từ khi thành lập, Netflix đã cho nhân viên nghỉ phép không giới hạn để giúp họ cân bằng cuộc sống của mình nhiều hơn và thể hiện sự tin tưởng của công ty đối với nhân sự. Số ngày nghỉ phép của người lao động không được theo dõi nên người lao động có thể nghỉ phép theo ý muốn. Chính sách đặt trọng tâm vào công việc của nhân viên hơn là thời gian họ làm việc.

Không gian làm việc mơ ước từ Netflix - ví dụ về văn hóa doanh nghiệp "đỉnh cao"
Không gian làm việc mơ ước từ Netflix – ví dụ về văn hóa doanh nghiệp “đỉnh cao”

LinkedIn

LinkedIn cung cấp chính sách nghỉ thường niên tương tự cho nhân sự của mình. Công ty công nghệ này bắt đầu áp dụng chế độ nghỉ phép hàng năm không giới hạn vào năm 2015 với chương trình Discretionary Time Off. Thay vì số ngày nghỉ theo hợp đồng, nhân viên có thể làm việc với người quản lý của họ để quyết định nghỉ bao nhiêu ngày và khi nào nghỉ.

Một số công ty công nghệ khác

Một số công ty công nghệ khác cũng cung cấp chế độ nghỉ phép hàng năm không giới hạn cho nhân viên. Chẳng hạn như Dropbox, GitHub và HubSpot, khiến các công ty công nghệ này trở thành một trong những đơn vị cung cấp lợi ích tốt nhất đến nhân sự.

Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp - Không gian làm việc sáng tạo của GitHub
Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp – Không gian làm việc sáng tạo của GitHub

Chế độ nghỉ lễ và giảm giá dịch vụ

Bao gồm Moz, Airbnb, Southwest Airlines, v.v..

Moz

Moz là công ty tiếp thị kỹ thuật số ​​có trụ sở tại Seattle, tuy không cung cấp thời gian nghỉ phép hàng năm không giới hạn, nhưng Moz cung cấp thời gian nghỉ có lương bốn tuần, cao hơn nhiều so với mức trung bình cho nhân sự của mình. 

Hơn thế nữa, Moz còn khuyến khích nhân viên đi du lịch và đi nghỉ hàng năm. Công ty cung cấp cho nhân viên chi phí kỳ nghỉ 3.000 đô la mỗi năm. 

Airbnb

Liên quan đến sức khỏe, các nghiên cứu cho thấy một kỳ nghỉ có thể làm giảm căng thẳng, áp lực và khiến con người hạnh phúc trong 45 ngày. 

Đây là một trong những lý do tại sao Airbnb cung cấp cho nhân viên một gói phúc lợi mỗi năm trị giá 2000 đô la để chi tiêu cho một chuyến đi đến bất kỳ địa điểm nào được liệt kê trên khắp thế giới.

Trụ sở chính của Airbnb - Một ví dụ về văn hóa doanh nghiệp đáng học tập
Trụ sở chính của Airbnb – Một ví dụ về văn hóa doanh nghiệp đáng học tập

Các công ty du lịch

Các công ty du lịch là ví dụ về văn hóa doanh nghiệp điển hình với các chế độ đãi ngộ và lợi ích liên quan đến du lịch. Trong đó có thể kể đến một số doanh nghiệp như Expedia, Booking.com và TripAdvisor. Các công ty này cung cấp các khoản hoàn trả cho kỳ nghỉ của nhân viên lên đến $ 750, có thể gia hạn hàng năm.

Southwest Airlines

Làm việc cho các công ty hãng hàng không cũng là cách tốt nhất để đảm bảo rằng nhân sự được nghỉ phép hàng năm. Nhân viên và người thân của của Southwest Airlines có thể bay miễn phí. Hoặc nhận được thẻ khách để bạn bè của họ có cơ hội tham gia. Nhân viên của United Airlines cũng được đi du lịch miễn phí ở mọi nơi họ bay và chỉ phải trả thuế. 

United Airlines Office
United Airlines Office

Chế độ đào tạo nhân viên

AT&T và Big Three

Các kỳ nghỉ và bữa trưa miễn phí đều là những phúc lợi lý tưởng, tuy nhiên nếu muốn đầu tư cho tương lai, các doanh nghiệp cần chú trọng đến các chương trình đào tạo. 

Một trong những ví dụ về văn hóa doanh nghiệp thành công trong việc cung cấp chế độ đào tạo cho nhân viên chính là AT&T. 

AT&T là công ty viễn thông lớn nhất thế giới có trụ sở tại Mỹ, hàng năm AT&T chi đến 220 triệu USD vào đào tạo nội bộ mỗi năm. Mỗi năm nhân viên của công ty được đào tạo gần 20 triệu giờ, giúp nhân viên nâng cao kỹ năng, năng lực và phát huy hết tiềm năng của mình. 

AT&T thậm chí còn có trường đại học của riêng mình, giảng dạy các chương trình lãnh đạo và quản lý, đồng thời cung cấp các “Nanodegree” ngắn về các kỹ năng kỹ thuật số như phân tích dữ liệu và phát triển web, được cung cấp với sự hợp tác của Udacity. 

AT&T Office
AT&T Office

Có rất nhiều công ty cung cấp các chương trình phát triển khả năng lãnh đạo MBA. Các công ty cung cấp các chương trình phát triển MBA hàng đầu bao gồm Amazon, Microsoft, AB InBev và GSK. Các công ty tư vấn quản lý Big Three như Bain, BCG và McKinsey,  cũng đầu tư rất nhiều vào việc đào tạo những nhân sự tuyển dụng.

Trên đây là một số các thương hiệu xây dựng văn hóa doanh nghiệp “đỉnh cao”  thông qua việc mang đến các chính sách đãi ngộ và chế độ phúc lợi cho nhân viên. Thông qua các ví dụ về văn hóa doanh nghiệp này, nhà quản lý có thể xem xét cân nhắc ứng dụng vào đơn vị mình.

Mời doanh nghiệp tham khảo thêm:
Văn hóa doanh nghiệp – Chìa khóa tối ưu năng suất và giữ chân người tài
6 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp khi nhân viên làm việc từ xa
Giải đáp tất tần tật về văn hóa doanh nghiệp và các Case Study từ thương hiệu lớn

Leave a Reply