10 vấn đề áp lực nhất doanh nghiệp xây dựng phải đối mặt

By 5 Tháng Tám, 2020Tháng Sáu 29th, 2021Business Hack, Kiến thức, Tin nổi bật

Thách thức lớn nhất đối với các dự án xây dựng là gì? Các doanh nghiệp xây dựng trên thị trường hiện nay đều phải đối mặt với các vấn đề xảy ra khi triển khai dự án: thiếu lao động lành nghề, quản trị dự án, nguồn vốn, thay đổi,…

Dù đơn vị của bạn là một nhà thầu sơn, một doanh nghiệp nhỏ, hay một nhà thầu có kinh nghiệm 20 năm trong ngành công nghiệp xây dựng thì những vấn đề sau đây vẫn có thể khiến bạn “đau đầu” bất cứ lúc nào.

Dưới đây là 10 vấn đề áp lực nhất các doanh nghiệp ngành xây dựng đang phải đối mặt hiện nay

1. Thiếu lao động có chuyên môn

Hiện nay, thị trường không đáp ứng đủ lao động lành nghề trong khi nhu cầu ngày càng tăng. Thế hệ trẻ thường được khuyến khích lựa chọn vào đại học hơn là đi học nghề. Bên cạnh đó, trong khi Gen Y chưa thực sự “tiếp quản” ngành thì lực lượng lao động hiện tại đã sắp đến độ tuổi nghỉ hưu..

Ngành xây dựng đang đối mặt với thực trạng thiếu lao động chuyên môn
Ngành xây dựng đang đối mặt với thực trạng thiếu lao động chuyên môn

Các chuyên gia hiện nay đang cố gắng giải quyết vấn đề này ở phạm vi quốc gia. Trong lúc đó nhà thầu và chủ doanh nghiệp nhỏ có thể:

  • Là “người thầy”: Hãy chủ động giới thiệu về tiềm năng ngành xây dựng cho học sinh trung học hoặc sinh viên mới tốt nghiệp. Đây là những nguồn lực tiềm năng thường tìm kiếm công việc trong các tháng hè. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tiếp cận những lao động lành nghề thực sự quan tâm tới lĩnh vực kinh doanh xây dựng. Hãy chia sẻ, hướng dẫn cho họ mọi thứ về kỹ năng quản trị dự án và quản trị doanh nghiệp xây dựng.
  • Tuyển dụng qua agency: giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian do các đơn vị tuyển dụng luôn có sẵn nguồn lao động lành nghề. Họ sẽ tiếp nhận yêu cầu, sàng lọc và đưa ra cho bạn danh sách các lao động phù hợp. . Thông thường, các đơn vị tuyển dụng cũng chịu trách về chi phí trong quá trình tuyển dụng, bao gồm cả khoản bồi thường bảo hiểm.

2. Thiếu kết nối 

Khi dự án gặp sự cố, nguyên nhân chắc chắn đến từ việc kết nối trong dự án bị đứt gãy. Thật may mắn vì công nghệ là phương thức cứu cánh hoàn hảo cho việc này.

Hiện nay, mỗi người đều sở hữu một chiếc điện thoại và có thể dùng điện thoại để gửi email, tin nhắn và giải quyết công việc dự án trên ứng dụng công nghệ xây dựng. Bằng cách này, mọi thành viên trong dự án đều nhận được thông tin kịp thời, giảm độ chậm trễ và thiếu chính xác khi trao đổi, kết nối.

>>> Xem thêm Phần mềm quản lý dự án thi công xây dựng duy nhất tại Việt Nam – FastWork for Contractors

3. Nhà thầu phụ không đáng tin cậy

Nhiều nhà thầu chính gặp khó khăn khi tìm kiếm nhà thầu phụ. Nếu bạn đang cần một nhà thầu phụ sát cánh bên mình, hãy thử tham khảo ý kiến của các đơn vị cung cấp vật liệu và nhà đầu tư. Các đơn vị này thường có nhiều thông tin và có thể cho bạn những gợi ý phù hợp.

 Nhà thầu phụ không đáng tin cậy
Nhà thầu phụ không đáng tin cậy

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể hỏi các nhà thầu phụ khác mà bạn đã từng hợp tác để họ cho bạn một đề xuất.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý kiểm tra giấy phép của nhà thầu phụ và chắc chắn rằng họ đã bổ sung công ty của bạn vào bảo hiểm trách nhiệm chung trước khi hợp tác. 

4. Kế hoạch dự án

Lập kế hoạch là công việc khó khăn ngay cả đối với các chuyên gia xây dựng dày dặn kinh nghiệm. Một lần nữa, ứng dụng công nghệ là phương án giải quyết bài toán lập kế hoạch cho các doanh nghiệp xây dựng. Ứng dụng quản lý dự án cho phép người dùng truy cập và theo dõi tiến trình dự án bằng máy tính, điện thoại, máy tính bảng.

Nhiều ứng dụng còn tích hợp tính năng ghi chú, cho phép người dùng thống kê những công việc cần hoàn thành và cập nhật tiến độ thường xuyên, kịp thời.

>>> Tìm hiểu thêm: Top 3 phần mềm quản lý nhân sự hiện trường đáng trải nghiệm nhất năm 2021

>>> Đừng bỏ qua: Top 9 phần mềm quản lý dự án Xây dựng nổi bật được chuyên gia khuyên dùng

5. Chi phí bảo hiểm xây dựng cao

Bảo hiểm xây dựng là một phần trong chi phí kinh doanh. Tuy nhiên đây không phải là khoản cho phép bạn chi “quá tay”. Bằng việc mua bảo hiểm kết hợp, không để quá hạn và điều chỉnh các điều khoản hàng năm, bạn có thể tiết kiệm một khoản chi phí cho bảo hiểm xây dựng.

6. Sự đổi ý của chủ nhà

Chủ nhà thường đưa ra những yêu cầu thay đổi khi dự án đã đi được nửa chặng đường hay gần hạn thanh toán. Họ sẽ không quan tâm tới những yêu cầu chính họ đã đưa ra trước đó. 

Để đảm bảo quyền lợi, danh tiếng và lợi nhuận ròng của công ty, bạn cần có các điều khoản được ký kết rõ ràng qua mỗi lần thay đổi của khách hàng.

Dự án sẽ có những điều chỉnh khi chủ nhà đổi ý
Dự án sẽ có những điều chỉnh khi chủ nhà đổi ý

7. Dòng tiền mặt khả dụng

Các đơn vị xây dựng phải đảm bảo thanh toán cho nhà thầu phụ,, công nhân, chủ đầu tư, đơn vị cung cấp vật liệu, cho thuê thiết bị…Nhưng bạn lại không được thanh toán cho đến khi dự án hoàn thành. Nếu bạn không có đủ dòng tiền mặt khả dụng, đây sẽ là vấn đề rất lớn.

Để đảm bảo được lợi nhuận và danh tiếng, bạn nên chuẩn bị sẵn một dòng tiền khả dụng để chi trả chi phí cần thiết mà chưa đến giai đoạn nghiệm thu..

8. Quản lý tài liệu

Hợp đồng, phụ lục phát sinh, đơn đặt hàng vật liệu, biên lai, hóa đơn, hồ sơ nhân viên, giấy chứng nhận bảo hiểm… Với hàng trăm loại giấy tờ như vậy, việc quản lý thủ công sẽ mất nhiều thời gian, khó kiểm soát và dễ thất lạc..

Đã đến lúc các doanh nghiệp ngành xây dựng thay đổi điều này. Giải pháp ở đây là bạn sử dụng phần mềm quản lý tài liệu để sắp xếp chúng thành những thông tin điện tử lưu trữ. Nhờ đó, việc sắp xếp, tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn. Việc lưu trữ online trên hệ thống đám mây cũng là phương án hạn chế thất lạc giấy tờ hiệu quả.

>>>Tham khảo Số hóa giấy tờ với phần mềm quản trị dự án

9. Câu chuyện đổ lỗi

Khi sự cố ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình xây dựng. Nhà thầu chính trách móc nhà thầu phụ, chủ nhà trách móc nhà thầu, quản lý dự án trách móc chủ đầu tư, …

Khi trường hợp xấu nhất xảy “hãy ngừng trách móc lẫn nhau”. Hãy bắt tay ngay vào phương án đề phòng rủi ro theo kế hoạch. Phương án giải quyết trước khó khăn này chính là bảo hiểm dự án và toàn bộ các yếu tố liên quan tới dự án như thiên tai, thời tiết khắc nghiệt, trộm cắp, phá hoại.. 

Bên cạnh đó hãy rõ ràng trong hợp đồng với chủ nhà và triển khai mọi hoạt động theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng tránh việc đổ lỗi và thay đổi trong quá trình nghiệm thu.

Tìm hiểu để ứng dụng: Case Study: Quản lý doanh nghiệp Xây dựng, Thi công công trình

Khi sự cố bất ngờ xảy ra, các bên cần bình tĩnh giải quyết theo phương án dự phòng của dự án
Khi sự cố bất ngờ xảy ra, các bên cần bình tĩnh giải quyết theo phương án dự phòng của dự án

10. Quy định thay đổi theo thời gian

Các quy định của thành phố, chính phủ về các vấn đề xây dựng luôn thay đổi và cập nhật với tình hình thực tế. Làm thế nào để doanh nghiệp xây dựng ở thế chủ động thực hiện kế hoạch theo tiến độ dù chính sách có thay đổi.

Hãy luôn cập nhật bản tin, báo chí, mạng xã hội về các vấn đề thay đổi trong quản trị dự án ngành xây dựng để kịp thời đưa ra các giải pháp, chiến lược phù hợp với các chính sách mới của nhà nước.

Trong bất cứ lĩnh vực nào doanh nghiệp cũng đều gặp những khó khăn nhất định. Doanh nghiệp ngành xây dựng với đặc thù cần nhiều chi phí, nhân sự và thực hiện dự án trong dài hạn nên càng cần chú trọng giải quyết rủi ro.

Tham khảo bộ Giải pháp quản lý toàn diện dành riêng cho Doanh nghiệp Xây dựng, tối ưu hóa quản trị và vận hành.

Bộ giải pháp gồm:

  1. Giải pháp quản lý dự án thi công tại công trình – FastWork For contractors
  2. Giải pháp quản lý và điều hành nhân sự
  3. Giải pháp cho khối văn phòng back-office

Để nhận tư vấn chi tiết và DEMO FREE về bộ giải pháp quản lý thi công, nhân sự, công việc cho Doanh nghiệp, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 098-308-9715 Hoặc ĐỂ LẠI THÔNG TIN tại ĐĂNG KÝ TƯ VẤN.

Đăng ký tư vấn

Leave a Reply