Để có thể nắm giữ 80% thành công của các dự án xây dựng, các đơn vị nhà thầu phải thực hiện tốt các công tác quản lý lao động tại công trường. Cụ thể là quản lý kỹ sư công trường làm việc.
Điều này không hề đơn giản khi đòi hỏi nhà quản lý dự án phải nắm bao quát, sâu sát đến quá trình thi công, quản lý thời gian làm việc của mỗi lao động cũng như kỹ sư công trường trực tiếp tại dự án. Bởi thông qua đó quản lý dự án sẽ có phương án điều phối, đánh giá và triển khai để hoạt động thi công diễn ra trôi chảy, đúng tiến độ và đạt năng suất cao.
Tính chất hoạt động thi công dự án xây dựng
Ngành xây dựng được xem như một ngành triển khai sản xuất độc lập. Nhưng bên cạnh đó, quá trình thi công dự án lại đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố. Trong đó có sự liên quan đến hoạt động của các bộ phận như quản lý dự án chịu trách nhiệm quản lý chung, nhà thầu thi công, kỹ sư tư vấn thiết kế, kỹ thuật viên giám sát, kiến trúc sư, kỹ sư thi công,…
Đối với ngành xây dựng, đội ngũ kỹ sư công trường chính là đội ngũ quan trọng trong bất kỳ một dự án công trình nào. Họ là lực lượng trực tiếp làm việc tại công trường, tòa nhà để dự án đi đúng tiến độ và chất lượng như đã cam kết. Tính chất công việc thi công lại thường xuyên làm thêm ngoài giờ, không cố định, phải di chuyển nhiều, sự điều động giữa các công trình, địa điểm thi công của đội ngũ lao động, kỹ sư công trường cũng khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn và không hiệu quả.
Ngoài ra, hoạt động thi công trong ngành xây dựng mang tính chất di chuyển, các hoạt động diễn ra chủ yếu ngoài trời. Các phương tiện dùng trong thi công như các thiết bị, máy móc lại phải di chuyển từ nơi khác đến công trình. Từ thực tế đó, các công tác quản lý, kiểm soát hoạt động, kế toán tài sản, vật tư, lao động,… gặp rất nhiều khó khăn.
Xem thêm: FastWork Fieldforce – Giải pháp chuyên biệt quản lý công việc ngành xây dựng
4 vấn đề nan giải trong công tác quản lý kỹ sư trực tiếp tại công trường
Đặc trưng của ngàn xây dựng là làm việc tại công trường. Do đó đây là ngành nảy sinh rất nhiều vấn đề khiến doanh nghiệp khó kiểm soát. Một trong số những lý do cơ bản đội ngũ kỹ sư làm việc tại công trường. Sau đây là 4 vấn đề nan giải trong công tác quản lý kỹ sư công trường.
Phương pháp quản lý thời gian làm việc không hiệu quả, thiếu chặt chẽ
Bài toán trong công tác giám sát thời gian làm việc nhóm kỹ sư, lao động tại công trường trước giờ luôn là vấn đề gây đau đầu cho các nhà quản lý dự án. Do trước đây công tác kiểm soát, chấm công, ghi nhận thời gian làm việc được thực hiện hoàn toàn qua việc nhập liệu trên file excel. Phương pháp giám sát truyền thống đã thực sự gây bất cập, tốn không ít thời gian cho các nhà quản lý dự án bởi thông tin dữ liệu được lưu trữ thủ công, không đồng bộ. Dẫn đến công tác giám sát không thực sự hiệu quả, chậm trễ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến điều phối trong công tác thi công.
Ngoài ra, công tác báo cáo thời gian làm việc, tiến độ thi công trực tiếp tại công trường theo phương pháp truyền thống không đảm bảo được tính minh bạch, chính xác. Từ đó khiến việc quản lý dự án không có sự giám sát thực tế đến đội ngũ kỹ sư công trường, ảnh hưởng đến đánh giá khách quan năng lực và trình độ của từng kỹ sư, lao động.
>>> Xem thêm Phần mềm quản lý kỹ sư công trường
Khó khăn trong quản lý số lượng kỹ sư, đội nhóm lao động
Do tính chất công việc ngành xây dựng thường không có thời gian cố định, triển khai hoạt động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, nguyên vật liệu xây dựng, tiến độ hoàn thành của hạng mục trước đó,… Ngoài ra đội nhóm kỹ sư, lao động hay thường xuyên phải làm ngoài giờ và có sự di chuyển liên tục, điều phối giữa các địa điểm công trình khác. Do vậy các nhà quản lý dự án gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý số lượng và thời gian làm việc của đội nhóm kỹ sư, lao động.
Trong một dự án xây dựng bao gồm rất nhiều bộ phận làm việc ở các hạng mục khác nhau, việc nắm rõ số lượng lao động cho từng hạng mục công trình là công tác hết sức quan trọng của nhà quản lý dự án. Số lượng lao động, kỹ sư cho mỗi hạng mục công trình không phải lúc nào cũng ổn định để nhà quản lý có thể chỉ định lao động cố định cho một hạng mục nào đó.
Hạn chế khi sắp xếp, điều phối kỹ sư xây dựng các công trình
Công tác cập nhật và nắm chính xác số lượng công nhân, kỹ sư công trường làm việc trực tiếp tại công trường để phân bổ khối lượng và thời gian làm việc cho phù hợp là hết sức quan trọng. Tránh trường hợp phân bổ công việc không đồng đều, thi công bị chồng chéo ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án. Điều này cũng liên quan chặt chẽ đến sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hạng mục thi công của mỗi bộ phận khác nhau. Để triển khai được công tác này, việc sắp xếp vị trí các kỹ sư, công nhân cho mỗi hạng mục công trình là điều rất cần thiết.
Dựa vào tính chất công việc, kinh nghiệm và khả năng làm việc khác nhau giữa các kỹ sư, các nhà quản lý dự án phải có sự sắp xếp khoa học và hợp lý. Nếu không sẽ dễ dẫn đến tình trạng thi công bị gián đoạn, công việc chồng chéo và chậm tiến độ. Nhà quản lý dự án cần linh hoạt điều chuyển, kết hợp giữa những lao động ít kinh nghiệm với những kỹ sư công trường làm việc tốt hơn để trong quá trình thi công có thể nắm bắt và học hỏi. Bên cạnh đó, việc sắp xếp những kỹ sư có năng lực khác nhau, thế mạnh khác nhau chính là cách để trau dồi thêm nhiều kỹ năng làm việc, kinh nghiệm triển khai thi công. Những kỹ năng này là không thể thiếu ở người quản lý dự án để giúp cho dự án được triển khai một cách hiệu quả, đúng tiến độ và đạt chất lượng.
>>> Tham khảo Cơ hội và thách thức tự động hóa ngành xây dựng
Thiếu thông tin đánh giá hiệu quả công việc của kỹ sư xây dựng
Ngoài nắm bắt chính xác số lượng lao động, kỹ sư công trình tại dự án, quan trọng hơn nữa là nhà quản lý phải phải giám sát được chất lượng thi công của mỗi bộ phận nhất định. Hiện nay có rất nhiều nhà thầu và quản lý dự án thực hiện việc kiểm soát thời gian và chất lượng công việc của mỗi kỹ sư công trường thông qua việc áp dụng các chỉ tiêu định mức theo thời gian và tiến độ hạng mục. Việc làm này nhằm mục đích tránh lãng phí thời gian, lãng phí nhân lực và tiết kiệm ngân sách cho nhà thầu.
Nhà quản lý phải là người kiểm soát được tình trạng làm việc của kỹ sư, công nhân bao gồm cả thời gian và năng suất thi công. Điều này giúp có thể định hình được chiều hướng công việc của từng hạng mục và toàn bộ tiến trình thi công dự án để từ đó có sự điều chỉnh và biện pháp khắc phục kịp thời. Tình trạng các nhà quản lý dự án không giám sát, quản lý chặt chẽ về mặt thời gian làm việc của kỹ sư công trường sẽ dẫn đến việc không nắm bắt được tình hình thi công thực tế, không biết công trình hay dự án đang đi đến tiến độ nào, giai đoạn nào,… sẽ khiến không thể hoạch định thời gian hoàn thành hạng mục đó, gây trì trệ triển khai thi công cho các hạng mục tiếp theo.
>>> Tham khảo 9 phần mềm quản lý dự án xây dựng, nhà quản lý dự án nên cân nhắc
Nhìn chung, những bất cập từ việc thiếu sự giám sát, quản lý thời gian thi công của đội ngũ kỹ sư, lao động tại công trường sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công của mỗi dự án. Từ đó uy tín và khả năng thắng thầu của nhà thầu cũng sẽ bị giảm sút, chất lượng mỗi dự án, công trình đi xuống, gây lãng phí không ít thời gian và ngân sách.
Để mang lại hiệu quả cho nhà thầu và chủ đầu tư dự án, nhà quản lý cần sát sao trong quản lý thời gian mỗi kỹ sư, lao động tại công trường để quá trình thi công diễn ra hiệu quả và liền mạch.
Trên đây là những thông tin về quản lý kỹ sư công trường. Để hoạt động quản lý của doanh nghiệp Xây dựng tối ưu nhất, bạn có thể tham khảo thêm ứng dụng Quản lý thi công Xây dựng đầu tiên tại Việt Nam qua video dưới đây.
>>> Xem thêm Uy tín về tiến độ: Chìa khóa thắng thầu của công ty xây dựng