Zalo Youtube Phone

10 cách quản lý nhân viên nhà Quản trị thông thái không nên bỏ qua

By 20 Tháng Tư, 2021Tháng Một 27th, 2022Kiến thức, Nhân sự

Muốn doanh nghiệp vận hành và phát triển tốt, nhà quản trị cần biết cách quản lý nhân viên. Thông qua cách quản lý nhân sự khéo léo, doanh nghiệp có thể tạo ra môi trường làm việc đạt hiệu suất và chất lượng tốt. 

Nhân viên chính là nền tảng sức mạnh, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. 10 cách quản lý nhân viên hiệu quả sau đây sẽ giúp nhà quản trị xây dựng được bộ máy nhân sự chất lượng, vững mạnh. 

1. Tuyển dụng đúng người

Ngay từ ban đầu, doanh nghiệp cần chú trọng vào việc tuyển dụng nhằm thu hút các nhân tài và lựa chọn nhân viên phù hợp với các tiêu chí. Ngoài năng lực và các yếu tố phù hợp với bản mô tả công việc, doanh nghiệp có thể cân nhắc một số phẩm chất khác như: 

  • Trung thực: Là người sẽ luôn thành thật, giữ lời hứa và có trách nhiệm
  • Khiêm tốn: Người biết điểm mạnh và điểm yếu của mình, không tự cao hay tự ti 
  • Nhiệt tình: Người ham học hỏi và người có tư duy sáng tạo
  • Tiết chế cảm xúc: Người có thể kiềm chế cảm xúc hoặc đồng cảm với mọi người
  • Có động lực và quyết tâm: Sẵn sàng hoàn thành các nhiệm vụ công việc
  • Team Player: Tương tác và có khả năng làm việc nhóm tốt 
  • Đáng tin cậy: Người mà doanh nghiệp có thể tin tưởng giao phó nhiệm vụ
  • Tiếp thu: Người biết lắng nghe nhận xét từ người khác

Các doanh nghiệp hiện nay đôi khi chỉ tập trung vào việc tuyển dụng người có trình độ, mà bỏ qua mất kỹ năng hay phẩm chất của ứng viên. Việc dành nhiều thời gian và đầu tư vào chiến lược tuyển dụng chính là một cách quản lý nhân viên hiệu quả cho doanh nghiệp.

Tuyển dụng nhân sự phù hợp giúp doanh nghiệp quản lý nhân viên tốt hơn
Tuyển dụng nhân sự phù hợp giúp doanh nghiệp quản lý nhân viên tốt hơn

2. Đo lường và giám sát hiệu suất làm việc của nhân viên

Quản lý và đánh giá KPI nhân viên được xem là một trong những cách quản lý nhân viên hiệu quả dành cho nhà quản trị. Đo lường và giám sát hiệu suất làm việc của nhân sự là điều không hề dễ dàng, bởi không ai muốn bị giám sát và kiểm tra liên tục. Là một nhà quản lý thông minh bạn nên tránh: 

  • Quản lý vi mô: Liên tục hỏi nhân viên cách thức và tiến độ thực hiện công việc. Điều này khiến nhân viên cảm thấy áp lực, căng thẳng mà còn sinh ra tâm lý khó chịu
  • Phản hồi tích cực/tiêu cực liên tục: Việc đưa ra quá nhiều phản hồi tích cực hay lời khen có thể khiến nhân viên tự tin thái quá và trở nên chểnh mảng. Phản hồi tiêu cực liên tục cũng có thể khiến nhân viên tự ti và mất tinh thần làm việc 
  • Thiếu quyền riêng tư: Kiểm soát mọi công việc của nhân viên có thể khiến họ cảm thấy sợ hãi, bực bội, không được tôn trọng 

Khi đo lường hiệu suất của nhân viên, doanh nghiệp cần đặt mục tiêu hàng tháng hoặc hàng quý cụ thể. Ngoài ra cần phân chia công việc cụ thể, giao nhiệm vụ rõ ràng cho nhân viên. 

3. Thúc đẩy giao tiếp cởi mở

Tương tác với nhân viên cũng chính là một cách quản lý nhân viên hiệu quả cho doanh nghiệp. Thúc đẩy giao tiếp cởi mở giữa cấp trên với cấp dưới hay giữa các nhân viên, phòng ban với nhau, giúp tạo dựng môi trường làm việc thân thiện và hòa đồng. Nhà quản lý cần tạo dựng môi trường làm việc lý tưởng, nơi mà nhân viên được trình bày quan điểm, lắng nghe và đồng cảm. 

Tăng tính tương tác và giao tiếp cởi mở giúp bạn quản lý nhân viên tốt hơn
Tăng tính tương tác và giao tiếp cởi mở giúp bạn quản lý nhân viên tốt hơn

4. Khuyến khích nhân viên nói lên quan điểm và ý tưởng của mình

Một trong những cách quản lý nhân viên chính là khuyến khích họ thể hiện quan điểm và ý kiến của mình. Điều này cho thấy nhân viên được tôn trọng, được tương tác với mọi người và thể hiện bản thân. Nhà quản lý không nên gạt bỏ ý kiến của nhân viên ngay cả khi ý tưởng đó không hề khả thi. Việc mà bạn cần làm chính là giải thích cho nhân viên hiểu và khuyến khích họ đóng góp các ý tưởng tốt hơn. 

5. Có mục tiêu rõ ràng

Một trong những cách quản lý nhân viên kinh doanh chính là làm cho họ hiểu một cách sâu sắc về mục tiêu của doanh nghiệp. Nhà quản trị cần xác định và thiết lập mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn và có thể đặt được. Sau đó, đưa ra mục tiêu này với nhân sự của mình, cho họ thời hạn và cách thức để đặt được mục tiêu này. 

Khi giao tiếp và đặt mục tiêu cá nhân/nhóm, người quản lý cần cung cấp các nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ: Mô tả công việc, sản lượng, doanh thu cần đặt được. Nhà điều hành cần giữ mục tiêu SMART:

  • S – Specific: Cụ thể
  • M – Measurable: Có thể đo lường
  • A – Attainable: Có thể đạt được 
  • R – Relevant: Có liên quan
  • T – Time-based: Dựa trên thời gian 

Nhà quản lý không đưa ra định hướng và mục tiêu rõ ràng có thể khiến nhân viên cảm thấy bối rối, mất phương hướng và tinh thần làm việc. Đặt mục tiêu cũng giúp ban lãnh đạo giám sát sự tiến bộ của các cá nhân. Bạn cần ghi nhớ rằng nhân viên sẽ không đáp lại những kỳ vọng nếu họ không biết bạn mong đợi gì ở họ. 

6. Ghi nhận và khen thưởng nhân viên chăm chỉ

Ghi nhận và khen thưởng những nhân viên làm việc chăm chỉ, hoàn thành công việc là cách quản lý nhân sự thông thái cho nhà điều hành. Mọi nhân viên đều thích được khen thưởng, nhất là khi họ đã nỗ lực hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Nếu bạn thấy nhân sự của mình đã làm việc chăm chỉ, có cố gắng bạn cần khen thưởng bằng các phần thưởng hoặc dành một lời động viên. Việc khen thưởng nên được tiến hành công khai, đảm bảo tính công bằng.

7. Dành thời gian tận hưởng cho nhân viên

Một nhà quản lý thông thái cần để nhân viên của mình tận hưởng công việc của mình, chơi hết sức và làm việc hết mình. Nhân viên dành phần lớn thời gian trong ngày để hoàn thành công việc. Muốn tạo động lực cho nhân viên, nhà quản trị cần biến văn phòng làm việc thành một nơi thú vị hơn. Nơi mà nhân viên của bạn có thể thoải mái sáng tạo, tư duy, tâm lý thoải mái và hoàn thành công việc với chất lượng tốt nhất. 

Cách quản lý nhân sự hiệu quả cho nhà quản trị8. Lấy các ví dụ điển hình
Cách quản lý nhân sự hiệu quả cho nhà quản trị

8. Lấy các ví dụ điển hình

Cách quản lý nhân viên hiệu quả chính là biến bản thân mình trở thành ví dụ, là tấm gương tốt cho nhân viên. Nhân sự cấp dưới thường nhìn và học theo các hành vi của cấp trên. Ví dụ: Nếu bạn đến muộn, chậm deadline, nhân viên sẽ nghĩ rằng họ cũng có thể đến muộn và chậm trễ tiến độ công việc. Muốn nhân viên hành xử theo mình mong đợi, bản thân người quản lý phải tự mình phấn đấu, trở thành phiên bản lý tưởng. 

9. Tạo dựng niềm tin với nhân viên của mình

Một trong những nguyên tắc trong quản lý nhân sự chính là niềm tin. Niềm tin chính là nền tảng để xây dựng một mối quan hệ bền chặt. Một nhà quản lý thẳng thắn, trung thực và minh bạch sẽ được nhân viên tôn trọng, tin tưởng và muốn gắn bó lâu dài. Việc nói dối bất cứ vấn đề gì liên quan đến doanh nghiệp hoặc các vấn đề khác có thể khiến nhân viên không tin tưởng và tôn trọng bạn nữa.

10. Không áp dụng cách quản lý nhân viên chung

Trong một tập thể sẽ có những nhân sự với tích cách, sở thích khác nhau, chính vì vậy nhà quản trị không nên áp dụng một khuôn khổ quản lý chung cho tất cả mọi người. 

Ví dụ: Một nhân viên A có thể hoàn thành tốt công việc trong môi trường áp lực lớn và thời gian gấp rút; ngược lại nhân viên B thì không. 

Nhà quản lý phải thấu hiểu từng nhân viên của mình, từ đó đưa ra biện pháp tiếp cận và điều chỉnh phù hợp. 

FastWork vừa cung cấp 10 cách quản lý nhân viên hiệu quả dành cho các nhà quản trị thông thái. Quản lý nhân sự không phải là vấn đề dễ dàng, tuy nhiên nếu áp dụng đúng cách, hiệu quả mà nó mang đến cho doanh nghiệp là vô cùng lớn. Ngoài ra các doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng các phần mềm quản lý nhân sự tự động nhằm tăng hiệu quả và hạn chế các rủi ro. 

Doanh nghiệp tham khảo thêm các nội dung về Quản trị nhân sự, quản lý nhân viên:
Mô hình HRM 4.0: Xu hướng Quản trị nhân sự trong kỷ nguyên số
Đưa công nghệ vào Quản trị nhân sự – Tiết kiệm 80% chi phí
Tips lựa chọn phần mềm Quản trị nhân sự phù hợp với doanh nghiệp
Giải quyết bài toán Quản trị nhân sự trong mùa dịch Covid
Điểm tên TOP 5 nhà Quản trị nhân sự đại tài ngành công nghệ
Làm sao quản trị nhân sự chuỗi bản lẻ hiệu quả khi quy mô mở rộng?

Leave a Reply