Các nhà lãnh đạo cần vượt ra ngoài việc cắt giảm chi phí để đón nhận một sự chuyển đổi toàn diện về mô hình bán lẻ trong tương lai.
Rất lâu trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng COVID-19, ngành bán lẻ đã phải đối mặt với những biến động nghiêm trọng. Khả năng sinh lời giảm, nhu cầu của người tiêu dùng gia tăng kèm theo sự nổi lên như vũ bão của các sàn thương mại điện tử đang đe dọa & chiếm lĩnh thị phần các phương thức hoạt động lâu đời. Các nhà bán lẻ truyền thống giờ đây không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chuyển đổi mô hình hoạt động.
Để mở rộng phạm vi của việc cắt giảm chi phí, các nhà bán lẻ có thể tập trung vào ba “ý tưởng lớn”: phát triển kỹ năng nhân sự, áp dụng mô hình hoạt động đa kênh & tự động hóa. Những động thái này về cơ bản giúp các nhà bán lẻ điều chỉnh mô hình hoạt động phù hợp với những thách thức phía trước.
Những thách thức ngày càng lớn
Dưới tác động của đại dịch Covid-19, các nhà bán lẻ phải trải qua sự sụt giảm mạnh mẽ về lưu lượng truy cập vào các cửa hàng thực – khoảng 5% mỗi năm từ 2015 đến 2018. Kết quả là hàng loạt các cửa hàng đóng cửa, tăng 59% vào năm 2019 (so với 2018). Nửa đầu 2020, 49 công ty với mức doanh thu hơn 50 triệu euro hàng năm đã phá sản, con số tại riêng tại Hoa Kỳ là 30.
Xu hướng mua sắm của người tiêu dùng cũng thay đổi, 82% thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh khi đưa ra quyết định mua hàng. Kỳ vọng về sản phẩm & nhà bán lẻ của thế hệ Z và thế hệ trẻ khác biệt rõ rệt so với trước đây: họ tương tác nhiều hơn, ít trung thành hơn & bị tác động bởi nhiều luồng thông tin hơn.
Do đó, thương mại điện tử trở thành một kênh bán hàng thiết yếu thu hút sự tham gia của đông đảo người tiêu dùng. Các nhà bán lẻ quần áo, thời trang & thương hiệu xa xỉ chứng kiến mức độ truy cập trực tuyến tăng lên 26% vào năm 2020.
Tuy nhiên, những áp lực về chi phí vận hành khiến các nhà bán lẻ “ngó lơ” sự thay đổi mạnh mẽ về mô hình hoạt động mà nỗ lực cắt giảm chi phí từ 2-3%/ năm. Bao gồm việc giảm số lượng nhân viên bán hàng tại cửa hàng & đội ngũ tiếp thị, cũng như hạn chế chi tiêu cho CNTT. Việc cắt giảm chi phí liên tục đẩy các nhà bán lẻ “thụt lùi” so với các ngành công nghiệp khác.
Cụ thể, vào năm 2016, trung bình các nhà bán lẻ chi 2% doanh thu của họ cho CNTT – so với 5% ở ngành kinh doanh Dịch vụ & 7% ở lĩnh vực Ngân hàng.
Ngay cả khi đại dịch Covid đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động, một số nhà bán lẻ vẫn bị gò bó với các phương thức hoạt động truyền thống, không chịu đầu tư đổi mới để gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tải Ebook miễn phí: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho xu hướng ngành bán lẻ
Ba “trụ cột” cơ bản của chuyển đổi mô hình hoạt động
Để dần thay đổi phương thức làm việc, các nhà bán lẻ cần triển khai áp dụng mô hình hoạt động đa kênh, đồng thời tận dụng triệt để sức mạnh của tự động hóa. Tập trung vào 3 yếu tố:
1. Phát triển kỹ năng nhân sự – Thuê đúng người, đào tạo đúng cách
Trong một cuộc khảo sát gần đây, 80% giám đốc điều hành hàng đầu khẳng định rằng nhân tài mới là chìa khóa cho sự phát triển của doanh nghiệp. 87% người được hỏi nhận thấy rõ sự thiếu hụt về kỹ năng đội ngũ, chỉ ⅓ trong đó cho rằng kế hoạch đào tạo & tuyển dụng của họ đã đủ mạnh. Một nửa thậm chí còn thừa nhận họ không có bất kỳ kế hoạch nào cho sự phát triển kỹ năng nhân sự.
Để đảm bảo có đủ sức mạnh để thực hiện chiến lược kinh doanh, tuyển dụng & đào tạo là những yếu tố hàng đầu nhà lãnh đạo cần đặc biệt chú trọng.
- Lên kế hoạch chi tiết
Các nhà bán lẻ cần xác định rõ năng lực hiện tại & trong 10 năm tới để hiểu được rõ những khoảng trống cần bổ sung, những thiếu sót cần cải thiện. Sau đó, tính toán số lượng nhân sự & phòng ban cần thiết, khu vực địa lý nào sẽ tạo ra giá trị đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.
- Đào tạo lại lực lượng lao động
Mặc dù các chương trình đào tạo lại yêu cầu nguồn lực đáng kể, nhưng chúng thường có ROI cao hơn từ 1,5 đến 3,0 lần so với tuyển dụng. Một khi các nhà bán lẻ đã xác định được những lỗ hổng về năng lực, họ nên phát triển lộ trình học tập và đưa ra các kế hoạch đào tạo quy mô lớn.
Ví dụ, một tập đoàn bán lẻ lớn đã tuyển dụng lại 40.000 nhân viên trong lĩnh vực kỹ thuật số và phân tích bằng cách hợp tác với một số nhà cung cấp nhằm tạo ra một trường học tại chỗ & liên tục. Tất cả nhân viên được yêu cầu trải qua một lộ trình học phù hợp dựa trên vai trò & năng lực.
Amazon, một phần trong sáng kiến “Nâng cao kỹ năng năm 2025”, sẽ đầu tư 700 triệu đô la đào tạo nâng cao kỹ năng 100.000 nhân viên cho kế hoạch phát triển sáu năm tới.
Walmart cũng đầu tư 4 tỷ đô la vào chương trình đào tạo lại nhân lực trong 4 năm, bắt đầu với Pathways – một chương trình học cung cấp chứng chỉ về các kỹ năng bán lẻ cơ bản. Các nhân viên ưu tú có thể tham gia Học viện Walmart để lấy bằng đại học chuyên ngành Quản lý bán lẻ.
- Tuyển dụng nhân tài mới
Bên cạnh nỗ lực đào tạo của đội ngũ điều hành, một số vị trí không thể được lấp đầy bởi nhân viên nội bộ, đặc biệt là đối với các nhà bán lẻ đang bị tụt hậu về khả năng phân tích thị trường và kỹ thuật số. 50% giám đốc điều hành hàng đầu đồng ý họ cần cải thiện chất lượng nhân sự CNTT. Trong những trường hợp như vậy, tuyển dụng nhân tài mới là chiến lược hợp lý.
Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh để thu hút những cá nhân tốt nhất & phù hợp nhất không phải là một bài toán đơn giản. Thu hút thôi chưa đủ, duy trì mới là chìa khóa. Các nhà bán lẻ có thể cần phải suy nghĩ về việc vạch ra đường lối phát triển rõ ràng cho nhân sự & nâng cấp các mức thưởng hấp dẫn hơn.
Ví dụ, năm 2020, Ocado đã huy động 1 tỷ bảng Anh để phát triển các dự án công nghệ và lấp đầy 500 công việc đòi hỏi kỹ năng cao sẽ hỗ trợ các dịch vụ đa kênh của mình.
2. Áp dụng mô hình hoạt động đa kênh
Chuyên gia chỉ ra rằng những nhà bán lẻ truyền thống có xu hướng thay đổi cơ cấu tổ chức ít thường xuyên hơn, trong khi các công ty khởi nghiệp đang phát triển nhanh liên tục đổi mới để hòa nhập với xu hướng, thị trường.
- Trở thành tổ chức ưu tiên đa kênh
Việc có một vị trí C-suite tập trung vào kỹ thuật số hoặc thương mại điện tử có thể giúp cân bằng lại các khoản đầu tư đối với kênh bán hàng trực tuyến (đặc biệt là sự phù hợp giữa chi tiêu cho việc tân trang cửa hàng, chi tiêu cho trực tuyến và CNTT hỗ trợ phát triển đa kênh).
Sau khi tích hợp hoạt động trực tuyến & ngoại tuyến, nhà bán lẻ đa kênh cần hợp nhất người đứng đầu mảng bán lẻ và thương mại điện tử vào một vị trí phụ trách đa kênh.
Một xu hướng khác là kết hợp các nhóm mua hàng lẫn nhau (đặc biệt là đối với những đại lý bán buôn & nhà bán lẻ cho từng danh mục sản phẩm hoặc đơn vị kinh doanh). Cách tiếp cận này làm giảm số lượng điểm tiếp xúc với các nhà cung cấp.
- Phân bổ lại nguồn lực
Nhà quản lý cần đặt ra những câu hỏi: Hoạt động kinh doanh có đang đạt mức độ như ba năm trước không? Có các công cụ và dữ liệu mới hỗ trợ quá trình ra quyết định không? Tất cả các báo cáo có được sử dụng không? Tất cả các cuộc họp và thói quen làm việc cũ có quan trọng đối với doanh nghiệp không?
Các câu trả lời có thể giúp tối ưu hóa chi phí vận hành, hỗ trợ đề xuất các cách làm việc & thói quen mới mà không cản trở khả năng hoạt động của tổ chức.
Khảo sát cho thấy bạn có thể tiết kiệm được 5-10% chi phí bằng cách đánh giá lại những hoạt động quan trọng đối với doanh nghiệp. Một số nhà bán lẻ chú trọng minh bạch hóa vai trò của một số cá nhân như người mua, người giám sát & kế toán. Tổ chức các cuộc họp nội bộ nhằm đánh giá & cắt giảm các hoạt động dư thừa. Động thái này giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, tạo ra những thay đổi cần thiết để doanh nghiệp duy trì vận hành trước những giá trị đang bị đe dọa.
- Tổ chức các nhóm hoạt động chéo
Một số nhà bán lẻ tổ chức các nhóm hoạt động xung quanh các đơn vị kinh doanh với sứ mệnh rõ ràng là cung cấp giá trị đa chức năng theo kênh (ví dụ: tại một số nhà bán lẻ, các nhóm nhất định phụ trách doanh thu và hoạt động cho một nhóm cửa hàng), theo hành trình (kết hợp các nhóm từ các phòng ban khác nhau trong hành trình, chẳng hạn như các cá nhân có giá trị ròng cao), hoặc theo danh mục (ví dụ: toàn quyền sở hữu một danh mục cụ thể, từ tìm nguồn cung ứng đến phân loại, tiếp thị & truyền thông).
Xem thêm: Ứng dụng quản lý bán hàng chuyên sâu cho doanh nghiệp B2B
3. Tự động hóa
Tự động hóa được kỳ vọng tạo ra sự thay đổi chính trong quá trình chuyển đổi mô hình của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của McKinsey cho thấy, 52% các hoạt động bán lẻ có thể được tự động hóa, ít nhất là một phần. Mặc dù gần năm triệu việc làm có thể bị cắt giảm, nhưng tự động hóa có thể tạo ra những công việc mới đòi hỏi kỹ năng mới, gia tăng độ tin cậy giữa các quy trình. Các nhà bán lẻ có thể tái đầu tư số tiền tiết kiệm được từ tự động hóa vào lực lượng lao động của họ thông qua các chương trình phát triển năng lực.
- Đơn giản hóa các quy trình
Tự động hóa bắt đầu từ việc đơn giản hóa các quy trình tập trung vào những gì thực sự hữu ích đối với khách hàng cuối. Các nỗ lực thiết kế lại quy trình có thể giúp cắt giảm số lượng các bước từ 20 – 30%, tăng tốc độ hoạt động và đưa ra quyết định.
Các nhóm thường bắt đầu bằng cách xác định 10 – 15 quy trình vĩ mô cốt lõi liên quan đến các nhóm, hệ thống, nhiệm vụ và khả năng khác nhau. Sau bốn đến sáu tuần lặp lại, người dùng chính đề xuất các điều chỉnh cơ bản giúp hợp lý hóa quy trình và đặt nền tảng cho tự động hóa.
- Triển khai tự động hóa
Một khi các quy trình được đơn giản hóa, nhà bán lẻ có thể dần dần tự động hóa chúng, bao gồm tự động hóa quy trình bằng robot (RPA). Giải pháp này có thể được áp dụng không chỉ cho các quy trình tại văn phòng mà còn cho các quy trình như mua hàng, khuyến mãi phần lớn đang được thực hiển thủ công.
Tự động hóa quy trình cho thấy khả năng giảm tải 50-70% thời gian thực hiện các công việc phụ trong khi kết quả vẫn đạt 100%. Các nhà bán lẻ có thể sẵn sàng triển khai tự động hóa khi phần lớn hoạt động trong doanh nghiệp thực hiện theo quy trình, nhiều tác vụ thủ công, phức tạp & tốn kém nếu thay đổi.
- Đưa AI và tự động hóa vào các quy trình gia tăng giá trị cốt lõi
Các nhà bán lẻ có thể đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách khai thác AI, kết hợp chúng với tự động hóa cải thiện hiệu suất của các quy trình. AI được áp dụng trong các hoạt động như phân loại, quảng cáo & định giá – nơi quản lý hệ thống danh mục hàng hóa dựa trên việc phân tích dữ liệu lớn (Big Data). Dựa vào AI, người quản lý danh mục hiểu được cách các thuật toán đang hoạt động để đề xuất những thay đổi phù hợp.
Trong mười năm qua, các nhà bán lẻ luôn nỗ lực đối mặt với thách thức ngày càng lớn của thị trường bằng cách cắt giảm chi phí. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng việc chuyển đổi mô hình hoạt động mới là yếu tố giúp doanh nghiệp thích ứng & gia tăng lợi thế cạnh tranh. Trong đó nền tảng tạo ra sự thay đổi nằm ở chiến lược đào tạo lại và thu hút nhân tài, triển khai đầy đủ – đa kênh, đơn giản hóa các quy trình và tự động hóa.
Sự tăng trưởng của các doanh nghiệp bán lẻ kéo theo sự mở rộng về quy mô nhân sự, tạo ra các mối lo về chi phí quản lý & vận hành. Đó là lý do, cùng với tự động hóa quy trình, nhiều nhà bán lẻ bắt đầu tiếp cận & triển khai các giải pháp số hóa hoạt động quản lý nhân sự nhằm giảm thiểu tối đa chi phí cho những công cụ thủ công.
Ví dụ, Công ty TNHH Lương Nguyên với Chuỗi 7 cửa hàng chính, hệ thống siêu thị & điểm bán ngoài siêu thị Genki Japan House đầu tư áp dụng phần mềm chấm công di động FastWork quản lý đội ngũ 200 nhân sự full-time & part-time. Theo dõi chặt chẽ tình hình làm việc của đội ngũ linh hoạt tại nhiều địa điểm. Tự động hóa bảng công, bảng lương. Rõ ràng kể từ khi triển khai FastWork, các vị trí giám sát, tổng hợp công, lương đã không còn cần thiết, nhân sự có nhiều thời gian cho các công việc quan trọng.
Xem thêm: Genki House Japan số hóa chấm công nhân sự tại các cửa hàng, siêu thị và điểm bán
Tương tự với chuỗi 50 chi nhánh – 300 nhân sự Công ty TNHH Hoàng Thảo Mộc. Nhằm nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ bán hàng thay vì quản lý thủ công cảm tính, ban lãnh đạo công ty quyết định triển khai số hóa hoạt động chấm công – đề xuất – thu chi trực tuyến, xử lý dữ liệu minh bạch, tập trung & tức thời trên một nền tảng thống nhất thay vì nhiều công cụ lẻ tẻ. Bộ giải pháp quản lý nhân sự FastWork cũng được Hoàng Thảo Mộc tin tưởng sử dụng.
Xem thêm: Hoàng Thảo Mộc ứng dụng FastWork nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ bán hàng
|
Để nhận demo miễn phí Bộ giải pháp quản trị nhân sự FastWork HRM+, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin vào Form đăng ký dưới đây!